Cạnh tranh với quốc tế

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Viễn thông Quân đội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 74 - 78)

a/ Cạnh tranh quốc tế khi VIETTEL là doanh nghiệp Viễn thông đầu tiên đầu tư ra nước ngoài

Khi viễn thông đã thực sự vào WTO, sức ép về cạnh tranh sẽ lớn hơn rất nhiều vì các DN Việt Nam phải cạnh tranh với những Tập đoàn viễn thông nước ngoài rất lớn, có năng lực tài chính mạnh và nhiều kinh nghiệm kinh doanh quốc tế. Thị trường viễn thông thay đổi nhanh chóng, sẽ có nhiều rủi ro nếu DN viễn thông chỉ tập trung kinh doanh một lĩnh vực. Chính vì vậy, Viettel đã xác định: phải phát triển mạnh mạng lưới, áp dụng những công nghệ tiên tiến, thu hút lượng khách hàng lớn để khi các công ty nước ngoài thâm nhập vào thị trường, họ sẽ không còn nhiều cơ hội nữa vì thị phần chủ yếu đã bị Viettel nắm giữ.

Đặc biệt, Viettel đã chủ trương chủ động hội nhập với các đối tác nước ngoài, tăng cường hợp tác để hiểu hơn về các đối thủ cạnh tranh trong tương lai. Đây cũng là cách học hỏi kinh nghiệm từ việc hợp tác với các đối tác nước ngoài. Thời gian qua, Viettel đã mở cửa ngõ quốc tế tại Hồng Công; tham gia vào tuyến cáp quang biển nối liền giữa Châu Á – Châu Mỹ mang tên AAG. Ngoài ra Viettel còn có mối quan hệ đối tác tương đối thân thiện với các công ty viễn thông lớn trên thế giới. Để có kinh nghiệm cọ sát với các đối thủ lớn trong những thị trường cạnh tranh mạnh, Viettel đã chủ động đầu tư ra nước ngoài, mà điển hình là Campuchia , đất nước đã gia nhập WTO từ năm

2004. Đây là một thị trường thị trường viễn thông cạnh tranh tương đối mạnh (với gần 10 giấy phép VoIP, 5 giấy phép di động). Đây chính là một bước đột phá quan trọng của Viettel, đạt được hai mục tiêu: vừa mở ra một thị trường mới nhiều tiềm năng, vừa có cơ hội cọ xát, đúc rút kinh nghiệm cạnh tranh quốc tế. 3/2006, Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Viettel đã được cung cấp đầy đủ các giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Campuchia bao gồm: dịch vụ VoIP trong nước, quốc tế; di động sử dụng công nghệ GSM và dịch vụ Internet; hoàn tất quá trình đàm phán góp vốn với tư cách cổ đông sáng lập hai công ty cổ phần tại Campuchia. Dịch vụ đầu tiên mà Viettel lựa chọn khi đầu tư vào Campuchia là dịch vụ thoại quốc tế VoIP, bởi đây là dịch vụ ít phải đầu tư cơ sở hạ tầng và khả năng thu hồi cao. Sau đó, Viettel tiếp tục đầu tư thêm 2 dịch vụ nữa là điện thoại di động và Internet (Viettel cung cấp dịch vụ di động trong thời hạn 30 năm và cung cấp dịch vụ kết nối Internet – IXP, dịch vụ truy nhập Internet – ISP trong thời hạn 30 năm).

Tuy nhiên, Viettel gặp không ít khó khăn như thời gian cấp phép khá lâu, thị trường chuyển động từ độc quyền sang cạnh tranh chỉ sau nửa năm (do 9 DN viễn thông khác được cấp phép ngay sau đó), cơ chế kết nối không rõ ràng, đối thủ cạnh tranh sử dụng ưu thế thị trường để gây bất lợi, các DN viễn thông đang hoạt động tại Campuchia chủ yếu là liên doanh với nước ngoài như Thuỵ Điển, Thái Lan, Na Uy, nên có nhiều kinh nghiệm cũng như tiềm lực để cạnh tranh.

Đối mặt với những khó khăn trên, Viettel tập trung đầu tư vào hạ tầng, xây dựng một đường truyền riêng về Việt Nam. Hướng đi đúng này đã tạo nên sự khác biệt, bởi các DN viễn thông khác ở Campuchia không có đường truyền riêng như vậy.

Cùng với một số ngân hàng và tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam và Campuchia, Viettel sẽ tham gia góp 1,2 triệu USD (tương đương 8% vốn điều lệ) của Ngân hàng Cổ phần Việt Nam–Campuchia. Đây là thương mại cổ phần được thành lập với mục tiêu đầu tiên là cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các tập đoàn kinh tế của Việt Nam đang đầu tư kinh doanh tại đất nước chùa tháp - hiện đã lên tới hơn 40 tập đoàn.

Còn đối với dự án thành lập Công ty cổ phần EVN - Campuchia có lĩnh vực hoạt động chủ yếu là đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ điện trên lưu vực sông Mê-kông, Viettel tham gia góp 120 tỷ VNĐ (tương đương 5% vốn điều lệ). Đặc biệt, cán bộ nhân viên của Tổng công ty sẽ tham gia góp 48 tỷ VNĐ (tương đương 2% vốn điều lệ).

Tháng 5/2006, Viettel đầu tư 100% vốn thành lập Viettel Cambodia (VTC). Đây là dự án đầu tư ra nước ngoài đầu tiên của Viettel. Ngoài hai thoả thuận góp vốn kể trên, theo tài liệu của Ban Dự án Đầu tư nước ngoài Tổng công ty Viễn thông Quân đội, Viettel cũng đang hoàn tất những bước đàm phán cuối cùng trong dự án thành lập liên doanh cung cấp dịch vụ viễn thông tại Lào với Laos Asia Telecom. Trong liên doanh này, Viettel góp 49% vốn điều lệ. 20% là thị phần điện thoại quốc tế của Viettel tại Campuchia. Đây là kết quả mà Viettel đạt được chỉ sau chưa đầy 6 tháng triển khai kinh doanh tại thị trường này.

Khi Viettel đầu tư ra nước ngoài, các đối thủ cạnh tranh nước ngoài sẽ không chỉ theo đuổi thị trường cao cấp, họ sẽ quan tâm đến cả thị trường trung và thấp cấp. Viettel cạnh tranh bằng phát triển chất lượng, khả năng cải tiến, sự khác biệt, nhãn hiệu và dịch vụ với việc phát sóng được ở Campuchia, kinh doanh được ở Lào, tiếp cận được Myanmar, có văn phòng tại Hồng Kông, Mỹ. Trong năm 2008, Viettel sẽ phát triển mạng lưới tại Lào và Campuchia với tổng cộng 1.570 trạm BTS, 1.500 km cáp quang kéo mới. Đồng thời xúc tiến những bước đi quan trọng để lập văn phòng đại diện tại Hồng Kông, Mỹ và một số nước khác trong khu vực, nhằm sẵn sàng với những thời cơ đầu tư mới.

Thời gian tới, Viettel tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cho lĩnh vực di động và Internet ở thị trường Campuchia, đồng thời hoàn thành thủ tục đầu tư vào lĩnh vực di động ở Lào (dự kiến mức đầu tư sang Lào khoảng 15 triệu USD). Những thành công bước đầu của Viettel trong việc mở rộng đầu tư ra thị trường nước ngoài đã khẳng định sức sống của một DN Quân đội hàng đầu cũng như khả năng hội nhập kinh tế quốc tế của các DN Quân đội nói chung.

b/ Cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài tiềm năng tham gia khai thác thị trường Viễn thông nội địa

Khi các DN nước ngoài vào Việt Nam, một mặt họ cạnh tranh giành thị phần, tạo nên áp lực, thách thức đối với DN trong nước. Mặt khác, họ cũng buộc DN Việt Nam phải “tỉnh giấc”, thay đổi nhanh hơn, nỗ lực lớn hơn.

Đối với ngành viễn thông Việt Nam, đối tác nước ngoài tham gia vào thị trường rất sớm (từ năm 1985, VNPT đã hợp tác với Telstra). Đối tác nước ngoài vào Việt Nam hợp tác với DN viễn thông khác trong nước sẽ làm cho đối thủ cạnh tranh mạnh lên, người nước ngoài đi trước Việt Nam vì vậy họ biết thị trường sẽ đi như thế nào, họ biết thị trường sẽ đi như thế nào, họ mang sức mạnh của họ cộng với sức mạnh của các công ty trong nước, vì vậy các đối thủ của Viettel sẽ mạnh lên. Khi đối tác nước ngoài vào Việt Nam, chi phí nghiên cứu, phát triển dịch vụ mới, những bài học, phần mềm về quản lý… đã được khấu hao hết ở chính quốc vì vậy giá thành sản phẩm sẽ rất rẻ. Ngược lại, Viettel phải chi chi phí nghiên cứu hoặc chi phí mua mới nên chi phí sẽ cao hơn đối thủ nước ngoài. Mặt khác, họ chính là những công ty lớn, tiềm lực tài chính mạnh, vì vậy họ sẵn sàng bù lỗ để chiếm lĩnh thị trường.

Hiện thị trường thông tin di động Việt Nam đang có 6 nhà khai thác là MobiFone, Vina Phone, Viettel, S-Fone, EVN Telecom, HT Mobile và trong thời gian không xa sẽ có sự xuất hiện của Tổng Công ty Viễn thông Toàn cầu GTel. GTel trở thành nhà cung cấp mạng thông tin di động thứ 7 tại Việt Nam, cung cấp dịch vụ di động trên băng tần 1.800 MHz và hạ tầng viễn thông.

Sự xuất hiện của GTel sẽ làm thị trường viễn thông Việt Nam sôi động hơn nhưng cũng sẽ gây ra nhiều khó khăn cho các nhà cung cấp khác và không loại trừ khả năng một số doanh nghiệp nhỏ sẽ phải sáp nhập để cạnh tranh.

GTel được thành lập trên cơ sở hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam và hãng di động lớn thứ hai ở Nga là Vimpelcom. Theo đó, liên doanh viễn thông này sẽ có một số lợi thế đó là kinh nghiệm khai thác mạng lưới và tiềm lực tài chính từ Vimpelcom

(Vimpelcom đang sở hữu 44% hãng viễn thông Nga Altimo thuộc tập đoàn Alfa Group và 29,9% của hãng Telenor - Na Uy). Các nhà lãnh đạo của Vimpelcom cam kết trong những năm đầu sẽ chi 1 tỷ USD nhằm triển khai một mạng di động hiện đại tại Việt Nam. Ngoài Vimpelcom tham gia vào GTel còn có hãng Millenium Global Solutions Group (Mỹ).

Thị trường di động trong thời gian tới sẽ phải cạnh tranh rất khốc liệt, không chỉ thị trường có nhiều người bán mà đây là cuộc cạnh tranh trên nhiều lĩnh vực nhằm chiếm lĩnh thị trường. Do đó, các nhà cung cấp không chỉ nâng cao chất lượng phục vụ, chất lượng dịch vụ, giảm giá, phát triển khách hàng mới mà phải biết giữ chân khách hàng cũ, hạn chế khách hàng rời mạng sang mạnh khác

Như vậy, trong chương 2 của luận văn đã phân tích về năng lực cạnh tranh dịch vụ thoại di động của Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel. Qua đó, ta có thể thấy rõ Viettel đã đạt được những thành công đáng kể trong việc từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm mà DN cung cấp. Nắm giữ thị phần khống chế, giá cước cạnh tranh, chất lượng mạng đạt tiêu chuẩn, … Để đạt được điều đó thì đối với Viettel là một DN mới, cần phải có sự linh hoạt cao, khả năng thích ứng nhanh chóng với biến động thị trường, như 08 giá trị cốt lõi mà người Viettel đã đúc kết:

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Viễn thông Quân đội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)