Những giải pháp từ phía Nhà nước 1 Giải pháp quản lý thuê bao

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Viễn thông Quân đội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 96 - 100)

8 GIÁ TRỊ CỐT LÕI VIETTEL

3.3.2. Những giải pháp từ phía Nhà nước 1 Giải pháp quản lý thuê bao

3.3.2.1. Giải pháp quản lý thuê bao

a/ Giải pháp quản lý kho số

Vào thời điểm sáu tháng đầu năm 2008, mỗi ngày cả nước phát triển mới trên 120.000 TB (trong đó Viettel có tốc độ phát triển thuê bao mới trung bình từ 60.000 –

70.000 thuê bao/ngày) nhưng hiệu suất sử dụng chỉ đạt 59%. Điều này đã dẫn đến tình trạng “cháy” kho số.

Bảng 3.1. Mã mạng di động của các nhà khai thác mạng tại Việt Nam

Mạng Viettel Mobifone Vinaphone S-Fone EVN HT-Mobile Mã mạng 097 098 0168 0169 090 093 0122 091 094 0123 095 096 092 Tổng số 13 mã mạng

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Như vậy, hiện nay đang có 13 mã mạng của 06 nhà cung cấp đang hoạt động, tức là nếu sử dụng hết kho số này thì có được 104 triệu số TB di động. Năm 2006, số lượng TB phát triển mới toàn thị trường lên tới 50.000 TB/ngày. Vào thời điểm đó, tính trung bình, số lượng thuê bao ở lại mạng chiếm tỷ lệ khoảng 60%-70% trên số phát triển mới (các mạng GSM). Thế nhưng, vào thời điểm hiện tại, sau khi các mạng di động đều tuyên bố về các biện pháp “chống” TB ảo , tỷ lệ TB ở lại mạng trên số lượng TB phát triển mới chỉ đạt khoảng từ 50%-60%. Với dung lượng thị trường đã tăng gần gấp đôi (một ngày toàn thị trường phát triển khoảng 100.000 TB di động mới), số lượng TB di động ảo (TB đang bị khóa 2 chiều, có thời hạn tồn tại trên mạng trong vòng 90 ngày và TB không gọi đi được, chỉ còn chiều gọi đến) thậm chí còn tăng hơn 2 lần so với năm 2006.

Vào thời điểm các mạng GSM cạnh tranh chiếm thị phần thì đồng nghĩa với cuộc chiến này là cuộc chiến khuyến mãi. Chưa bao giờ việc khuyến mãi lại ồ ạt như hiện nay khi mà khuyến mãi chồng chất khuyến mãi. Đồng nghĩa với khuyến mãi cho KH mới, thì có nhiều hệ lụy từ việc khuyến mãi này. KH mới thì thay sim liên tục để được khuyến mãi nhân tài khoản. Như vậy, số lượng TB ảo ngày càng nhân rộng. Với KH dùng thường xuyên, phương án hai tay hai máy được áp dụng để hưởng khuyến mãi, trong đó một số dùng thường xuyên và một số dùng theo chương trình khuyến mãi. Con số TB ảo của GSM sẽ tăng nhanh hơn của CDMA vì thiết bị đầu cuối. Tiếp

theo số lượng về TB ảo thì chất lượng mạng cũng bị giảm sút do quá dung lượng tổng đài, khi mà mỗi trạm GSM chỉ đảm đương được một số giới hạn về tỷ lệ kết nối thành công và luồng kết nối liên mạng vẫn còn hạn chế. Vì thế khuyến mãi chỉ làm cho KH đang sử dụng than phiền về dịch vụ nhiều hơn là họ được hưởng lợi. Đây cũng là điều các nhà mạng nên lưu ý vì họ có thể dễ dàng bỏ mạng đang dùng để qua mạng mới với chính sách chăm sóc KH tốt hơn.

Trước tình hình KH sử dụng dịch vụ viễn thông di động tăng nhanh do có sự góp mặt của nhiều nhà cung cấp, việc cấp thêm mã mới cho các mạng di động là giải pháp tối ưu cho việc quản lý kho số. Muốn quản lý kho số thì phải có quy hoạch. Quy hoạch phải dựa trên tình hình thực tế. Ở nước ta, cho đến năm 2000, VNPT là đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông duy nhất tại Việt Nam. Trong thời gian đó, quy hoạch về kho số đã có nhưng chỉ phù hợp với thị trường không có sự cạnh tranh của một DN nào khác. Bắt đầu từ năm 2004, với cơ chế mở cửa, các DN mới vào, tốc độ phát triển thuê bao rất nhanh nên việc ban hành những quy hoạch mới là lẽ tất yếu và phù hợp tình hình chung. Đó cũng là cơ sở đảm bảo hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển của DN.

Đối với ĐTDĐ, không thể sử dụng một con số quá dài. Vì thế, đa mã mạng là phương pháp chung ở các nước trong khu vực và trên thế giới và là hướng quản lý mới mà Bộ TT&TT áp dụng.

b/ Giải pháp quản lý các thuê bao trả trước

KH sử dụng dịch vụ di động trả trước đã vượt số lượng KH sử dụng dịch vụ trả sau và sẽ tiếp tục vượt xa hơn nữa, trở thành một phân khúc quan trọng trong thị trường di động vì ngày càng có nhiều người chọn hình thức thanh toán này. Vào cuối tháng 6/2007, 67% KH sử dụng dịch vụ di động của Việt Nam sử dụng hình thức thanh toán trả trước và 80% KH mới đăng ký sử dụng dịch vụ trả trước. Theo một cuộc khảo sát của Informa Telecom & Media (ITM), một nửa số nhà khai thác trên thế giới dự đoán rằng 85 – 100% KH của họ sẽ sử dụng dịch vụ trả trước vào năm 2010.

Mô hình thanh toán trả trước ngày càng trở nên phổ biến và phát triển mạnh. Các nhà khai thác bắt đầu cải tiến chất lượng dịch vụ cho KH trả trước vì nhận thấy rằng KH đánh giá cao hình thức trả trước vì giúp họ kiểm soát chi phí. Sự chuyển đổi này có thể được giải thích nếu tập trung vào các thị trường mới xuất hiện có tốc độ tăng trưởng cao. Ở những thị trường này các điều kiện kinh tế quyết định rằng trả trước là lựa chọn duy nhất của các thuê bao. Trong khi đó, tại các thị trường đã đạt đến độ chín, phân khúc thị trường có tốc độ tăng trưởng cao lại nằm ở hai đối tượng KH có sự chênh lệch tuổi tác rất lớn: Nhóm KH trên 60 tuổi và nhóm KH từ 11 – 20 tuổi là hai phân khúc thị trường phát triển nhanh nhất cho đến năm 2010 và những phân khúc thị trường này cũng có những hạn chế về tài chính và biểu đồ sử dụng phù hợp với dịch vụ trả trước hơn là trả sau. Tuy nhiên, dịch vụ trả trước có độ hấp dẫn cao vì tính đơn giản, kiểm soát được chi phí, được hưởng khuyến mại tức thời và tự do thay đổi nhà cung cấp dịch vụ.

Chính những yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của dịch vụ trả trước đối với KH lại chính là những vấn đề gây đau đầu cho các nhà khai thác. KH sử dụng dịch vụ trả trước không phải ký hợp đồng nên nhà khai thác không biết danh tính cũng như những thông tin cá nhân của KH, doanh thu từ đối tượng này cũng không ổn định, đây là những yếu tố ngăn cản sự liên lạc thường xuyên giữa nhà khai thác và KH dẫn đến việc KH dễ dàng rời mạng. Thêm vào đó là tình trạng thuê bao trả trước nháy máy quấy rối, phạm tội bằng ĐTDĐ, và một người sở hữu 10, 20, 40,… thậm chí 80 sim đã trở thành vấn nạn “thuê bao ảo”. Chi phí để đăng ký sử dụng dịch vụ trả trước thường thấp hơn dịch vụ trả sau và từ 04/9/2007, Bộ TT&TT đã chính thức ra quyết định quản lý TB di động trả trước. Tuy nhiên, thông tin mà chủ TB cung cấp cho nhà quản lý mạng không có gì đảm bảo là đúng sự thật và thực tế là không một nhà khai thác mạng nào có thể dựa vào thông tin đã đăng ký của TB trả trước để làm căn cứ giải quyết khiếu nại. Tóm lại, các nhà khai thác vẫn cảm thấy thoải mái hơn với KH trả sau.

Dịch vụ trả trước và sự phổ biến của nó lại là một thực tế cuộc sống và một thách thức đặt ra là giải pháp quản lý thuê bao trả trước của Bộ TT&TT với cơ chế ép buộc cũng chưa thực sự đưa các TB trả trước vào khuôn khổ. Vì vậy, song song với việc quy định các TB trả trước phải đăng ký thông tin KH trên hệ thống, còn một cách khiến cho các TB trả trước “tâm phục” trước các nhà khai thác mạng là chính họ phải được đối xử bình đẳng hơn, không được coi họ là các KH “hạng 2”. Sự chuyển đổi này bắt đầu với việc đưa những điện thoại thuộc diện sành điệu đến với KH trả trước, đưa các dịch vụ tiên tiến đến tất cả các KH trả trước.

Hiện nay, 80% nhà khai thác đã cung cấp tất cả mọi dịch vụ cho mọi đối tượng KH, không phân biệt trả trước/sau. Tuy nhiên, khi có một dịch vụ mới ra đời, KH trả trước tất nhiên sẽ được sử dụng dịch vụ ấy, nhưng chậm hơn so với TB trả sau từ 3–6 tháng. Điều này có thể là vì nhà khai thác vẫn định vị KH trả sau là ưu tiên số 1.

Cước phí đàm thoại di động của KH trả trước bao giờ cũng cao hơn để khuyến khích KH đăng ký dịch vụ trả sau. Chính sách tính cước này cần được xem xét lại vì nó sẽ khuyến khích KH rời bỏ mạng và nhà khai thác hiện đang nghiên cứu cách tính cước kết hợp giữa trả trước và trả sau, theo đó người sử dụng trả cước TB hàng tháng nhưng vẫn sử dụng phương thức trả trước để kiểm soát được số phút sử dụng. Trong khi đó, việc tính cước cho KH trả trước cũng cần được xem xét lại để tạo cho họ nhiều sự lựa chọn hơn.

Các nhà khai thác mạng sẽ phải cảm thấy thoải mái với sự phổ biến của dịch vụ trả trước, sẽ không còn coi họ là KH hạng 2 và chấp nhận rằng phải nỗ lực nhiều hơn nữa để thỏa mãn các nhu cầu của nhóm KH này để làm cho họ hài lòng như đối với KH trả sau.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Viễn thông Quân đội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 96 - 100)