Nội dung của lối sống mới ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu luận vănKế thừa giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trong xây dựng nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Trang 38 - 41)

Trong lịch sử, cùng với quá trình dựng nước và giữ nước của dân téc, lối sống của người Việt được hình thành và phát triển mang cốt cách và bản chất của con người Việt. Đã có nhiều ý kiến khác nhau về nét đặc trưng lối sống của người Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn lời của một học giả người Pháp Đơ Puphuôcvin nhận xét về người Việt Nam: “Yêu mến quê hương, quyến luyến gia đình, thờ kính tổ tiên, yêu chuộng công lý, tôn trọng chính nghĩa, ham thích khoa học, thương yêu nòi giống, tôn trọng lẽ phải, ghét xa hoa, không ham tiền tài, khinh ghét vũ lực, không sợ gian khổ hy sinh” [Theo52,Tr265]. Theo chúng tôi, ý kiến này là rất xác đáng và thể hiện sự hiểu biết khá sâu sắc của học giả về dân téc ta.

Trong thời gian gần đây, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học VN đưa ra nhiều ý kiến khác nhau, nhưng đa số đều cho rằng, lối sống truyền thống của người Việt có những nét cơ bản: yêu nước, đoàn kết, nhân ái, khoan dung, cần cù, thông minh, sáng tạo, nhẹ nhàng, tế nhị, kín đáo, linh hoạt, dễ thích nghi. Có thể nói, các giá trị này tạo nên bản sắc dân téc Việt Nam. Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã khẳng định:

Bản sắc dân téc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân téc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân téc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc, lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý đến tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong đời sống…[24,Tr56].

Tuy nhiên, như chúng ta biết, qua quá trình giao lưu, tiếp biến, hội nhập, các đặc điểm này được kế thừa và phát huy ở những mức độ khác nhau. Nhiều nội dung mới được bổ sung ở một mức độ cao hơn. Có những đặc

trưng trước đây của lối sống tỏ ra phù hợp, tích cực trong xã hội, nhưng giê đây bộc lé những điểm lạc hậu, hạn chế, không phù hợp với thời đại, với xã hội mới. Chẳng hạn, do nặng tình với quê hương, gắn bó với xóm làng dẫn đến cố thủ, bám quê, không dám vươn lên; kinh nghiệm chủ nghĩa dẫn đến yếu kém tư duy lý luận; cần cù, chịu khó dẫn đến kém tư duy kỹ thuật, chậm đổi mới, thiếu năng động; nặng tính cộng đồng dẫn đến phủ nhận hoặc hạ thấp vai trò cá nhân, cào bằng, cục bộ địa phương, hẹp hòi, nhỏ nhen, đố kỵ; lối sống nặng tình, dẫn đến thiếu tinh thần pháp luật, dễ thoả hiệp, tuỳ tiện, không tôn trọng quy luật khách quan; đề cao yếu tố tinh thần dẫn đến xem nhẹ yếu tố vật chất, duy tâm, duy ý chí; trọng quan lại, chuộng khoa cử, bó hẹp phát triển, tiêu cực trong thái độ lao động; tư tưởng tôn sư trọng đạo dẫn đến việc ai cũng thích làm thầy, không ai thích làm thợ…

Cho nên, để xây dựng lối sống văn minh như Đảng và nhân dân ta mong đợi, chúng ta không thể không định hướng phát triển nó một cách tự giác. Trong công trình nghiên cứu “Con người Việt Nam - Mục tiêu và động lực của phát triển kinh tế - xã hội” của các nhà nghiên cứu Việt Nam đã nêu lên những định hướng cho lối sống nhân cách người Việt, trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: con người có niềm tin vững chắc và quyết tâm cao thực hiện nhiệm vụ lịch sử trọng đại là công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đậm đà bản sắc dân téc, có tinh thần yêu nước, yêu độc lập tự do; có bản lĩnh nhân văn, nhân đạo, nhân ái trong quan hệ giữa con người với con người; con người khoa học, phát triển cao về trí tuệ; con người công nghệ, được đào tạo có tay nghề cao; có thể lực cường tráng, có kiến thức, kỹ năng rèn luyện sức khoẻ; con người - công dân, có ý thức về quyền và nghĩa vụ công dân, hiểu biết và tự giác chấp hành pháp luật; con người có cá tính và bản sắc riêng.

Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay đã xác định, những giá trị văn hóa truyền thống vững bền

của dân téc Việt Nam là lòng yêu nước nồng nàn, ý thức cộng đồng sâu sắc, đạo lý “thương người như thể thương thân, đức tính cần cù, vượt khó, sáng tạo trong lao động…Đó là nền tảng tinh thần to lớn để nhân dân ta xây dựng một xã hội phát triển, tiến bộ, công bằng, nhân ái.

Như vậy, Đảng ta đã khẳng định các GTVH truyền thống của dân téc mà trong quá trình xây dựng lối sống con người Việt Nam trong thời kỳ cách mạng hiện nay cũng như thời gian tới cần phải giữ gìn, kế thừa và phát huy.

Có thể nói, nội dung cơ bản của việc xây dựng lối sống mới ở nước ta hiện nay là phát triển con người toàn diện, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Lối sống mới phải là lối văn minh, tiên tiến. Lối sống đó phải là lối sống có đạo đức, có lý tưởng cao đẹp, có sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống tốt đẹp của dân téc với tinh hoa văn hóa nhân loại.

Trong Nghị quyết TW năm, khóa VIII, Đảng ta đề ra nhiệm vụ xây dựng con người VN trong giai đoạn cách mạng mới gồm năm đức tính cơ bản:

- Có tinh thần yêu nước, tự cường dân téc, phấn đấu vì độc lập dân téc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân téc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

- Có ý thức tập thể, đoàn kết phấn đấu vì lợi Ých chung, xây dựng khối đoàn kết đại dân téc Việt Nam.

- Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương, phép nước, quy ước của cộng đồng, có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái.

- Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật sáng tạo, năng suất cao, vì lợi Ých của bản thân, gia đình tập thể và xã hội.

- Thường xuyên học tập nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực [24,Tr58-59].

Năm đức tính này thể hiện đặc trưng lối sống mới của người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới, giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

1.2. TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TÉC TRONG XÂY DỰNG LỐI SỐNG Ở

Một phần của tài liệu luận vănKế thừa giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trong xây dựng nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Trang 38 - 41)