nguy cơ xói mòn các giá trị văn hóa truyền thống làm suy thoái đạo đức, lối sống xã hội
Có thể nói rằng, các GTVH truyền thống Việt Nam được hình thành từ rất sớm trong lịch sử. Cũng vì vậy, tính đến nay, nó phải trải qua nhiều cuộc thăng trầm, trong đó, có lúc phải đối mặt với những thử thách rất ác liệt, bởi nguy cơ bị đồng hóa, bị đánh mất bởi các GTVH ngoại xâm. Vượt qua tất cả những dích dắc, khúc quanh của lịch sử, các GTVH Việt Nam đã khẳng định sự tồn tại và phát triển, khẳng định được bản lĩnh và bản sắc của mình trong giao lưu và hợp tác quốc tế.
Ngày nay, quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ, nó cuốn tất cả các quốc gia dân téc vào vòng xoáy chung của nó. Ai cũng biết rằng, toàn cầu hóa mang đến cho các quốc gia những cơ hội mới mà từ trước đến nay chưa từng có, nhưng nó cũng đặt ra không Ýt những nguy cơ, thử
thách mới. Các ngành công nghiệp sản xuất nói chung, ngành công nghiệp văn hóa nói riêng ở các nước tư bản phát triển vượt qua khỏi biên giới quốc gia, hình thành những tập đoàn xuyên lục địa, chi phối sản phẩm văn hóa trên thế giới. Người ta cho đây là quá trình toàn cầu hóa văn hóa. Đúng như nhận định của Đảng ta: “Thực chất của toàn cầu hóa hiện nay là sự xâm nhập của các “giá trị” phương Tây tư bản chủ nghĩa. Các cường quốc tư bản công khai tuyên bố truyền bá và áp đặt cái gọi là “giá trị” của họ” [7,Tr45]. Đây là một thách thức đối với những quốc gia kém và đang phát triển.
Trong những năm qua, khi nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, nền kinh tế nước ta có những bước phát triển đáng kể, mức sống của người dân từng bước tăng lên. Điều này đã góp phần ổn định đời sống vật chất của nhân dân. Song, mặt trái của nền kinh tế thị trường đã tác động đến đời sống tinh thần của xã hội, làm đảo lộn các GTVH, làm tha hóa lối sống xã hội của không Ýt người. Hàng hóa nước ngoài ồ ạt vào thị trường nước ta, kích thích tâm lý tiêu dùng của con người và bắt đầu hình thành nên xã hội tiêu dùng. Sau những lô hàng mẫu mã đẹp, chất lượng cao, người ta bắt đầu sùng ngoại, bài nội. Điều nguy hiểm hơn là, nhiều người xem thường hoặc xa rời các GTVH truyền thống, chạy theo lối sống thực dụng, tìm đến cái gọi là “hiện đại”. Có lẽ, chúng ta nên chú ý nhiều hơn đến lời cảnh báo của bà Aya Wassef được viết trong bài “Thời đại mới, cách tiếp cận mới”:
Thời đại ngày nay nói nhiều đến cái mới: bột giặt mới, bánh quy với phong vị mới làm người ta tưởng rằng cứ cái gì mới là tự nhiên nó thành hiện đại và chỉ riêng từ “mới” đã có sức thần diệu biến một vật thể, một sự vật thành hiện đại. Bằng cách trao cho cái mới một giá trị tự thân, những người đầu tiên ở châu Âu tuyên bố rằng mình là hiện đại cho thấy họ đã đoạn tuyệt với truyền thống. Việc lùa chọn cái mới
làm giá trị tư tưởng như vậy đã thôi thúc người ta lao vào bóng tối u u minh minh một cách phiêu lưu, thậm chí có thể đi đến làm mất ổn định trật tự đã được thiết lập [8đd,Tr40].
Thật vậy, với sự phát triển của khoa học công nghệ, thông qua quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, bằng nhiều con đường khác nhau, các loại hàng hóa đủ các chủng loại và chất lượng, thâm nhập tràn lan vào nước ta, vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người vừa kích thích tâm lý tiêu dùng vật chất, tạo điều kiện để hình thành một xã hội tiêu dùng. Đây là vấn đề rất phức tạp. Bởi lẽ, trong điều kiện của xã hội tiêu dùng, con người dễ chạy theo lối sống vật chất, thực dụng, họ coi nhẹ các giá trị tinh thần, lẽ sống. Từ đây, hình thành một tâm lý sùng ngoại, sính dùng đồ ngoại. Và do vậy, nó không chỉ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của các ngành nghề truyền thống của dân téc mà còn tác động xấu đến nếp sống, lẽ sống và lối sống của dân téc.
Bên cạnh sự tác động của những yếu tố nói trên, cần phải tập trung cao vào việc tìm ra những giải pháp ngăn chặn nguy cơ “diễn biến hoà bình” mà kẻ thù âm mưu thực hiện ngày càng thâm độc và quỷ quyệt để chống phá các nước xã hội chủ nghĩa của chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là Mỹ. Đây là thủ đoạn chiến tranh “kiểu mới” không phải bằng vũ khí, bằng sức mạnh quân sự mà bằng chiến tranh tư tưởng văn hóa và văn hóa, tấn công phân hóa lực lượng của đối phương, chia rẽ nội bộ, mua chuộc, tình báo, phá hoại từ bên trong từ cơ quan lãnh đạo cao nhất. Với những “viên đạn bọc đường”, kẻ thù tìm mọi cách để chia rẽ Đảng với Đảng, Đảng với dân, phân hóa nội bộ nhân dân, ủng hộ những phần tử bất mãn và quá khích, lôi kéo trí thức và nghệ sĩ, lôi kéo thanh niên, tạo ra sự phản ứng từ bên trong để làm tê liệt, tan rã nội bộ Đảng, làm vô hiệu hóa sức mạnh của nhà nước. Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, “kiên trì bám đuổi”, “âm thầm lặng lẽ”, nhưng vô cùng quyết liệt, nó nhằm “pha loãng”, làm “bốc hơi” những phẩm chất tốt đẹp truyền thống,
dần dần làm tha hóa, biến chất lối sống cán bộ đảng viên. Trên cơ sở đó, chúng ủng hộ phe đối lập theo Mỹ để giành chính quyền và chuyển hóa chế độ chính trị xã hội. Cho nên, trong quá trình xây dựng lối sống mới ở nước ta hiện nay, chóng ta cần nâng cao cảnh giác, tăng cường giáo dục nhân dân biết mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù, tăng cường khối đại đoàn kết dân téc, đoàn kết toàn dân để thực hiện thắng lợi mục tiêu của sự nghiệp đổi mới.
Nhận định tình hình thế giới và trong nước nửa đầu nhiệm kỳ đại hội Đảng khóa IX, Đảng ta khái quát khó khăn hiện nay mà ta phải đối mặt: “các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh hoạt động “diễn biến hoà bình” gây sức Ðp với ta dưới các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, dân téc, tôn giáo, tiếp tay cho các thế lực phản động và bọn cơ hội chính trị trong nước hoạt động chống phá ta ngày càng quyết liệt, thâm độc hơn” [6,Tr10].
Như vậy, trước tác động của kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa hiện nay, các GTVH truyền thống có xu hướng bị xói mòn dần, đạo đức, lối sống bị suy thoái. Đảng ta nhận định, trong tình hình mới hiện nay: “Những biểu hiện của lối sống không lành mạnh, thoái hóa về đạo đức xã hội chưa được đấu tranh quyết liệt nên có xu hướng gia tăng; những nhân tố mới, tích cực chưa được kịp thời tổng kết, nhân rộng” [6,Tr31]. Có thể nói, tình trạng suy thoái đạo đức, lối sống đang ở mức khá nghiêm trọng và đáng báo động. Sự suy thoái, biến chất về lập trường, quan điểm chính trị của đảng viên không những gây ảnh hưởng đến uy tín của đảng mà còn làm xói mòn lòng tin của quần chúng, xói mòn nền tảng tư tưởng, tôn chỉ mục đích cao cả của Đảng. Tham nhòng là một ví dụ. Những cán bộ, đảng viên tham nhòng là những người làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội, lợi dụng quyền hạn tham ô tài sản, lừa đảo hay lạm dụng chức quyền, tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN. Chỉ tính những vụ tham nhòng bị phát hiện và xử lý từ tháng 07/1990 đến tháng 12/1991 đã có 1.750 tỷ đồng bị chiếm
đoạt, 37 triệu USD, 2.235 lượng vàng, 36.350 tấn thóc, khoảng 200 tỷ đồng tiền nợ của các doanh nghiệp nhà nước. Riêng vụ Tamexco thất thoát 50 USD; Dệt Nam Định nhà nước thiệt hại gần 100 triệu USD; Minh Phụng chiếm đoạt khoảng 500 triệu USD của nhà nước. Theo số liệu thống kê sau 03 năm thực hiện Quyết định 240/HĐBT, số tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt không dưới 3.000 tỷ đồng. Gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin con số này đã tăng lên rất nhiều.
Cho nên, để khắc phục thực trạng này, chúng ta cần phải kiên trì đấu tranh chống nguy cơ xói mòn các GTVH truyền thống làm suy thoái đạo đức, lối sống của dân téc. Hội nghị lần thứ mười, Ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX đã đề ra mét trong những nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa trong những năm tới là: “Đấu tranh ngăn chặn, bài trừ các hủ tục, các tiêu cực xã hội, tệ nạn xã hội, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh. Tiến hành kiên quyết, chủ động cuộc đấu tranh đánh bại chiến lược “diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực văn hóa” [7,Tr65].
Để thực hiện giải pháp này, chúng ta cần tiến hành:
- Trước hết, tập trung xây dựng chỉnh đốn Đảng và cải cách hành chính; ngăn chặn hiện tượng tha hóa về phẩm chất đạo đức, lối sống trong đội ngò cán bộ, đảng viên. Việc tập trung xây dựng chỉnh đốn Đảng và cải cách hành chính có vai trò quan trọng trong việc tạo ra một không gian văn hóa, môi trường xã hội lành mạnh góp phần ngăn chặn những hiện tượng làm xói mòn các GTVH truyền thống của dân téc, đồng thời nó cũng có tác dụng giáo dục các tầng líp nhân dân các GTVH truyền thống của dân téc, chống những hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội nói chung và trong lối sống nói riêng.
Chóng ta cần có các cuộc vận động toàn xã hội đấu tranh một cách mạnh mẽ chống những biểu hiện tiêu cực của đạo đức, lối sống xa lạ với
truyền thống của dân téc. Trong những năm qua, Đảng ta xác định rằng, để xây dựng tư tưởng đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa lành mạnh, trước hết cần tập trung ngăn chặn, đẩy lùi những tiêu cực, khắc phục tình trạng mất đoàn kết nghiêm trọng trong không Ýt tổ chức Đảng, trong hệ thống chính trị và những hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội. Tập trung nhiều hơn nữa cho việc cải cách hành chính có hiệu quả. Kiên quyết đấu tranh chống tiêu cực, tiếp tục đưa ra xét xử những vụ tham những lớn, xử lý những cán bộ, đảng viên kể cả một số cán bộ cao cấp của Đảng khi vi phạm kỷ luật, kiên quyết đưa ra khỏi tổ chức Đảng, nhà nước những phần tử thoái hóa biến chất.
- Mỗi cơ quan, mỗi địa phương phải phát huy tối đa vai trò của các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội ở cơ quan, ở địa phương mình đấu tranh ngăn chặn ảnh hưởng của các biểu hiện của lối sống tiểu nông như cục bộ địa phương, bè phái, mất đoàn kết không chỉ trong cơ quan mà ngay cả trong địa bàn dân cư nơi sinh sống; chống những biểu hiện của lối tuỳ tiện, xem thường pháp luật, kiểu làm ăn vi phạm pháp luật...đang là những hiện tượng cản trở rất lớn cho việc xây dựng lối sống mới. Cần lưu ý rằng, vấn đề này cần được tổ chức thường xuyên và thực sự có chiều sâu, tránh tình trạng làm theo kiểu phong trào, có tính thời sự không mang lại hiệu quả đích thực như chúng ta từng làm trước đây.
- Xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh ở gia đình, giữ gìn và phát huy những GTVH của gia đình truyền thống người VN, từ đó xây dựng mối quan hệ giữa gia đình - nhà trường - xã hội một cách chặt chẽ. Có thể nói, gia đình là vấn đề có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong giai đoạn hiện nay mà cả tương lai của bất kỳ xã hội. Bởi lẽ, gia đình là cái gốc của mọi vấn đề. Gia đình có thể mang đến cho người ta hạnh phóc, nhưng cũng có thể mang lại cho con người những điều bất hạnh. Có lẽ, ở phương Tây, các cá nhân đã thấm thía về sự phá vỡ gia đình truyền thống do xã hội công nghiệp hiện đại
đem lại. Cho nên, việc xây dựng gia đình VN hiện nay ở nước ta là vấn đề đáng quan tâm sâu sắc. Mọi sai lầm trong vấn đề này khó có thể khắc phục được trong tương lai. Có thể nói, gia đình có một sức mạnh đặc biệt, bởi nó được hình thành từ những mối quan hệ không thể ai hoặc tổ chức xã hội nào có thể thay thế được. ở mọi nơi, mọi lúc, khi nói đến con người thì ta đều thấy sự hiện diện của gia đình. Gia đình có đời sống văn hóa lành mạnh là tiền đề cho nhà trường làm tốt công tác giáo dục và xã hội có thể kế thừa và phát huy được các GTVH truyền thống để xây dựng lối sống. Chính vì vậy, chúng ta không chỉ chăm lo xây dựng gia đình mà còn phải xây dựng mối quan hệ của nó với nhà trường và xã hội.
- Xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh trong toàn xã hội. Sẽ là sai lầm, nếu muốn xây dựng lối sống mà không bắt đầu xây dựng nếp sống. Bởi nếp sống là mặt ổn định của lối sống. Do vậy, chúng ta cần phải phát động một phong trào xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh một cách rộng rãi từ trong gia đình đến xóm làng, phố phường, trường học, bệnh viện, đến các cơ quan nhà nước. Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, tạo ra không gian văn hóa lành mạnh để cộng động sống, lao động, cống hiến và hưởng thụ. Khôi phục thuần phong, mỹ tục, đồng thời cải tạo phong tục, tập quán cũ đã lỗi thời, lạc hậu. Bên cạnh đó, chúng ta tiếp thu những yếu tố tiến bộ trong lối sống của nhân loại đang xuất hiện mạnh hiện nay, đồng thời ngăn chặn lối sống tiêu cực, suy đồi đạo đức của nước ngoài. Kiên quyết đấu tranh những hiện tượng xem thường hoặc phủ nhận các giá trị văn hóa dân téc.
- Phát huy tối đa thế mạnh của phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, truyền hình, báo chí để tổ chức nhiều chương trình giáo dục thế hệ trẻ về tinh thần trách nhiệm, bảo vệ những GTVH của dân téc, xây dựng lối sống mới, đồng thời giáo dục bản lĩnh chính trị, tinh thần đấu tranh
cho cái đúng, cái đẹp. Những chương trình này được thiết kế sao cho mới lạ, thật hấp dẫn, có chất lượng và có chiều sâu về nội dung và hình thức, tránh lối làm hình thức thô thiển, nội dung nghèo nàn gây nhàm chán, mất tác dụng đối với công chúng. Kết luận Hội nghị lần thứ mười, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đề ra giải pháp: “Quy tụ mọi hoạt động văn hóa, phát huy thế mạnh của từng loại hình văn hóa - thông tin phục vụ nhiệm vụ bồi dưỡng lòng yêu nước, phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng chủ nghĩa xã hội” [7,Tr67].
- Đào tạo đội ngò cán bộ chuyên trách trong công tác tư tưởng - văn hóa có đủ phẩm chất và năng lực để giữ vai trò chủ chốt trong tổ chức, hướng dẫn các hoạt động tư tưởng văn hóa. Thường xuyên bồi dưỡng, cập nhật kiến thức để họ có đủ khả năng thẩm định, thiết kế các chương trình hoạt động có hiệu quả.
- Tiến hành song song với việc kế thừa các GTVH truyền thống là hoạt động định hướng phát triển cho các giá trị đó trong điều kiện mới. Đây là việc làm đòi hỏi cần có sự đầu tư sâu về nội dung tư tưởng và đòi hỏi người làm công tác này phải có một năng lực nhất định. Tuy nhiên, để làm được điều này, Đảng và nhà nước càn phải có những định hướng đúng đắn.
- Đẩy mạnh công tác phòng-chống hiện tượng tiêu cực trong sản xuất,