Thực trạng của việc kế thừa và phát huy giá trị “ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân gia đình làng nước” trong xây dựng lối sống

Một phần của tài liệu luận vănKế thừa giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trong xây dựng nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Trang 86 - 88)

Ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng - nước là một giá trị cốt lõi trong các GTVH truyền thống của người Việt Nam, bởi nó được hình thành gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của dân téc. Có thể nói, tính cộng đồng, đoàn kết trở thành sức mạnh nội sinh của dân téc ta, góp phần đáng kể vào sự nghiệp giải phóng dân téc và xây dựng đất nước trong lịch sử. Ngày nay, không ai có thể phủ nhận vai trò của giá trị này trong quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong lịch sử.

Trong những năm qua, phải thừa nhận rằng, giá trị ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng - nước vẫn được nhân dân ta kế thừa và phát huy trong xây dựng lối sống của mình. Có thể nói, trong khi đất nước ta phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, hội nhập quốc tế, chúng ta cảm thấy yên tâm hơn khi thấy tinh thần vì cộng đồng, hy sinh vì nước, yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn được xã hội quan tâm thực hiện. Thật vậy, bên cạnh những cá nhân có lối sống Ých kỷ, cũng có không Ýt những người vì cái chung, biết đặt lợi Ých cộng đồng lên trên lợi Ých cá nhân. Từng lúc, từng nơi, chúng ta vẫn thấy dấy lên tự đáy lòng những tình cảm đáng trân trọng: “lá lành đùm lá rách”, “giúp người gặp lũ lụt, thiên tai”, “hiến máu nhân đạo”, “vòng tay nhân ái”, “ánh sáng văn hóa hè”, “mang ánh sáng cho người mù”.

Ở những làng quê, chúng ta thấy, tính cộng đồng, tình làng, nghĩa xóm vẫn duy trì bền chặt. Người ta chia sẻ nhau những niềm vui mừng lễ hội, cưới hỏi, sinh nhật, tân gia, mừng thọ; người ta còng chia sẻ nhau những nỗi buồn, những bất hạnh của cuộc đời: ma tang, hoả hoạn, bệnh tật. Vừa qua, cả nước cùng lên tiếng đấu tranh cho những người bị nhiễm chất độc màu da Cam.

Với hàng triệu chữ ký đòi Mỹ phải bồi thường cho những thiệt hại, những mất mát của cuộc đời những nạn nhân; hàng tỉ đồng của nhân dân cả nước đóng góp giúp đỡ những nạn nhân này đã góp phần nào xoa dịu nỗi đau khó có thể bù đắp.

Bên cạnh những ưu điểm này còn có những hạn chế mà xã hội ta cần phải khắc phục. Điều trước tiên ta có thể nhận ra một cách khá rõ, đó là mối quan hệ cộng đồng - làng xã - quốc gia có phần lỏng ra, không gắn chặt như trước đây. Ở nhiều nơi, ngay cả nông thôn, nơi mà cộng đồng làng xã được tổ chức bền chặt nhất, từng là “bức rào chắn” vững vàng nhất đối với mọi thứ xâm lược văn hóa, nơi mà “tình làng, nghĩa xóm” sâu đậm nhất, cũng không còn gần gũi, thắt chặt như xưa. Hiện tượng “đèn nhà ai nấy sáng”, “ai chết mặc ai” có chiều hướng gia tăng. Trong bài “Giá trị truyền thống Việt Nam trước thách thức của toàn cầu hóa”, GS,TS Đỗ Huy đã nhận định:

Hệ giá trị làng xã Việt Nam với một cơ cấu cộng đồng bền chặt đang chịu thử thách mạnh mẽ trước làn sóng đầu tư trong quá trình toàn cầu hóa. Các lãnh tụ tinh thần làng xã, mối quan hệ nhà - làng - nước trong hệ giá trị làng xã hiện đang thay đổi nhiều trong làng sóng đầu tư. Các quan hệ gia đình lỏng lẻo dần [43,Tr105].

Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, Đảng ta luôn chú ý, quan tâm đến ý thức cộng đồng, tinh thần đoàn kết dân téc. Phát huy truyền thống quý báu này, tại đại hội lần thứ IX, Đảng ta đã chủ trương: “Kế thừa truyền thống quý báu của dân téc, Đảng ta luôn luôn giương cao ngọn cờ đại đoàn kết toàn dân. Đó là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh và động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ tổ quốc” [25,Tr44].

Có thể nói, Đảng ta coi ý thức cộng đồng, tinh thần đoàn kết toàn dân téc như là một nguyên tắc tập hợp sức mạnh để xây dựng đất nước: “Phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân téc, truyền thống yêu nước, ý chí tự lực tự

cường và lòng tự hào dân téc, lấy mục tiêu giữ vững độc lập dân téc, thống nhất, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng” [25,Tr123].

Những năm gần đây, khi nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ hơn, giao lưu hợp tác, hội nhập quốc tế được mở rộng, các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân được chú ý, quan tâm và trên thực tế nó đã phát huy được vai trò của mình, thì lối sống vì lợi Ých cục bộ, cá nhân Ých kỷ tăng lên, lợi Ých tập thể có khi bị lấn án, thậm chí bị lãng quên. Tất cả lợi Ých gần như được chuyển vào trong quan hệ kinh doanh. Nói cách khác, người ta bắt đầu Ýt quan tâm hơn những phẩm chất chung nữa. Viện nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật và Trung tâm công nghệ thông tin của Bộ Văn hóa - Thông tin điều tra về các phẩm chất đáng quý của con người với câu hái:

“Xin ông (bà) cho biết, phẩm chất nào (có 10 phẩm chất được nêu) ở con người là đáng quý?”. Với 3.062 người được gởi phiếu điều tra, kết quả thu được là có 757 người chọn phẩm chất “Lo việc chung là quý nhất”, chiếm tỷ lệ 26, 45%. Giống như cách điều tra này, người ta điều tra riêng ở 1.120 công nhân và 498 nông dân, kết quả thu được: Đối với công nhân, có 264 người chọn phẩm chất “Lo việc chung là quý nhất”, chiếm tỷ lệ 23, 57%; đối với nông dân, có 122 người chọn phẩm chất “Lo việc chung là quý nhất”, chiếm tỷ lệ 24, 49%. [30,Tr81-82].

Rõ ràng, với kết quả này, chúng ta thấy, phẩm chất “quan tâm đến việc chung của cộng đồng” thể hiện trong lối sống là thấp.

Một phần của tài liệu luận vănKế thừa giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trong xây dựng nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Trang 86 - 88)