Các hình thức, biện pháp kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống để xây dựng lối sống ở nước ta trong thời gian vừa qua

Một phần của tài liệu luận vănKế thừa giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trong xây dựng nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Trang 101 - 110)

Như đã trình bày, vấn đề kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống trong xây dựng lối sống trong thời gian vừa qua vừa có tính tự phát vừa có tính tự giác. Song, tất cả chúng ta đều biết rằng, nếu để cho việc kế thừa và phát huy diễn ra một cách tự phát thì kết quả mang lại trong xây dựng lối sống sẽ không như mong đợi. Điều đó là không thể chấp nhận. Do vậy, để kế thừa và phát huy các GTVH trong xây dựng lối sống đạt được kết quả tốt đẹp

thì bất kỳ một chế độ xã hội nào cũng đều phải nghĩ đến các biện pháp tác động, điều chỉnh hành vi con người. Nói cách khác, chúng ta đã có một ý thức tự giác thực hiện điều này. Trong phần này, luận án tập trung phân tích thực trạng các hình thức, các biện pháp kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống trong xây dựng lối sống trong thời gian vừa qua.

Đây chính là quá trình vận động thực tiễn để xây dựng lối sống cho nhân dân ta trong thời gian vừa qua.

Trước hết, có thể nói rằng, từ khi Nghị quyết Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ năm, khóa VIII ra đời, nhận thức về văn hóa nói chung, về các GTVH truyền thống, về nếp sống, lối sống đến nay đã có những chuyển biến tích cực. Điều này thể hiện ở chỗ, chúng ta thừa nhận văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là một trong những mục tiêu, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng con người. Qua các phong trào vận động quần chúng, như nhận định của Đảng ta, các GTVH bắt đầu thấm sâu vào mọi mặt của đời sống xã hội, từ kinh tế, chính trị, xã hội, luật pháp đến sinh hoạt mọi mặt của con người, khắc phục được cách nhìn đơn giản, máy móc về văn hóa và các giá trị của nó. Tuy nhiên, từng nơi, từng lúc, các cấp lãnh đạo vẫn chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của nó, chưa chủ động đề ra những hình thức hoạt động mới có tác dụng tốt để kế thừa, phát huy các GTVH truyền thống của dân téc.

Từ việc nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của văn hóa, Đảng, nhà nước và nhân dân ta đã chú trọng đến việc xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Điều này có thể nhận thấy qua việc các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể từ TW đến địa phương đều quan tâm đầu tư cho văn hóa, coi việc xây dựng con người có phẩm chất đạo đức tốt, nếp sống văn minh, lối sống lành mạnh là một trong những nhiệm vụ quan trọng và bức thiết. Việc vận động chỉnh đốn Đảng, cải cách hành chính,

hoàn thiện pháp luật, kỷ niệm các ngày lễ và đặc biệt là cuộc vận động học tập tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh được tiến hành rộng rãi trong cả nước vừa qua và nó đã đi vào mọi tầng líp trong xã hội, góp phần thúc đẩy việc giáo dục đạo đức, lối sống lên một bước đáng kể.

Đi sâu vào việc xây dựng đạo đức, lối sống của con người mới với 05 đức tính mà Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ năm, khóa VIII đề ra, từng ngành đã đề ra được các mô hình, các chuẩn mực phù hợp với cơ sở công tác của mình:

- Ngành Giáo dục có phong trào “Thi đua hai tốt”, “kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”;

- Ngành Y tế có phong trào “Phục vụ nhân dân theo 12 điều y đức”; - Ngành Công an có phong trào “Học tập 06 điều Bác Hồ dạy”;

- Hội người cao tuổi có phong trào “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền”;

- Tổ chức tôn giáo có các phong trào “Tốt đời đẹp đạo”, “Kính chóa yêu nước”, “Gắn bó dân téc với đạo pháp”, “Đạo pháp, dân téc và xã hội chủ nghĩa”;

- Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM, Hội Liên hiệp Thanh niên có phong trào “Thanh niên lập nghiệp, tuổi trẻ giữ nước”. Từ phong trào này, các đơn vị có những phong trào riêng mình: Thanh niên quân đội có phong trào “Giành ba đỉnh cao quyết thắng”; sinh viên, học sinh có phong trào “Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” và một số chương trình khác được xã hội đồng tình ủng hộ: “Mùa hè tình nguyện”, “Tiếp sức mùa thi”, “Về nguồn”.v.v…

- Công nhân viên chức có phong trào “Lao động giỏi - lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; xây dựng “Công sở văn minh”

- Phô nữ có phong trào “Người phụ nữ mới năng động, sáng tạo, tích cực hoạt động, quan tâm đến xã hội, cộng đồng”.

Các cuộc vận động nêu trên là những hình thức, những bộ phận của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Đây là phong trào phát triển rộng rãi trong những năm qua, được đông đảo nhân dân ta đồng tình ủng hộ. Theo đánh giá của Hội nghị lần thứ mười, BCH TW Đảng khóa IX, từ các phong trào này đã xuất hiện những nhân tố mới, những gương sáng trên mọi lĩnh vực, mọi giới, mọi lứa tuổi, đồng thời những GTVH mới, phẩm chất đạo đức mới của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hình thành và được xã hội chấp nhận, góp phần ngăn chặn sự thoái hóa, biến chất về tư tưởng, đạo đức, lối sống của nhân dân ta.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu mà ta đạt được còn có nhiều mặt trong xây dựng đạo đức, lối sống phải khắc phục, sửa chữa. Điểm nổi bật là “tình trạng xuống cấp về phẩm chất đạo đực chưa được ngăn chặn, nhiều mặt còn diễn biến phức tạp, trầm trọng hơn, trở thành sự bức xúc, lo lắng, thậm chí bất bình trong xã hội...chưa xây dựng được nhiều hình mẫu về con người, tập thể tiên tiến có sức thuyết phục, lôi cuốn toàn xã hội” [7,Tr29].

Gắn với việc xây dựng con người, Đảng, nhà nước và nhân ta còn chú ý đến các biện pháp nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh để góp phần tạo điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng lối sống của cộng đồng. Với chủ trương đúng đắn, trong thời gian qua, chóng ta đã đề ra được các hình thức huy động các tổ chức chính trị, đoàn thể, lực lượng xã hội, các tầng líp khác trong xã hội tự giác tham gia vào các cuộc vận động, các phong trào xây dựng lối sống. Cuộc vận động xây dựng “Gia đình văn hóa” được nhân rộng trong cả nước và thu được kết quả khả quan. Năm 2003, số hộ đăng ký “Gia đình văn hóa” tăng gấp 02 lần so với năm 1998. Cá biệt, có hộ đăng ký “Gia phong mới” trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đi sâu vào bản, làng, thôn Êp, khu

phố, cơ quan, trường học, bệnh viện, quần chúng nhân dân tổ chức nhiều cuộc vận động mang tính tự nguyện nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh. Các cuộc vận động này đang tăng lên nhiều lần so với năm 1998. Đặc biệt, tháng 11/2004 vừa qua, Bộ Văn hóa - Thông tin phối hợp với một số địa phương, ngành nghề xây dựng một mô hình mới là xây dựng “Làng Văn hóa sức khoẻ” để vận động trong nhân dân không chỉ chăm lo đến đời sống văn hóa mà cả sức khoẻ con người.

Việc ma tang, cưới hỏi, lễ hội được nhiều nơi cải tiến theo hướng tiến bộ, văn minh hơn, lịch sự hơn và lành mạnh hơn. Chẳng hạn, nhằm giảm dần những phong tục không phù hợp với nếp sống mới, nhiều địa phương trong nước đã có những lễ tang Ýt tốn kém mà tôn nghiêm, trang trọng, văn minh. Theo khảo sát của các nhà nghiên cứu ở một số địa phương: Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nội cho thấy các hủ tục đã giảm. Người chết chỉ để trong nhà từ 24 đến 36 giê; không có tổ chức ăn uống linh đình khi quan tài còn trong nhà; không còn hiện tượng “lăn đường”, “khóc mướn”, “mũ rơm”, “mũ nấm” ở. Việc khôi phục, chọn lọc và phát huy các lễ hội cổ truyền đáp ứng nguyện vọng hướng về cội nguồn của dân téc, với lịch sử cuộc kháng chiến, với cách mạng được nhân dân ta tham gia nhiệt tình, đông đảo. Tuy vậy, các biện pháp thực hiện các cuộc vận động được tiến hành có lúc, có nơi chưa đồng bộ. Điều này thể hiện ở chỗ, môi trường văn hóa nhiều nơi bị xuống cấp khá trầm trọng. Tình trạng xâm phạm di tích lịch sử, danh lam, thắng cảnh, ô nhiễm môi trường còn diễn ra phổ biến, nặng nề, bất chấp dư luận xã hội, bất chấp quy định của pháp luật.

Việc định ra các mô hình văn hóa, tiêu chí, danh hiệu định hướng cho gia đình, cơ quan, đoàn thể, cá nhân để xây dựng lối sống văn minh, tiên tiến chưa rõ, chưa cụ thể và nhiều trường hợp còn nặng về hình thức, thiếu chiều sâu. Trong sinh hoạt gia đình cũng như hoạt động của cơ quan, tuy Đảng và

nhà nước có những chỉ thị, quy định về việc chống lãng phí trong việc tổ chức cưới hỏi, lễ hội, liên hoan, tiếp khách, nhưng nhiều nơi, nhiều người, trong đó có cả cán bộ, đảng viên vẫn có lối sống xa hoa, lãng phí. Điều này là một trong những yếu tố dẫn đến chỗ, một số cán bộ tham nhòng, bòn rút của công, hối lé, ăn chặn, ăn chia. Sù suy thoái lối sống này đã gây bất bình trong nhân dân. Ngày 10 tháng 11 năm 2004, Báo Thanh niên số 315 (3245), Thứ tư 10- 11-2004 đã đưa tin về Hội nghị Tổng kết 05 năm thực hiện Nghị quyết 09/CP và Chương trình Quốc gia phòng-chống tội phạm (Diễn ra vào ngày 9 và 10 tháng 11 năm 2004). Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cho rằng: “3 bức xúc của dân: tham nhòng, ma tuý, tội phạm có tổ chức”.

Thật vậy, từ năm 1997 đến 2002, cơ quan Thanh tra Nhà nước đã tiến hành thanh tra trên 38.000 vụ và đã thu hồi nhiều ngàn tỷ đồng, xử lý kỷ luật nhiều cán bộ, đảng viên. Theo số liệu được công bố trong công trình: “Về giáo dục đạo đức cách mạng trong cán bộ đảng viên hiện nay - Thực trạng và giải pháp” thì

qua 10.373 vụ khiếu nại đã giải quyết có 57,54% nội dung khiếu nại là đúng; 24,20% đúng một phần; 18,26% khiếu nại sai. 60.925 vụ tố cáo đã giải quyết có 55,58% tố cáo đúng. 23,93% đúng một phần và 20,49% sai sự thật, đã có hàng ngàn đảng viên bị thi hành kỷ luật dưới các hình thức: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ ra khỏi Đảng [72,Tr92].

Một lĩnh vực có tác dụng lớn trong tuyên truyền, giáo dục việc kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống để xây dựng lối sống là văn học - nghệ thuật, thông tin đại chúng và vấn đề tôn tạo, bảo tồn di sản văn hóa dân téc. Trong những năm qua, công tác Đảng trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật được tăng cường nhiều hơn, việc quản lý, phê bình được chú ý hơn trước; thông tin trên báo chí, truyền hình ngày càng phong phú, xuất bản ngày càng nhanh đáp

ứng nhu cầu của bạn đọc và chất lượng cũng được nâng dần lên. Sau 05 năm, từ năm 1999 đến nay, với chủ trương đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng, đã có hơn 5.784 tác giả được hỗ trợ để hoàn thành 11.000 tác phẩm, công trình, được xuất bản, ban hành. Việc chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần của văn nghệ sĩ đã tạo điều kiện cho họ cống hiến nhiều hơn cho xã hội. 05 năm qua, nhà nước đã trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh cho 84 tác giả, giải thưởng nhà nước cho 174 tác giả có tác phẩm xuất sắc; mở rộng diện phủ sóng, đạt 90% về phát thanh và 85% về truyền hình, tăng cường mạng internet, thông tấn xã; công tác bảo tồn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể có nhiều bước tiến đáng kể.

Việc sưu tầm các di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là của dân téc thiểu số được Đảng, nhà nước và nhân dân chú ý thực hiện nhiều hơn. Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đã tập hợp hội viên ở cả 54 dân téc anh em, cùng sưu tầm, nghiên cứu, phát huy, phổ biến và truyền dạy các giá trị văn hóa dân téc. Theo thống kê chưa đầy đủ sau hơn 30 năm, các văn nghệ sĩ dân gian đã hoàn thành hàng vạn công trình sưu tầm, nghiên cứu văn nghệ dân gian các dân téc Việt Nam. Trong 400 hội viên (chiếm hơn 50% tổng số hội viên) đã có 476 công trình in thành sách, 3.620 bài tiểu luận khoa học đăng ở các tạp chí khoa học. Hội còn sưu tập hơn 10.000 bài dân ca, bản nhạc dân gian và khoảng 500 băng hình về phong tục, tập quán, kiến trúc dân gian, lễ hội, múa, sân khấu dân gian. [30,Tr111]; nhiều hình thức mới trong giao lưu, sinh hoạt văn hóa, lễ hội truyền thống được tổ chức đã góp phần kế thừa và phát huy các GTVH một cách có hiệu quả; tất cả các tỉnh miền núi đều có đài phát thanh và truyền hình được trang bị kỹ thuật tương đối hiện đại. Các trung tâm huyện đều có trạm tiếp chuyển thu sóng FM của Đài Tiếng nói VN. Do vậy, trong những năm qua, tỷ lệ người dân các xã miền núi, vùng đồng bào dân téc thiểu số được nghe đài phát thanh, xem truyền hình tăng lên. Đến nay,

ở các vùng này có 60% dân được xem truyền hình và 70% dân được nghe đài phát thanh.

Bên cạnh những thành tựu đó, chúng ta thấy còn có một số vấn đề bất cập cần nhận ra để khắc phục. Chúng ta chưa có nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật cũng như tư tưởng ngang tầm với thời đại; việc nâng cao thị hiếu thẩm mỹ và trình độ thưởng thức nghệ thuật còn nhiều hạn chế. Thực tế cho thấy, còn rất nhiều người, trong đó đặc biệt là một bộ phận thanh thiếu niên chạy theo nghệ thuật “rẻ tiền”, thị hiếu thẩm mỹ thấp, chưa có năng lực thẩm mỹ nhất định để nhận ra đâu là một tác phẩm có giá trị nghệ thuật, đâu là một tác phẩm không có giá trị nghệ thuật. Xu hướng lệch lạc trong tư duy sáng tác, đặc biệt là khi khai thác đề tài lịch sử, chiến tranh, thành quả cách mạng đã gây ảnh hưởng không tốt đến đời sống xã hội. Truyền hình, sân khấu còn nhiều điều nhức nhối. Hiện tượng tiêu cực trong âm nhạc, phim ảnh, mỹ thuật, ngôn ngữ, trang phục, kiến trúc, quảng cáo chưa được ngăn chặn. Khoảng cách về văn hóa không chỉ thấy rõ cách biệt giữa các vùng, miền mà còn trong cả giữa các dân téc với nhau. Các xã vùng sâu vùng xa mức sống thấp đã ảnh hưởng đến việc kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống. Tất cả có ảnh hưởng xấu đến việc hình thành nhân cách, lối sống trong nhân dân.

Việc kế thừa và phát huy các GTVH để xây dựng lối sống trong những năm qua không thể không kể đến lĩnh vực giao lưu quốc tế về văn hóa. Đảng, nhà nước và nhân dân ta xác định rằng, trong thời đại ngày nay, để phát triển văn hóa, không thể nào chúng ta đóng cửa, cách ly với thế giới. Với chủ trương mở cửa, giao lưu, hội nhập khu vực và thế giới, chúng ta có dịp tiếp cận được nhiều GTVH, khoa học công nghệ tiên tiến. Thông qua các hình thức hội thi, triển lãm, liên hoan, hội chợ, Festival, trại sáng tác, chúng ta có dịp giới thiệu các GTVH đặc sắc và độc đáo của dân téc ta ra nước ngoài. Cũng qua các hình thức này, tình đoàn kết hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau

giữa các dân téc được nâng lên, giúp nhau giữ gìn bản sắc văn hóa, hình thành lối sống của dân téc mình. Tuy nhiên, cũng chính trong quá trình giao lưu, hợp tác đã nảy sinh nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết. Đứng trước quá trình toàn cầu hóa, nhiều GTVH, nhiều hiện tượng mới xuất hiện, chúng ta

Một phần của tài liệu luận vănKế thừa giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trong xây dựng nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Trang 101 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w