Kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân téc trong xây dựng lối sống phải đảm bảo tính đa dạng, phong phú của

Một phần của tài liệu luận vănKế thừa giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trong xây dựng nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Trang 141 - 143)

téc trong xây dựng lối sống phải đảm bảo tính đa dạng, phong phú của các dân téc, hướng đến hoàn thiện nhân cách con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Như chóng ta biết, lối sống hình thành chịu ảnh hưởng, tác động của rất nhiều yếu tố, trong đó, có những yếu tố có ý nghĩa quyết định như phương thức sản xuất, hình thái kinh tế - xã hội. Mà phương thức sản xuất là hình thức hoạt động của con người, thông qua đó con người biểu hiện một cách căn bản lối sống của mình. C. Mác - Ăngghen từng khẳng định: “Những cá nhân là như thế nào, điều đó phụ thuộc vào những điều kiện vật chất của sự sản xuất của họ” [60,Tr30].

Nước ta đang trải qua thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong thời kỳ này, có nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại đan xen với nhau. Và do đó, các quan hệ sản xuất khác nhau đã tạo kết cấu kinh tế - xã hội phong phú, phức tạp. Điều này là một trong những nguyên nhân tạo nên sự phong phú, đa dạng về lối sống. Đặc biệt, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, trong xu

thế toàn cầu hóa hiện nay, nhiều vấn đề mới đang trực tiếp tác động đến đời sống của từng cá nhân và xã hội. Sự phân hóa xã hội cũng đang diễn ra mạnh mẽ giữa các khu vực lao động xã hội, các nghề nghiệp, các vùng, miền, các cộng đồng dân téc, tôn giáo khác nhau.

Với hơn 54 dân téc anh em cùng sinh sống, do vậy, nước ta là một nước đa dân téc. Các dân téc này có đặc điểm tâm lý khác nhau, có điều kiện sống và sinh hoạt văn hóa cũng khác nhau, do đó, điều tất yếu dẫn đến là có sự đa dạng về lối sống. Chính vì vậy, trong khi kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống để xây dựng lối sống, cần phải chú ý đến tính đa dạng của nó. Đặc biệt, chúng ta cần phải tạo điều kiện để kế thừa và khai thác những phương diện tốt đẹp, những mặt tích cực trong đời sống của các cộng đồng này, khắc phục những mặt hạn chế của nó, tạo điều kiện để họ khẳng định bản sắc riêng trong lối sống của mình. Đồng thời, sự đa dạng và giàu bản sắc của lối sống phải hướng vào mục tiêu chung là phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân téc, xây dựng con người Việt Nam với lối sống cao đẹp. Lối sống đó phải đảm bảo những đặc trưng, yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà Đảng ta đã đề ra.

Thế kỷ XXI là thế kỷ phát triển cao của một xã hội văn minh. Do vậy, một trong nội dung quan trọng mà nhân loại cũng như nước ta hướng đến đó là con người có nhân cách hoàn thiện. Bởi lẽnhân cách là mức độ phù hợp của thang giá trị, thước đo giá trị và định hướng giá trị của chủ thể với thang giá trị, định hướng giá trị của cộng đồng xã hội.

Chương trình cấp nhà nước “Con gngươì Việt Nam – mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội” (KX07) đã phân tích những mặt tích cực và tiêu cực trong định hướng giá trị con người Việt Nam. Những định hướng giá trị này nhằm hoàn thiện nhân cách con người trong thời kỳ công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các nhà nghiên cứu Việt Nam đã đưa ra ý kiến định hướng giá trị nhằm hoàn thiện nhân cách, đó là con người:

- Yêu nước, yêu độc lập tự do, tự hào dân téc, tự lực, tự cường. - Có niềm tin vững chắc và quyết tâm cao hoàn thành nhiệm vụ.

- Biết giữ gìn bản sắc dân téc, có bản chất nhân văn, nhân đạo, nhân ái, nghĩa tình trong quan hệ, có trách nhiệm bản thân, gia đình, với cộng đồng, với đất nước.

- Có tri thức khoa học, có trí tuệ cao, ham học hỏi, linh hoạt, có ý thức cầu tiến, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

- Có thể lực cường tráng, biết tổ chức cuộc sống có văn hóa, lành mạnh, lao động bền bỉ.

- Có ý thức về quyền và nghĩa vụ công dân, chấp hành nghiêm quy định của pháp luật; có ý thức về công bằng xã hội, về dân chủ, tự do, có tinh thần hợp tác.

- Có ý chí vươn lên, có hoài bão, cạnh tranh lành mạnh, năng động, sáng tạo.

Một phần của tài liệu luận vănKế thừa giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trong xây dựng nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Trang 141 - 143)