Lòng nhân ái của dân téc Việt Nam có nguồn gốc sâu xa từ trong xã hội công xã nông thôn thời kỳ nguyên thuỷ, buổi đầu dựng nước. Có người cho rằng, lòng nhân ái của dân téc ta xuất phát từ Nho giáo và Phật giáo. Đó là một sai lầm. Bởi lẽ, Nho giáo và Phật giáo vào Việt Nam sau khi có nhà nước Văn Lang hình thành hàng nghìn năm. Chữ “nhân” của người Việt, trước hết, đó là lòng thương yêu con người, không phân biệt giai cấp. “Người nhân” thường giúp người khác vượt khó khăn, gian khổ, cưu mang người khác; ông quan trong truyền thống dân téc được xem là có nhân khi ông đức độ: cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; ông vua có nhân là ông vua thương yêu dân như con của mình, đồng thời phải kính trọng dân, không tham lam, hối lé, ăn chơi sa đoạ.
Rõ ràng, lòng nhân ái của người Việt có phần khác và phong phú hơn trong cái gọi là “nhân” của Nho và “từ bi” của Phật. Nó đã thắm sâu trong cả các quan hệ từ trong gia đình ra đến xóm làng, xã hội. Nhân ái trong quan hệ gia đình của người Việt Nam biểu hiện ở chỗ, cha mẹ lo cho con khi còn nhỏ, con cái có trách nhiệm lo cho cha mẹ khi cha mẹ già yếu, bệnh tật. Còn anh em trong nhà thì xem “như chân với tay”, “anh thuận, em hoà là nhà có phúc”. Đối với người dưng, lòng nhân ái thể hiện ở việc giúp người nghèo khổ, vượt qua cơn hoạn nạn mà không cần bất kỳ sự trả ơn. Trong quan hệ xóm làng thì lòng nhân ái thể hiện “chín bỏ làm mười”, “nhường cơm, xẻ áo”, “lá lành đùm lá rách”, “Tối lửa, tắt đèn có nhau”, mọi việc xem xét “có lý có tình”, nhưng người Việt Nam nặng tình hơn lý, nhiều lúc đi đến chỗ duy tình. Trong cộng đồng, cái đáng trân trọng và khác biệt với “nhân” hay “từ bi” của Nho và Phật giáo là tư tưởng “thương người như thể thương thân”. Nó trở thành một giá trị cao đẹp lưu truyền từ đời này sang đời khác. Lòng nhân ái của dân téc là cơ sở cho lòng bao dung ngày càng rộng mở trong cuộc sống
cộng đồng, nó bao hàm cả tấm lòng vị tha. Điều này không chỉ bó hẹp trong cộng đồng dân téc Việt Nam mà cả đối với kẻ thù xâm lược.
Có thể nói, lòng nhân ái đã tạo nên một nét độc đáo trong chủ nghĩa nhân văn truyền thống VN. Đúng như Đảng ta đã khẳng định tại Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ V: “Thương nước - thương nhà, thương người, thương mình là truyền thống đậm đà của nhân dân ta”
1.3.4. Vì nghĩa
Vì nghĩa” thực chất là đặt cái chung lên trên cái riêng, dám hy sinh cái riêng, nếu cần, vì cái chung. Có ý kiến cho rằng, vì nghĩa là bản tính, là thuộc tính căn bản của người Việt Cổ với quốc gia Văn Lang. Đối với người Việt Nam, trong các nghĩa, cái nghĩa lớn nhất là cứu nước.
Cũng phải thấy rằng, không phải nhân nghĩa của Việt Nam nhờ vào Nho giáo mà nó đã có trước Nho giáo. Tuy nhiên, khi Nho giáo chiếm địa vị thống trị, tư tưởng nhân nghĩa cũng bắt đầu hưng thịnh và nó có ảnh hưởng nhiều đến đời sống tư tưởng của nhân dân ta. Nguyễn Trãi, Đồ Chiểu là những điển hình.
Trong thời kỳ chống thực dân, đế quốc, chữ “nghĩa” truyền thống vẫn tiếp tục có tác dụng mạnh mẽ trong đời sống nhân dân. Nó đẹp không chỉ trên những vần thơ, những áng văn bất hủ mà nó trở thành một nguyên tắc đạo đức, nguyên tắc sống, đồng thời nó còn là một giá trị tinh thần của dân téc, định hướng cho các nhà lãnh đạo hành động cách mạng. Đặc biệt, từ khi có Đảng, chữ “nghĩa” được nhận thức sâu sắc hơn, quan trọng hơn. Nhân dân ta đã ý thức rằng, cách mạng là chính nghĩa, kháng chiến chống giặc ngoại xâm là chính nghĩa, líp líp người Việt Nam đã hy sinh quên mình, hàng triệu trái tim trên thế giới ủng hộ cho cuộc kháng chiến chống thực dân đế quốc, vì sự nghiệp giải phóng dân téc, giải phóng đất nước, giành lại độc lập cho nhân
dân. Hồ Chí Minh một biểu tượng tuyệt vời vì nghĩa. Người đã hy sinh cả đời mình cho đại nghĩa, đó là con đường giải phóng dân téc.
Có thể nói, “vì nghĩa” đã được nhân dân ta nâng lên thành ý thức của dân téc, trở thành tiêu chuẩn đánh giá con người; “vì nghĩa” trở thành bổn phận đối với tổ tiên, đối với bạn bè. Gặp việc nghĩa thì không thể khước từ, cho dù khó khăn, cho dù việc đó có ảnh hưởng đến lợi Ých của mình. Sâu hơn, vì nghĩa mà lớn nhất là đặt đất nước dân téc lên trên cá nhân, đã trở thành triết lý nhân sinh cao cả của con người VN. Do vậy, nó trở thành “trái núi đỡ tượng những anh hùng lên cao vót”.
1.3.5. Cần cù
Từ buổi bình minh của lịch sử dân téc, con người Việt Nam đã phải vừa chống chọi với thiên tai, lũ lụt, hạn hán vừa phải chống giặc ngoại xâm, cho nên, nó đã góp phần hình thành nên đức tính cần cù của dân téc. Và do vậy, nó có đặc trưng riêng, không giống với những dân téc khác. Khi đề cập đến đức tính cần cù, không ai có thể phủ nhận rằng, dân téc Việt Nam rất cần cù. Sau khi Bác Hồ xem Bảo tàng Cách mạng, Bác viết bài báo đăng ở Báo Nhân dân, ngày 4 tháng 7 năm 1959. Bài báo có đoạn: “Đất nước Việt Nam tươi đẹp và giàu có. Nhân dân Việt nam thông minh và cần cù” [81đd,Tr212]. Đó cũng chính là nhận xét, đánh giá của rất nhiều người nước ngoài. Hình ảnh đầu đội, vai gánh, lưng cõng, tay nhanh nhẹn khéo léo, chân chạy như bay, đi suốt hàng ngàn cây số đê điều, cấy cày công phu, cặm cụi làm vườn cho dù mưa dầm, nắng cháy, rét buốt đêm khuya con người VN vẫn vui tươi vừa làm, vừa hát. Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Huyên cũng từng cho rằng, chẳng thấy nơi nào trên thế giới một dân téc cần cù như dân téc ta.
Có thể nói, dân téc Việt Nam vốn có truyền thống cần cù: cần cù trong lao động chân tay, sản xuất vật chất, trong lao động trí óc, cần cù trong cả chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Điều này không những được thấy trong các
thần thoại, truyền thuyết, những tục ngữ ca dao mà còn thấy ở trong cả văn chương bác học; không chỉ thể hiện ở những cá nhân mà còn thể hiện ở cả cộng đồng dân téc. Với nội dung đó, có thể khẳng định, đức tính cần cù là một đức tính lớn của dân téc Việt Nam. Nó đã làm nên bản sắc của nền văn hóa và được biểu hiện rõ nét trong đời sống của dân téc ta. Đức tính này góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc suốt chặng đường mấy nghìn năm lịch sử.
1.3.6. Lạc quan
Tuy có cách nói khác nhau, nhưng có thể hiểu lạc quan là niềm tin của bản thân, của tập thể hay cả một cộng đồng ở tương lai một sự tốt đẹp về một vấn đề nào đó. Có thể khẳng định, dân téc Việt Nam là một dân téc lạc quan. Đức tính lạc quan của người Việt là một “đức tính lớn có từ thời thiên cổ”. Điều này được biểu hiện trong thần thoại, truyền thuyết, cổ tích từ thời Văn Lang - Âu Lạc. Truyện Thánh Gióng là một thí dụ về tinh thần lạc quan chống giặc của dân téc. Truyện Sơn tinh - Thuỷ tinh là một điển hình cho tinh thần lạc quan của dân téc Văn Lang trong việc chống lại thiên tai, lũ lụt. Từ đó đến nay, đất nước trải qua bao cuộc chiến tranh và những lúc khó khăn, vất vả tưởng chõng như không thể vượt qua được, tinh thần lạc quan của nhân dân ta vẫn được kế thừa và phát huy. Có lẽ, chính vì vậy mà các nhà nghiên cứu nước ta cho rằng, tinh thần lạc quan đó đã hình thành chủ nghĩa lạc quan của người Việt.
Thật vậy, chủ nghĩa lạc quan này càng có cơ sở vững chắc khi lịch sử nước ta bước vào thời kỳ hiện đại, thời kỳ có Đảng Cộng sản, có chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cơ sở khoa học vững chắc của lòng lạc quan cách mạng được chứng minh một cách thuyết phục.
Có lẽ, việc kế thừa, phát huy tinh thần lạc quan trong lối sống như vậy là thật đáng ca ngợi và tự hào. Giữa chiến trường đầy thương tích, đạn bom, khói lửa, người ta vẫn sống, chiến đấu với niềm tin tưởng ở một tình yêu chân chính, ở một tương lai xán lạn của đất nước. Đó cũng chính là một trong những cơ sở khoa học cho tinh thần lạc quan được Bác Hồ tiên đoán về cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ, nhưng nhất định sẽ thắng lợi. Bác Hồ đã nhận định: Chiến tranh có thể kéo dài 05 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, nhưng nhất định sẽ thắng lợi. Lời tiên đoán đó trở thành hiện thực khi cả quân dân ta kết cục bằng chiến thắng lịch sử vẻ vang - đại thắng mùa xuân 1975. Hiện thực đó là một minh chứng hùng hồn cho tinh thần lạc quan cách mạng của dân téc ta.
Trên đây là một số GTVH truyền thống được đánh giá là quan trọng trong hệ các giá trị người Việt Nam. Các giá trị này có một vai trò và ý nghĩa tích cực trong việc xây dựng lối sống mới ở nước ta hiện nay.
Chương 2