Thực trạng của việc kế thừa và phát huy giá trị “lòng nhân ái, khoan dung” trong xây dựng lối sống

Một phần của tài liệu luận vănKế thừa giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trong xây dựng nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Trang 88 - 91)

ái, khoan dung” trong xây dựng lối sống

Nhân ái, khoan dung là một GTVH lớn của người Việt Nam. Qua những giai đoạn lịch sử khác nhau, lòng nhân ái, khoan dung có những nội dung mới, song về cơ bản, nó vẫn giữ được nét đặc sắc riêng nó. Nếu so sánh

với GTVH của một số nước trên thế giới thì lòng nhân ái, khoan dung là một GTVH rất đáng tự hào của dân téc Việt Nam. Có lẽ, không chỉ nhân dân ta mà cả giặc xâm lược phương Bắc cũng không thể nào quên được hành động nhân đạo cao cả đáng khâm phục của Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung đã mở đường hiếu sinh, tha tội cho hàng chục vạn tù binh thua trận về nước an toàn. Lòng nhân đạo này được “nuôi dưỡng” và “lớn lên” từ tấm lòng nhân ái, khoan dung của người Việt.

Trong những năm qua, nền kinh tế thị trường đã thể hiện tính năng động, ưu việt của mình so với sự phát triển nền kinh tế vận hành theo cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp. Nhưng cũng chính sự thay đổi đó đã làm cho một số GTVH truyền thống của dân téc ta bị biến dạng. Điều đáng mừng là, giá trị nhân ái, khoan dung vẫn tiếp tục được dân téc ta kế thừa, phát huy và nâng lên một tầm cao mới trong xây dựng lối sống của mình. Lòng thương người, khoan dung truyền thống thấm nhuần tinh thần lạc quan, tin tưởng vào sự chiến thắng của cái chính nghĩa, cái đẹp trước cái phi nghĩa, cái xấu, sẵn sàng cưu mang những ai gặp hoạn nạn khó khăn, bất hạnh.

Thật vậy, giữa sự bề bộn của một nền kinh tế thị trường lắm khi xô bồ, ta vẫn cảm thấy yên tâm khi mọi tầng líp trong xã hội, từ thiếu nhi đến cụ già, từ học sinh tiểu học đến sinh viên, từ nhân viên bình thường cho đến cán bộ cao cấp, biết chia sẻ lẫn nhau, bao dung, độ lượng với nhau. Có lẽ, cuối năm 2004 vừa qua, câu chuyện chị Trần Thị Mai ở Sông Giang, Quảng Bình, vì thương người mà anh dũng cứu người chết đuối, nhưng không may chị đã hy sinh để lại 07 đứa con không mẹ không. Tất cả họ đều hăng hái góp sức mình vào các phong trào có ý nghĩa sâu sắc: “Uống nước nhớ nguồn”, “Xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa”; “Áo lụa tặng bà”, “Tấm chăn nghĩa tình Êm lòng mẹ”, “Phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng“, “Gây quỹ vì người nghèo”, “Hiến máu nhân đạo”, “Vòng tay nhân ái”, “Nối vòng tay lớn”, “Vì

nạn nhân ảnh hưởng chất độc màu da cam”, “Thanh niên tình nguyện phát triển nông thôn”. Các phong trào này đã đạt được những kết quả khả quan. Theo báo của Đại hội đại biểu toàn quốc BCH Trung ương Đảng khóa IX, đến nay, 100% Bà mẹ Việt Nam Anh hùng được các đơn vị, tổ chức nhận phụng dưỡng đến cuối đời; hàng chục vạn thân nhân của liệt sĩ được đỡ đầu. Toàn dân góp nhiều tỉ đồng, của cải, công sức cứu trợ đồng bào các vùng bị thiên tai lớn, người già không nơi nương tựa, trẻ em gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn...

Một điều đáng quý nữa là, lòng nhân ái của dân téc ngày nay không chỉ bó hẹp trong phạm vi đất nước mà nó đã vượt ra đến phạm vi quốc tế. Chúng ta đã có nhiều chuyến hàng giúp đỡ những nước bạn gặp khó khăn. Đặc biệt, mới đây, lòng nhân ái của nhân dân ta đã được thể hiện bằng những nghĩa cử rất cao đẹp trong việc ủng hộ tiền của cho các nước bị sóng thần hung dữ tàn phá khốc liệt con người.

Tuy vậy, cũng cần nhận ra rằng, chính lòng nhân ái, khoan dung trong giai đoạn hiện nay có biểu hiện suy giảm, biến dạng trong lối sống của không Ýt cá nhân. Dễ thấy nhất có lẽ là lối sống ngoại lai Ých kỷ, hẹp hòi, phi nhân ái đang có chiều hướng lấn án lối sống giàu nghĩa tình truyền thống. Đây là điều mà Đảng ta đã từng cảnh báo: “Tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hóa dân téc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân téc. Không Ýt trường hợp vì đồng tiền và danh vị mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí đồng nghiệp” [24,Tr46].

Kinh tế thị trường ngày càng phát triển, giao lưu, hội nhập quốc tế được mở rộng, nhiều cá nhân có được cơ hội thuận lợi để làm ăn, thu nhập tăng lên, nhưng đáng tiếc, trong xã hội lại xuất hiện những hành vi mất tính nhân ái. Thử lấy một ví dụ mà đồng chí Nguyễn Khoa Điềm đã nêu trong bài

“Tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết trung ương năm, khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”:

Gần đây, báo chí đưa tin ở Vĩnh Phóc, có làng Tề Lỗ, nông dân sắm 120 chiếc xe con, trong đó có tới 40 đến 50 loại từ 400 đến 500 triệu. Điều đó chứng tỏ nông dân bắt đầu khá giả và dùng phương tiện cao cấp để làm ăn và sinh hoạt. Nhưng cũng tại Vĩnh Phóc, có làng Bến chỉ 02 năm mà bọn côn đồ đã gây ra trên 10 lần đánh mìn, 10 lần đốt nhà dân” [29,Tr10].

Tình làng, nghĩa xóm, quan hệ người với người, lòng bao dung bị mờ nhạt dần đi. Sự đùm bọc cưu mang, giúp đỡ người khó khăn Ýt được diễn ra từ tình cảm chân thật tự đáy lòng. PGS,TS. Nguyễn Văn Huyên nhận định:

Quan hệ mật thiết của truyền thống xã hội nông nghiệp xưa kia không còn đậm nét. Có thể nói, nếp sống công nghiệp và hiện đại đã làm xơ cứng lối sống tình cảm, mất đi những cảnh sinh hoạt thanh bình của làng quê, tình cảm gắn con người với thiên nhiên. Thế giới tinh thần, tình cảm không những Ýt được quan tâm mà ngày càng bị nghèo đi, thậm chí còn bị què quặt. Đây là sự mất mát to lớn đối với lối sống của người Việt Nam hiện nay [44,Tr33-34].

Một phần của tài liệu luận vănKế thừa giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trong xây dựng nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w