Về mặt lý luận

Một phần của tài liệu luận vănKế thừa giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trong xây dựng nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Trang 41 - 46)

Theo quan điểm của triết học duy vật biện chứng, phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy con người. Ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật nói lên ba phương diện khác nhau về sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Trong đó, quy luật phủ định của phủ định nói lên khuynh hướng chung của quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Trong quá trình phủ định, cái cũ mất đi, cái mới ra đời thay thế cho cái cũ, cái mới này tiến bộ hơn cái cũ. Cái mới không loại bỏ toàn bộ cái cũ mà giữ lại những nhân tố tích cực của cái cũ, gia nhập vào cái mới, tạo điều kiện cho cái mới ra đời và phát triển. Đó chính là sự phủ định biện chứng - phủ định có kế thừa. Nói như V.I.Lênin, đó không phải là sự phủ định sạch trơn mà là sự phủ định coi như vòng khâu của liên hệ, vòng khâu của sự phát triển với sự duy trì cái khẳng định. Sự duy trì “cái khẳng định” không có nghĩa là cái mới tiếp nhận nguyên cái cũ mà nó phải được đổi mới, phát triển, bổ sung để nâng cái được kế thừa lên một trình độ mới. Do vậy, có thể nói, qua những lần phủ định biện chứng, sự vật trải qua những nấc thang của sự phủ định và phát triển đi lên. Đây chính là quá trình vừa lọc bỏ vừa giữ lại và đổi mới trong nội dung và hình thức của sự vật, hiện tượng. Bản thân kế thừa biện chứng bao giê cũng có chọn lọc có phê phán. Cho nên, có thể nói, kế thừa là phạm trù triết học chỉ sự liên hệ phổ biến giữa

cái cũ và cái mới trong quá trình vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy con người.

Cần phải thấy rằng, kế thừa có quan hệ biện chứng với đổi mới. Đó là hai mặt thống nhất, bổ sung cho nhau trong quá trình phát triển. Trong sù ra đời của cái mới luôn có cái cũ được kế thừa, cải biến. Chính vì vậy, triết học duy vật biện chứng khẳng định, kế thừa là một trong những đặc điểm cơ bản và phổ biến của phủ định biện chứng. Có thể nói, không có cái mới nào ra đời từ hư vô, không liên hệ với cái cũ. Cái mới là hiện thân của các yếu tố tích cực từ cái cũ đã được đổi mới, đồng thời là hiện thân của những đặc điểm, yếu tố của cái mới. Như vậy, trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng, phủ định biện chứng không chỉ là phủ định có kế thừa mà còn có sự biến đổi thành cái mới. Nhưng cũng cần chú ý rằng, cái mới ra đời như thế nào là tuỳ thuộc rất lớn vào việc kế thừa, đổi mới. Bởi lẽ, nếu kế thừa những yếu tố không phù hợp với cái mới, cái tiến bộ hoặc kế thừa nguyên xi không có cải biến, đổi mới thì cái mới với tư cách là cái tiến bộ, ưu việt hơn cái cũ sẽ không xuất hiện.

Trái với quan điểm phủ định biện chứng là quan điểm phủ định siêu hình. Họ cho rằng, quá trình phủ định là loại bỏ hoàn toàn cái cũ, nghĩa là phủ định sạch trơn.

Sù ra đời của triết học Mác đã tạo nên một bước ngoặt cách mạng trong lịch sử triết học. Trong hệ thống triết học của Mác, ta thấy đó là sự kế thừa các tinh hoa tư tưởng triết học trước đó một cách biện chứng, chẳng hạn như phép biện chứng của F.Hegel, chủ nghĩa duy vật của L.Phơbach và các nhà triết học trước đó. Nhưng cũng cần phải thấy rằng, bản thân triết học Mác cũng là một hệ thống mở. Nghĩa là nó vẫn vận động, biến đổi theo quy luật của triết học. Và do vậy, nói như V.I.Lênin, triết học Mác không phải là cái

xong xuôi, kết thúc, hoàn thiện mà nó đòi hỏi luôn được kế thừa, bổ sung và phát triển.

Như vậy, kế thừa là một quá trình có tính tất yếu của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội cũng như tư duy con người. Và do vậy, kế thừa trong sự phát triển văn hóa cũng là một quá trình tất yếu. Nói cách khác, muốn cho văn hóa phát triển thì không thể không kế thừa. Tuy nhiên, kế thừa trong văn hóa có nét đặc trưng riêng nó.

Nói đến kế thừa trong văn hóa trước hết là nói đến truyền thống văn hóa. Bởi lẽ, nội dung cốt lõi trong kế thừa văn hóa là cái mới nào ra đời cũng dùa trên cái cũ, cái cũ tạo tiền đề cho cái mới ra đời và phát triển. Không có truyền thống thì sẽ không có hiện tại và tương lai; không có truyền thống thì lịch sử dân téc sẽ bị đứt đoạn. Bởi truyền thống là cái cầu nối giữa quá khứ - hiện tại - tương lai. Cho nên, quá trình hiện đại hóa đất nước không thể không dùa vào truyền thống. Hiện đại là cái tiếp nối truyền thống. Chính cái truyền thống tạo ra một cơ sở hiện thực cho quá trình kế thừa, phát triển.

Trong sự vận động, phát triển văn hóa, các dân téc đều tìm cách giữ gìn, kế thừa, phát triển văn hóa của mình và truyền lại cho thế hệ sau. Do vậy, người ta cho rằng, văn hóa chính là “bé gien di truyền” của xã hội. Vấn đề kế thừa văn hóa được V.I.Lênin đặc biệt quan tâm. Ông từng khẳng định, “nếu chúng ta không kế thừa và tiếp thu những di sản, thành tựu văn hóa, khoa học kỹ thuật của nhân loại và đặc biệt là chủ nghĩa tư bản thì chúng ta sẽ “không có vật liệu nào khác” [50,Tr66]. Nhưng chính V.I. Lênin cũng đã kịch liệt phê phán những quan điểm sai lầm về vấn đề kế thừa, tiếp thu văn hóa theo kiểu chủ nghĩa dân téc, chủ nghĩa hư vô. Biểu hiện của Chủ nghĩa Dân téc là quá đề cao văn hóa truyền thống, phủ nhận sự du nhập thành quả văn hóa tiến bộ của thế giới. Còn biểu hiện của chủ nghĩa hư vô là phủ nhận văn hóa quá khứ - truyền thống. V.I. Lênin đã nhấn mạnh: “Phải tiếp thu toàn bộ nền văn hóa

do chủ nghĩa tư bản để lại và dùng văn hóa đó để xây dựng chủ nghĩa xã hội” [50,Tr67]. Và V.I.Lênin đã kịch liệt phê phán những người theo phái “Văn hóa vô sản”, họ muốn xây dựng một nền văn hóa hoàn toàn mới, phủ định sạch trơn, không kế thừa bất cứ thành tựu nào của xã hội trước. Chính V.I.Lênin cho đây là một điều ngu ngốc.

Từ những điều đã trình bày, có thể khẳng định rằng, kế thừa trong phát triển văn hóa là vấn đề có tính tất yếu của mọi nền văn hóa.

Tuy nhiên, khác với sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, việc kế thừa văn hóa còn phụ thuộc nhiều yếu tố xã hội khác. Chẳng hạn, điều kiện kinh tế-xã hội là yếu tố tác động quan trọng đối với việc kế thừa văn hóa. Ngoài ra, việc kế thừa văn hóa còn chịu tác động bởi các yếu tố từ bên ngoài, đó là sự ảnh hưởng của nền văn hóa nhân loại, văn hóa các dân téc trong quá trình tiếp xúc, giao lưu, hội nhập quốc tế.

Nhận thức điều này cho phép chúng ta đi vào xem xét vấn đề kế thừa các GTVH truyền thống của dân téc trong xây dựng lối sống một cách đúng đắn và toàn diện hơn.

Có thể khẳng định rằng, chỉ những GTVH được kế thừa mới trở thành GTVH truyền thống. Các GTVH truyền thống là sự kết tinh sức sáng tạo, bền vững và bản lĩnh của dân téc theo chiều dài của lịch sử. Cho nên, trong quá trình phát triển văn hóa nói chung ở quá khứ, hiện tại cũng như tương lai, việc kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống của dân téc là một tất yếu khách quan. Đây chính là quá trình các GTVH tồn tại, phát triển và truyền lại cho các thế hệ sau. Do vậy, việc kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống của dân téc có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển các GTVH mới cũng như trong xây dựng lối sống nói chung.

Thật vậy, trong quá trình phát triển văn hóa nói chung và xây dựng lối sống nói riêng, sẽ không thực hiện được một cách tốt đẹp như người ta hằng

mong muốn, nếu dân téc đó phủ định sạch trơn hoặc kế thừa nguyên xi các GTVH truyền thống, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Kinh nghiệm phát triển đất nước của nhiều nước cho thấy, không có nước nào phát triển cao về văn hóa, kinh tế mà không kế thừa các giá trị truyền thống. Các “con rồng châu Á” trước đây là một ví dụ. Trong bảng giá trị mà các nước châu Á đề ra để phấn đấu xây dựng nền văn hóa trong xã hội hiện đại đều đề cập đến GTVH truyền thống. Malaixia chủ trương làm sống lại nền văn hóa bản địa; Brunei chủ trương tôn trọng truyền thống và phong tục; Trung Quốc chủ trương xây dựng nền văn minh tinh thần và CNXH mang màu sắc Trung Quốc. Ngày 9-12-1986, Liên hiệp quốc đã thông qua Nghị quyết 41/187 tuyên bố thập kỷ 1988-1997 là “Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa”. Và đại hội đồng UNESCO lần thứ 24 (10-1987) đã thông qua kế hoạch hành động của UNESCO đối với cuộc vận động này. Nội dung UNESCO phát động để làm phong phú các bản sắc văn hóa, cổ vũ mọi khả năng sáng kiến cá nhân và tập thể đã đề cập đến ba lĩnh vực ưu tiên: bảo vệ và bảo tồn các di sản văn hóa; biến đổi sáng tạo nền văn hóa; giữ gìn và đổi mới GTVH.

Nhưng vì sao các nước lại phải kế thừa các giá trị truyền thống? Câu trả lời chắc chắn rằng, nếu không dùa vào các GTVH truyền thống để xây dựng lối sống thì lối sống mới sẽ lai căng, mất gốc, xa lạ với dân téc. Biểu hiện của nó chính là lối sống thực dụng, vị kỷ kiểu phương Tây. Điều này là không thể chấp nhận, bởi nó đi ngược lại với nguyện vọng của dân téc. Trong suốt hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, con người Việt Nam đã xây dựng được lối sống cần, kiệm, chịu khó, yêu nước thương nòi, biết hy sinh vì cộng đồng dân téc, nhân đạo, bao dung. Những giá trị này đã được dân téc ta dày công kiến tạo và giữ gìn từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Do vậy, có thể khẳng định rằng, việc kế thừa các GTVH truyền thống là một quá trình tất yếu khách quan.

Một phần của tài liệu luận vănKế thừa giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trong xây dựng nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Trang 41 - 46)