Mâu thuẫn giữa kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân téc với xu hướng bảo thủ, phục cổ trong xây dựng

Một phần của tài liệu luận vănKế thừa giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trong xây dựng nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Trang 118 - 124)

truyền thống của dân téc với xu hướng bảo thủ, phục cổ trong xây dựng lối sống

Trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, chóng ta phải xây dựng lối sống mới phù hợp với sự phát triển của xã hội công nghiệp và thời đại hội nhập quốc tế, nhưng vẫn giữ gìn và phát huy được các giá trị tốt đẹp trong lối sống cổ truyền của dân téc. Điều đó không có nghĩa là lối sống mới mà chúng ta xây dựng hôm nay hoàn toàn xa lạ, không kế thừa các giá trị tích cực nào của lối sống cổ truyền của dân téc. Thực té cho thấy, chúng ta đang gặp phải hai xu hướng: một là, kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống của dân téc; hai là, xu hướng bảo thủ, phục cổ trong xây dựng lối sống.

Lối sống cổ truyền trước đây của dân téc là lối sống của một xã hội nông nghiệp. Bên cạnh những giá trị tích cực như đề cao tính cộng đồng, cá nhân - gia đình - làng - nước kết cấu bền chặt với nhau, lòng yêu thương gắn bó: “tối lửa tắt đèn có nhau”, trọng sự yên ổn... thì nay chuyển sang xã hội công nghiệp và phát triển kinh tế thị trường, lối sống đó bộc lé những mặt tiêu cực, cản trở quá trình xây dựng lối sống của xã hội công nghiệp.

Theo nhận định của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu thì ảnh hưởng của nền văn minh nông nghiệp đến lối sống của người Việt Nam là rất lớn. Có thể thấy, tâm lý điển hình của người Việt là tâm lý làng xã, mang những yếu tố cần khắc phục như là chủ nghĩa tình cảm, chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa bình quân, chủ nghĩa lão làng, chủ nghĩa quan liêu, gia

trưởng...Đó là những nguy cơ cản trở việc xây dựng lối sống mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Có thể nói, những đặc điểm của một nền sản xuất tiểu nông đã tạo ra một nếp nghĩ và lối sống tuỳ tiện. Có thể nêu một vài hạn chế trong lối sống đó là thãi quen manh mún, tản mạn, tuỳ tiện, được chăng hay chớ, tuỳ tiện, tính kỷ luật yếu, xem thường pháp luật, khả năng hợp tác trong công việc hạn chế là những “bức rào” cản trở không phải dễ dàng vượt qua.

Chóng ta biết, kinh nghiệm các nước phát triển trên thế giới ngày nay cho thấy, không có một nước nào có thể giàu có, trở thành tiên tiến mà chỉ dùa vào nông nghiệp, không tiến hành công nghiệp hóa, hiên đại hóa. Hơn nữa, ở nước ta, đó là một ngành nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ, tản mạn, manh mún và lạc hậu. Trong khi đó tâm lý tiểu nông, tư tưởng “trọng nông ức thương” vẫn còn tồn tại. Tâm lý này bắt nguồn từ một lịch sử lâu đời của người dân Việt Nam, đã quen với kiểu xã hội “thắt nút”, sản xuất nhỏ, mua bán nhỏ, địa chủ nhỏ, thiếu người biết sản xuất, kinh doanh làm ăn lớn, tư duy vượt ra “luỹ tre làng”...

Tư tưởng “bình quân chủ nghĩa” cũng là “sản phẩm” của lối sống tiểu nông. Có thể nói rằng, tư tưởng này đang cản trở rất lớn việc xây dựng lối sống mới hiện nay. Như chúng ta biết, trong nền kinh tế thị trường, trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc lấy hiệu quả công việc làm thước đo mức độ hoàn thành công việc của mỗi người là có ý nghĩa rất quan trọng. Điều này có tác dụng kích thích năng lực sáng tạo, linh hoạt, năng động của mỗi cá nhân. Việc đánh giá, khen thưởng hay hưởng thụ cần thiết phải dùa trên cơ sở này. Thế nhưng, trên thực tế, hiện nay, trong cuộc sống đời thường, cả trong nhiều cơ quan nhà nước, tư tưởng “bình quân chủ nghĩa” còn là một tư tưởng khá phổ biến. Điều này đã dẫn đến lối sống thiếu năng động, thiếu tìm tòi sáng tạo, trông chờ của nhiều cá nhân. Kiểu làm ăn được chăng hay

chớ, lười biếng cũng như siêng năng, làm nhiều cũng như làm Ýt, hiệu quả công việc cao cũng như thấp đang là một thứ “vũ khí” triệt tiêu động lực cá nhân, cản trở sự hình thành lối sống mới.

Tuy nhiên, điều đó có lý do khách quan là khi cái truyền thống được tiếp nhận, kế thừa thì việc loại bỏ nó là không đơn giản, đặc biệt là khi truyền thống đó đã thâm nhập vào “máu thịt” con người. Hơn nữa, dân téc Việt Nam có cả thời kỳ dài tồn tại gắn liền với nền văn minh nông nghiệp.

Thật vậy, thực tế cho thấy, truyền thống sau khi đã hình thành, bao giê cũng mang tính ổn định, tính lưu truyền và do đó nó tồn tại một cách bảo thủ trong nếp tư duy, trong thãi quen, tập quán của con người, ngay cả khi những cơ sở hình thành của nó đã biến đổi.

Hiện nay, có một số người nhân danh bảo vệ bản sắc văn hóa dân téc trong xây dựng lối sống, họ quay về đề cao quá khứ, coi thường hiện tại và tương lai, thậm chí chủ trương phục cổ, cắt đứt mối liên hệ giữa quá khứ - hiện tại - tương lai. Một số người khác nhân danh kế thừa và phát huy truyền thống của dân téc, họ quay về khôi phục những mặt hạn chế trong lối sống cổ truyền như đề cao đầu óc bè phái, phường hội, phục hồi tình trạng mê tín, dị đoan; phục hồi các hủ tục rườm rà trong tang ma, cưới hỏi, trong lễ hội của cộng đồng, tục lễ làng xã. Chẳng hạn, nhiều địa phương hiện nay tổ chức quá nhiều lễ hội, gây tốn kém không cần thiết tiền của của nhân dân. Có thể nói,nhiều địa phương đã đi quá đà, thậm chí có những biểu hiện sai trái. Nổi cộm tình tang tổ chức lễ hội là tình trạng thương mại hóa. Không khí lễ hội mất hết sự tôn nghiêm, nhiều nơi biến thành “chợ” với đủ dịch vụ. Nhiều nơi tổ chức lễ hội truyền thống có tế lễ bởi những nghi thức chặt chẽ, văn tế ca tụng công đức các vị thành hoàng và cầu mong an cư, lạc nghiệp. Do tự phát, nhiều lễ hội tổ chức thiếu nghiêm túc, mang tính chất thần bí, dị đoan, hủ tục như việc đốt vàng mã, cầu hồn, bói toán.

Năm 1997, Trung tâm Công nghệ Thông tin của Văn phòng Bé và Viện nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật tổ chức điều tra xã hội học về thái độ người dân ở làng quê đối với lễ hội.

Với câu hỏi: “Ông (bà) có tham dự các lễ họi của làng không? Kết quả thu được từ 3.632 phiếu, trong đó có 2.121 phiếu trả lời có (69,26%) và 941 phiếu trả lời không (30,74).

Và nhóm nghiên cứu đặt tiếp câu hỏi: “Lý do tham gia lễ hội và lễ hội của làng có tác dụng gì? Kết quả thu được từ 3.632 phiếu theo bảng sau:

Lý do Số người

trả lời có

Số người trả lời không

Giữ gìn truyền thống văn hóa của làng 2053 1009 Gắn bó các thành viên trong làng 1710 1361 Là dịp bày tỏ lòng biết ơn với những người có

công với làng

1423 1639

Là dịp để vui chơi gặp gỡ 926 2136

Là dịp để cho các dòng họ trong làng thể hiện 495 2567 Lhẳng định danh tiếng của làng 471 2591 Là dịp để cầu cho sở nguyện riêng 205 2857

Là dịp để cầu tài cầu léc 203 2859

Tính theo phần trăm: Lý do Số người trả lời có (%) Số người trả lời không (%) Giữ gìn truyền thống văn hóa của làng 67,04 32,96 Gắn bó các thành viên trong làng 55,55 44,45 Là dịp bày tỏ lòng biết ơn với những người có

công với làng

46,47 53,53

Là dịp để vui chơi gặp gỡ 30,24 69,76

Khẳng định danh tiếng của làng 15,38 84,62 Là dịp để cầu cho sở nguyện riêng 15,38 84,62

Là dịp để cầu tài cầu léc 6,62 93,38

[Nguồn 30,Tr146-147] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn vào kết quả cho ta thấy, việc khôi phục lẽ hội không phải chủ yếu để giữ gìn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống mà vì những lý do khác nhiều hơn. Chẳng hạn, tổ chức lễ hội để cầu tài, cầu léc là chiếm tỷ lệ cao nhất. Kế tiếp là cầu cho sở nguyện riêng, vì danh tiếng của làng, là dịp để cho các dòng họ trong làng thể hiện...

Mét sè gia đình có thu nhập tăng lại muốn phô trương, khôi phục một số hủ tục rườm rà trong ma chay, cưới hỏi. Một số địa phương thi nhau xây dựng hương ước. Như chúng ta biết, hương ước là nơi biểu hiện khá rõ các tập tục, nếp sống của làng. Bên cạnh việc duy trì nội dung phong phú của nếp sống cộng đồng, gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân téc, hương ước còn có nhiều hạn chế trong điều kiện xã hội mới. Có thể thấy, do ảnh hưởng bởi sức mạnh của hương ước, nhiều nơi người dân có lối suy nghĩ “phép vua thua lệ làng”, xem thường pháp luật, không quen với lối sống văn minh mà xã hội ta cũng như các nước đang thực hiện, đó là một xã hội có sự điều hành, quản lý của nhà nước pháp quyền, trong đó mọi người sống và làm việc theo pháp luật; ngoài ra, tư tưởng “thương yêu người thân” trong công tác, lối kéo người thuộc gia téc, cùng địa phương tạo sự bè phái trong quan hệ, trong công tác xã hội cũng là ảnh hưởng tiêu cực của hương ước.

Gần đây, đáng lo ngại là, trong quan hệ công tác, quan hệ cuộc sống của nhiều người, nhiều nơi xuất hiện những cụm từ: “Chi bộ họ ta”, “chính quyền họ ta”, “họ này, họ kia nắm chính quyền, nắm đảng uỷ”. Chính điều

này dẫn đến các biểu hiện tiêu cực trong lối sống của nhân dân, cả cán bộ, đảng viên.

Có thể nói, ảnh hưởng tiêu cực của tình cảm dòng họ đối với cán bộ công chức nhà nước hiện nay thể hiện ở chỗ, nó tạo ra tính cục bộ, bè phái trong quan hệ quyền lực, trong quản lý xã hội ở các địa phương, các cơ quan nhà nước. Những biểu hiện tâm lý tiêu cực này làm giảm đi tính cố kết, tinh thần đoàn kết, thống nhất của tập thể, làm tăng thêm các xung đột mâu thuẫn trong trong cơ quan và cộng đồng xã hội, giảm hiệu lực của các quan hệ pháp luật và ảnh hưởng xấu đến tính lợi Ých của tập thể và của đất nước nói chung. Ở không Ýt địa phương, việc duy trì nhiều hủ tục lạc hậu, lãng phí tiền bạc trong các hiện tượng mê tín dị đoan, phản khoa học, trái với thuần phong mỹ tục ngày càng gia tăng đến mức báo động.

Cho nên, việc giải quyết mâu thuẫn giữa việc kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống trong xây dựng lối sống mới với xu hướng bảo thủ, phục cổ là vấn đề bức thiết đang đặt ra.

Như vậy, những vấn đề đặt ra trong xây dựng lối sống của nhân dân ở nước ta chính là quá trình phát hiện các mâu thuẫn nêu trên, từ đó tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, góp phần xây dựng lối sống mới đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước trong thời đại mới.

Chương 3

Một phần của tài liệu luận vănKế thừa giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trong xây dựng nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Trang 118 - 124)