“Lối sống” là khái niệm vẫn đang còn nhiều ý kiến khác nhau. Từ lâu, khái niệm này đã được các nhà triết học, văn hóa, xã hội học đề cập. Từ “lối sống” được dịch từ chữ “Mode de vie” trong tiếng Pháp, Lebensweise trong tiếng Đức, Obraz zhizni trong tiếng Nga và “Mode of life”, “Way of life” hoặc “Lifestyle” trong tiếng Anh. Theo N.I. Bê-lô-va, mặc dù đã có nhiều tác giả, nhiều tài liệu đề cập đến khái niệm lối sống, nhưng đến nay, người ta vẫn chưa thể nêu lên một định nghĩa tương đối thống nhất về nội dung và ý nghĩa của nó. Điều này cho chóng ta thấy rõ tính phức tạp của khái niệm “lối sống”.
Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, Mác và Ăngghen viết:
Không nên nghiên cứu phương thức sản xuất Êy đơn thuần theo khía cạnh nó là sự tái sản xuất ra sự tồn tại thể xác của các cá nhân. Mà hơn thế, nó là một phương thức hoạt động nhất định của những cá nhân Êy, một hình thức nhất định của hoạt động sống của họ, một phương thức sinh sống nhất định của họ [60,Tr30].
Như vậy, Mác đã khẳng định, sản xuất là yếu tố quyết định sự tồn tại của cá nhân và phương thức sản xuất là hình thức hoạt động cơ bản của con người, là phương thức sinh sống của con người, là mặt cơ bản của lối sống. Theo Mác, lối sống chính là phương thức, là dạng hoạt động của con người, nó chịu sự quyết định của phương thức sản xuất. Từ đây, Mác cho rằng, ở những hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, sẽ có lối sống khác nhau. Đặc biệt, trong những hình thái kinh tế - xã hội có giai cấp, lối sống mang tính giai cấp. Mác viết: “Hàng triệu gia đình sống trong những điều kiện kinh tế khác biệt
và đối lập kình địch giữa lối sống, quyền lợi và giáo dục của họ với lối sống quyền lợi và giáo dục của giai cấp khác”[Theo37,Tr21].
Tiếp cận lối sống trên phương diện phương thức hoạt động và tổng thể những quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của những cá nhân trong một hình thái kinh tế - xã hội, VS,TS Rút-kê-vích cho rằng, “Lối sống là một tổng thể, một hệ thống những đặc điểm chủ yếu nói lên hoạt động của các dân téc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh tế-xã hội nhất định” [54,Tr45]. M.N. Rút-kê-vích còn khẳng định, lối sống chịu sự quyết định của phương thức sản xuất; khái niệm “lối sống” và khái niệm “phương thức sản xuất” liên hệ chặt chẽ nhau. Ông viết: “Lối sống là một trong những khái niệm cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, nó liên quan chặt chẽ với một khái niệm có ý nghĩa mấu chốt đối với nó là phương thức sản xuất của cải vật chất” [54,Tr12].
Cùng với quan điểm xem lối sống là một phương thức hoạt động, I.V. Be-xtu-gi-ep cho rằng: “Lối sống được kiến giải như là một phương thức hoạt động sống của con người, thì điều hợp lý là lấy các lĩnh vực hoạt động sống quan trọng nhất làm nền tảng cho cơ cấu của lối sống, các lĩnh vực đó ta đều biết là: lao động, sinh hoạt, hoạt động chính trị - xã hội và văn hóa - xã hội” [Theo37,Tr19].
Ở Việt Nam, trong nhiều từ điển tiếng Việt và Hán Việt đã và đang lưu hành không có từ “lối sống”, mà hầu hết chỉ dẫn khái niệm “lối sống giản dị” làm ví dụ, minh hoạ cho từ “lối” và dẫn “nếp sống” khi đề cập đến khái niệm “sống”. Có tác giả cho rằng, từ lối sống và nếp sống là kết quả của việc tạo từ trong ngôn ngữ tiếng Việt và cách dùng thuật ngữ khác nhau để dịch một thuật ngữ nước ngoài (Nga). Và “Sách cổ, sách chữ Hán, sách chữ Nôm không có hai thuật ngữ này. Trong thời kỳ cận đại và hiện đại (sau Cách mạng tháng Tám) đã bắt đầu hình thành khái niệm về cách thức, lề lối, nền nếp của
con người trong sự sống. Các khái niệm trên có thể mượn dịch hoặc phỏng theo từ nước ngoài” [38,Tr21].
Trong các Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam, khái niệm “lối sống” được đề cập lần đầu tiên trong Văn kiện Đại hội Toàn quốc lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương Đảng. Các Đại hội sau đó, vấn đề lối sống đều được Đảng ta đề cập. Quan tâm sâu sắc đến vấn đề lối sống, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã nhấn mạnh: “Tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị dân téc, chạy theo lối sống
thực dụng. Nghiêm trọng hơn là sự suy thoái về đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên trong đó có cả cán bộ có chức, có quyền” [27,Tr160-161]. Có thể nói, chưa bao giê vấn đề lối sống được Đảng ta quan tâm sâu sắc như hiện nay. Tháng 07 năm 2004, Hội nghị lần thứ mười, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX họp để tổng kết đánh giá tình hình 05 năm thực hiện Nghị quyết năm, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, Đảng ta đã 17 lần đề cập đến khái niệm lối sống.
Nhận thức tầm quan trọng của vấn đề lối sống, các đề tài nghiên cứu cấp nhà nước cũng bắt đầu tập trung nghiên cứu vấn đề này. Trong đề tài cấp Nhà nước KX. 06-13 đã định nghĩa, “lối sống, trong chõng mực nhất định là cách ứng xử của những con người cụ thể, những điều kiện hoàn cảnh cụ thể của môi trường sống. Môi trường là cái khách quan quy định, là điều kiện khách quan trực tiếp tác động và ảnh hưởng đến lối sống của con người, lối sống của các nhóm xã hội và cộng đồng”. Định nghĩa này cho thấy lối sống có quan hệ trực tiếp với môi trường sống và chịu sự quy định của nó, đồng thời tiếp cận lối sống như là một phương thức hoạt động của con người.
Ngày nay, vấn đề lối sống được nhiều nhà nghiên cứu, lý luận Việt Nam quan tâm nhiều hơn và bắt đầu nghiên cứu sâu hơn.
Trên cơ sở tiếp cận quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về lối sống, GS Vũ Khiêu trong tác phẩm “Văn hóa Việt Nam, xã hội và con người” đã định nghĩa:
Lối sống là phạm trù xã hội khái quát toàn bộ hoạt động của các dân téc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định và biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống: trong lao động và hưởng thụ, trong quan hệ giữa người với người, trong sinh hoạt tinh thần và văn hóa [47,Tr514].
Xét lối sống gắn liền với hoạt động của con người và một hình thái kinh tế - xã hội, GS Thanh Lê quan niệm: “Lối sống là một hệ thống những nét căn bản nói lên hoạt động của các dân téc, các giai cấp, các tập đoàn xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái xã hội - kinh tế nhất định” [51,Tr24]. Ở góc độ xem xét tổng hoà các mặt cơ bản, khắc hoạ những đặc điểm cá nhân, tập thể, giai cấp và cộng đồng, PGS,TS Nguyễn Văn Huyên cho rằng,
Lối sống là tổ hợp toàn bộ các mô hình, cách thức và phong thái sống của con người thể hiện trong mọi phương thức cũng như lĩnh vực hoạt động, từ sản xuất, tiêu dùng, sinh hoạt đến thái độ hành vi, cách tư duy, lối ứng xử giữa con người với con người, giữa chủ thể với đối tượng giữa điều kiện với phương tiện và mục đích sống [44,Tr29]. Còn GS,TS Đỗ Huy khẳng định, “Lối sống là tổng hoà những dạng hoạt động sống điển hình của con người trong điều kiện tự nhiên và xã hội nhất định” [42,Tr353]. Cùng với quan điểm này, TS Nguyễn Viết Chức trong quyển “Xây dựng tư tưởng đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa ở thủ đô Hà Nội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã định nghĩa: “Lối sống là tổng hoà những dạng hoạt động sống điển hình và tương đối ổn định của con người được vận hành theo một bảng giá trị xã hội nào đó
trong sự thống nhất với các điều kiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. [16,Tr66-67). Cố GS,TS khoa học Huỳnh Khái Vinh trong bài “Kế thừa và phát triển nếp sống thanh lịch của người Hà Nội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” cũng cho rằng, “Lối sống là một khái niệm có tính đồng bộ và tổng hợp. Nó bao gồm các mối quan hệ khác nhau của con người, kể cả sinh hoạt đặc trưng sinh hoạt của họ trong những điều kiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định” [38,Tr291-292].
Như vậy, điểm giống nhau cơ bản của các tác giả khi định nghĩa về lối sống là ở chỗ, các tác giả cho rằng, lối sống bao gồm tất cả các lĩnh vực hoạt động sống cơ bản của con người - lao động, sinh hoạt, hoạt động xã hội - chính trị và giải trí. Từ phạm vi rất rộng của lối sống, theo chúng tôi, có thể tán thành với định nghĩa:
Lối sống là phạm trù xã hội khái quát toàn bộ hoạt động của các dân téc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định và biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống: trong lao động và hưởng thụ, trong quan hệ giữa người với người, trong sinh hoạt tinh thần và văn hóa [47,Tr514]. Định nghĩa này có ưu điểm là khái quát được những nét đặc trưng cơ bản của lối sống: phương diện tinh thần và phương diện vật chất của lối sống: phương thức sản xuất và hình thái kinh tế - xã hội. Từ định nghĩa khái niệm lối sống, ta có thể nêu ra một số đặc điểm cơ bản của lối sống:
Thứ nhất, lối sống là thể thống nhất các hoạt động của con người và các điều kiện quy định nó;
Thứ hai, nói đến lối sống là nói đến hoạt động của con người gắn liền với dân téc, giai cấp, nhóm xã hội và các cá nhân trong cộng đồng. Vì vậy, có thể phân loại lối sống theo ba cấp độ: lối sống của dân téc (hay quốc gia), lối sống của giai cấp (hay nhóm xã hội), lối sống của cá nhân;
Thứ ba, lối sống bao gồm mặt khách quan và chủ quan. Mặt khách quan đó là những điều kiện sống của xã hội; mặt chủ quan đó là sự lùa chọn của con người về hình thức hoạt động nào đó;
Thứ tư, khi nói đến lối sống là phải gắn nó với một phương thức sản xuất và một hình thái kinh tế-xã hội nhất định. Tuy nhiên, lối sống rộng hơn phương thức sản xuất và nó tương ứng với các yếu tố của hình thái kinh tế-xã hội.
Khái niệm lối sống có liên quan mật thiết với khái niệm mức sống.
Mức sống là mức đạt được của các điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần. Trên tinh thần của phép biện chứng duy vật, các nhà triết học Liên-xô trước đây xem lối sống ở hai mặt chất và lượng của nó. VS,TS Rút-kê-vích cho rằng:
Nếu như mặt chất của lối sống phản ánh tính chất của chế độ xã hội - kinh tế thì mặt lượng của lối sống được xác định bởi mức độ phụ thuộc của nhu cầu vào sự phát triển của lực lượng sản xuất Êy và mặt lượng này được thể hiện ở mức độ phóc lợi của nhân dân. Mức độ phóc lợi này thường được gọi là mức sống[54,Tr29].
Không phải hễ mức sống biến đổi thì lối sống biến đổi, vì mức sống không là điều kiện duy nhất của lối sống. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một lối sống, không thể xem mức sống như là cái gì đó ở bên ngoài lối sống mà là cơ sở vật chất của lối sống. Nhưng không phải mức sống được nâng cao thì lối sống được nâng cao. Thực tiễn cho thấy, có trường hợp, mức sống ngang nhau, nhưng lối sống khác nhau. Thật vậy, có những người mức sống rất cao, nhưng lối sống đáng khinh và đáng phê phán. Chẳng hạn, hành vi đê tiện, Ých kỷ, chỉ biết mình, không biết đến ai khác. Trái lại, có những người có điều kiện sống cá nhân thiếu thốn, khó khăn, vất vả lắm mới có được miếng cơm, manh áo, nhưng nhân phẩm của họ đáng trân trọng. Do vậy, nếu đồng nhất lối
sống với mức sống thì đó là một sai lầm. Biểu hiện của sai lầm này là tuyệt đối hóa nhu cầu vật chất, chạy theo lối sống tiêu dùng, lối sống thực dụng, xem thường đời sống tinh thần, xem thường yếu tố chính trị trong đời sống xã hội. Cho nên, có thể nói, khái niệm lối sống có quan hệ mật thiết với khái niệm mức sống. Nói như VS,TS Rút-kê-vích:
Nói một cách giản đơn, không thể hiểu được lối sống của con người, nếu không biết họ sản xuất và tiêu dùng như thế nào, với số lượng bao nhiêu, họ sống dở, chết dở hay được ăn uống theo các mức ăn hợp lý, họ sống trong những căn nhà rách nát hay trong các phòng có đủ tiện nghi, họ có đủ quần áo mặc hay không, có biết chữ hay không, được học ở trường phổ thông trong bao nhiêu năm, có phương tiện đi lại không và phương tiện đó như thế nào v.v...[54,Tr33].
Tóm lại, tuy có những quan điểm khác nhau, nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng, mức sống cho chóng ta một chỉ báo về lối sống, nó phản ánh điều kiện sinh hoạt vật chất của con người.
Liên quan mật thiết với khái niệm lối sống còn có khái niệm lẽ sống và nếp sống. Nếp sống và lẽ sống là hai khái niệm có nội hàm, ý nghĩa khác nhau và có ngoại diên hẹp hơn lối sống. L.V. Ko-kan cho rằng: “Nếp sống của con người được coi như là sự phản ánh của cá nhân vào xã hội, còn lối sống của con người được coi như là sự phản ánh xã hội vào cá nhân” [Theo37,Tr23]. Trong khi đó, A.P. Bu-chen-kô lại cho rằng, “nếp sống không phải là một phần mà là một trong những hình thức biểu hiện của lối sống”
[Theo37,Tr23].
Lối sống là một hệ thống những hành vi của con người, trong lao động cũng như quan hệ xã hội khác. Những hành vi được lặp đi, lặp lại nhiều lần thành một quy định, nền nếp, một thãi quen, phong tục, tập quán, lễ nghi…., được gọi là nếp sống; những hành vi không được lặp đi lặp lại thì không gọi
là nếp sống. Do vậy, có thể khẳng định, nếp sống là mặt ổn định của lối sống. Nếp sống là sự biểu hiện sinh động, cụ thể của lối sống, do đó, nó không phải là cái bất biến, vĩnh hằng, nghĩa là nó vẫn biến đổi. Nhưng chỉ khi nếp sống thay đổi đến một chõng mực nhất định thì lối sống mới biến đổi. Điều này cho thấy, lối sống và nếp sống không thể tách rời nhau, nhưng nó không phải là một. Đảng ta đã từng khẳng định sự khác nhau này:
Kiên trì xây dựng nếp sống mới lành mạnh, khoa học, tiết kiệm và giản dị; bảo vệ và phát triển các giá trị tinh thần. Kiên quyết bài trừ hủ tục, mê tín dị đoan; tiếp tục đấu tranh quét sạch văn hóa thực dân mới và ảnh hưởng các loại văn hóa phản động, đồi truỵ khác. Tất cả những việc đó nhằm làm cho tư tưởng, tình cảm lối sống mới thật sự chiếm ưu thế trong đời sống nhân dân [21,Tr100-101].
Nghị quyết Hội nghị lần năm, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII nhấn mạnh: “Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương, phép nước, quy ước của cộng đồng, có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái” [24,Tr59].
Lẽ sống là thuật ngữ triết học, đạo đức, tâm lý phản ánh mặt ý thức của lối sống. Nó chính là sự lùa chọn chủ quan của con người về lối sống. Sự lùa chọn này thể hiện sự khẳng định của cá nhân hay một dân téc đối với lối