Thực trạng của việc kế thừa và phát huy giá trị “vì nghĩa” trong xây dựng lối sống

Một phần của tài liệu luận vănKế thừa giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trong xây dựng nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Trang 91 - 93)

trong xây dựng lối sống

Gắn liền với giá trị lòng nhân ái, khoan dung là tinh thần vì nghĩa của người Việt Nam.

Như đã nói, “vì nghĩa” thực chất là đặt cái chung lên cái riêng, nếu cần, vì cái chung, không vì lợi Ých nhỏ mọn.

Phải nói rằng, chưa bao giê cuộc sống có những biến động lớn như ngày hôm nay. Sự biến động này có thiên hướng chung là đi về phía lợi Ých riêng, do vậy, cái chung, cái vì lẽ phải, có xu hướng Ýt được quan tâm chú ý.

Tuy vậy, chúng ta cũng rất lấy làm hãnh diện, trong những năm qua, phẩm chất vì nghĩa vẫn được nhân dân ta coi trọng, kế thừa và phát huy trong xây dựng lối sống của mình. Sâu sắc và đáng trân trọng nhất là, mỗi khi Đảng, nhà nước ta cần gì, làm gì, ở đâu mà vì nghĩa thì đều được đông đảo tầng líp xã hội tham gia tích cực. Nếu như trước đây, dân téc ta xem cứu nước là đại nghĩa thì ngày nay, cũng có thể xem việc bảo vệ đất nước trước âm mưu kẻ thù xâm lược đang tìm mọi cách chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta và xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh là đại nghĩa.

Thật vậy, líp líp thanh niên đã lên đường, ngày đêm bảo vệ biên giới tổ quốc; biết bao chàng trai xa làng quê, ra tận hải đảo xa xôi canh giữ bầu trời bình yên cho đất nước; những cô gái, chàng trai khóac lên mình chiếc áo xanh tình nguyện, lên rừng, xuống biển, để khai phá rừng hoang, giúp dân nghèo xây dựng cuộc sống Êm no, hạnh phóc, giúp thanh niên lập thân, lập nghiệp; nhiều phong trào đóng góp sổ tiết kiệm tình nghĩa tặng gia đình chính sách, xây dựng nghĩa trang liệt sĩ, tượng đài các anh hùng. Tinh thần vì nghĩa còn được phát huy trong các phong trào đóng góp vì bạn bè quốc tế gặp khó khăn, gặp thiên tai, lũ lụt. Chẳng hạn, việc nhân dân và nhà nước ta đã tự giác quyên góp ủng hộ nạn nhân ở các nước bị sóng thần, đó không chỉ là lòng nhân ái mà còn là một nghĩa cử vì nghĩa - vì cái chung của cộng đồng. Tất cả đã có tác dụng giáo dục, khơi dậy tinh thần vì nghĩa trong xã hội.

Bên cạnh sự kế thừa và phát huy có tính tích cực này, hiện nay, trước sự phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, xu hướng chạy theo lối sống hưởng thụ, chỉ lo thoả mãn nhu cầu cá nhân, không còn nghĩ đến lợi Ých chung có chiều hướng ngày càng gia tăng. Lối sống thực dụng, vì tiền ngày càng phổ biến trong xã hội chúng ta. Do sù chi phối của đồng tiền ngày càng mạnh mẽ đã dẫn đến lối sống lạnh lùng kiểu “tiền trao, cháo múc”. Nhiều người trong xã hội ta hiện nay, trong đó có cả cán bộ, đảng viên đã lạm

dụng chức quyền, vì lợi Ých cái riêng, tìm mọi cách vun vén cho bản thân mình. Tinh thần vì cái chung của dân téc, của đất nước ở các cán bộ, đảng viên đang bị suy giảm đáng lo ngại. Điều này còn biểu hiện ở các “kiểu chạy” vì lợi Ých bản thân: chạy chức trước khi bầu cử, chạy quyền trước khi bổ nhiệm; chấp nhận “chức nhỏ” miễn là “quyền lớn”, “lợi nhiều”; chấp nhận “chức bé” ở cơ quan nhà nước hơn là “quan to” ở cơ quan Đảng; chạy “chỗ” trước khi bổ nhiệm, phân công công tác. Tìm chỗ ngon, chỗ kiếm được nhiều “lợi”; chạy “lợi” khi phân chia ngân sách, xét duyệt dự án... Hội nghị lần thứ mười, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã nhận định: “Việc giáo dục lý tưởng, lẽ sống cho thanh niên chưa thường xuyên, hiệu quả còn hạn chế, xu hướng thực dụng, chạy theo lối sống hưởng thụ có chiều hướng gia tăng” [7,Tr14].

Trong đời sống gia đình truyền thống Việt Nam, “nghĩa” là tình cảm hết sức sâu nặng gắn kết giữa vợ và chồng. Có khi, tình không còn sâu đậm, nhưng vì nghĩa, vợ chồng vẫn chung sống với nhau. Có lẽ, đây là nét văn hóa đặc sắc và rất đáng quý của dân téc ta mà xã hội phương Tây không có được. Nhưng cái đáng quý này đang có xu hướng mai một, không được kế thừa và

Một phần của tài liệu luận vănKế thừa giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trong xây dựng nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Trang 91 - 93)