Ảnh hưởng của kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu luận vănKế thừa giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trong xây dựng nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Trang 56 - 62)

Kinh tế thị trường là nền kinh tế hình thành từ lâu trong lịch sử. Và do vậy, khái niệm kinh tế thị trường đã được đề cập đến rất nhiều trên sách, báo trong và ngoài nước. KTTT xuất hiện như là một yêu cầu khách quan khi nền kinh tế hàng hóa phát triển đến một giai đoạn nhất định. Khi kinh tế hàng hóa xuất hiện thì thị trường xuất hiện, nhưng điều đó không có nghĩa là, hễ có kinh tế hàng hóa là có kinh tế thị trường. Chỉ khi nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, thị trường được mở rộng, phong phú, đồng bộ, các quan hệ thị trường tương đối hoàn thiện thì mới có KTTT. Cho nên, có thể nói, KTTT là trình độ phát triển cao của nền kinh tế hàng hóa, trong đó, toàn bộ “đầu vào” và “đầu ra” của sản xuất đều thông qua thị trường. Trong lịch sử, nền KTTT có một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, thúc đẩy tiến bộ lịch sử. Từ khi nền KTTT xuất hiện đến nay, người ta khái quát thành ba mô hình:

Một là, KTTT tù do cạnh tranh, chịu sự tác động của các quy luật sản xuất hàng hóa;

Hai là, kinh tế chỉ huy với cơ chế kế hoạch hóa tập trung (điển hình là kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp ở Liên Xô và Đông Âu trước đây);

Ba là, KTTT có sự quản lý của nhà nước. Đây là mô hình hỗn hợp: tự do cạnh tranh và có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước. Hiện nay nước ta đi theo mô hình này.

Như vậy, KTTT không phải là sản phẩm riêng biệt của chủ nghĩa tư bản mà nó đã có quá trình hình thành và phát triển trước đó. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, KTTT TBCN đã phát triển đến quy mô rộng lớn và trình độ cao. Mặc dù vậy, bản thân của nền kinh tế này vẫn chứa đựng nhiều mặt trái, nhiều khuyết tật không tránh khái.

Từ Đại hội lần thứ VI, Đảng ta chủ trương xoá bỏ nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp, chuyển sang nền KTTT theo định hướng XHCN, có sự quản lý của nhà nước. Đến Đại hội lần thứ IX, Đảng ta vẫn đã xác định, KTTT định hướng XHCN là một kiểu tổ chức nền kinh tế trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH vận hành theo các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường, các quy luật của thời kỳ quá độ, đồng thời có sự quản lý của nhà nước, nhằm đạt mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Như vậy, nền KTTT mà Đảng và nhân dân ta xây dựng không phải là nền KTTT nói chung hay nền KTTT tư bản chủ nghĩa mà nền KTTT có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng XHCN. Đây là chủ trương đúng đắn của Đảng ta nhằm khắc phục những khuyết tật của nền KTTT TBCN, đưa đất nước tiến lên CNXH, xây dựng con người phát triển năng lực và phẩm chất hoàn thiện nhân cách và lối sống phù hợp với bản chất của chế độ XHCN. Trên cơ sở đó, chúng ta xây dựng lối sống lành mạnh trong toàn xã hội. Hơn nữa, việc xây dựng mô hình KTTT định hướng XHCN nhằm khắc phục những khuyết tật vốn có của nền KTTT TBCN. Có thể nói, KTTT vừa có ảnh hưởng tích cực, đồng thời có ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội nói chung và lối sống nói riêng.

Có thể nêu một số ảnh hưởng tích cực:

- Thứ nhất, KTTT đã góp phần giải phóng các tiềm năng kinh tế: tài nguyên, vốn, nguồn lực con người, khoa học công nghệ mang lại hiệu quả tích cực cho xã hội. Với cơ chế dân chủ của nền kinh tế mở, sự tồn tại đa dạng của các quan hệ sản xuất, quan hệ sở hữu, các thành phần kinh tế đã đóng góp một cách đáng kể vào sự phát triển kinh tế đất nước. Khu vực kinh tế tư nhân có bước phát triển vượt bậc, đóng góp cho việc giải quyết việc làm và ngân sách nhà nước một cách đáng kể. Từ đầu năm 2.000 đến tháng 9 - 2003, có 72.601 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với số vốn đăng ký trên 9,5 tỷ USD, gấp 1,7 lần số doanh nghiệp và gấp hơn 4 lần về vốn đăng ký so với giai đoạn 1991 - 1999. Năm 2003, tổng số lao động làm việc trong khu vực tư nhân khoảng 6 triệu người, chiếm 16% lực lượng lao động xã hội. Nền kinh tế có sự chuyển dịch tích cực: Tỷ trọng công nghiệp, xây dùng trong GDP năm 2.000: 36,7%; năm 2003: 40,5% và tỷ trọng nông, lâm, ngư trong GDP năm 2.000: 24,5%; năm 2003: 21,7%. Trong cơ cấu vốn đầu tư xã hội, tỷ trọng vốn huy động trong nước gia tăng (chiếm 70% tổng vốn đầu tư), nguồn vốn huy động trong dân tăng mạnh. Điều này góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước, tạo điều kiện ổn định lối sống xã hội về mặt vật chất.

- Thứ hai, KTTT góp phần đa dạng và năng động hóa nền sản xuất, tạo điều kiện cho quá trình dân chủ hóa các thành phần kinh tế, xã hội, thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập quốc tế. Khai thác mặt tích cực này, trong những năm gần đây, để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thực chất chủ trương này là đưa lực lượng sản xuất phát triển đa dạng, phong phú hơn và nhanh hơn, góp phần tăng năng suất lao động, có đủ sức mạnh cạnh tranh và điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, khắc phục tình trạng lạc hậu của LLSX, của lao động thủ công, lao động nông nghiệp, manh mún. Với sự nỗ lực phát

huy sức mạnh trong thời gian qua, nền kinh tế nước ta từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Thật vậy, chúng ta đang bắt đầu thực hiện giảm thuế nhập khẩu trong AFTA; thực hiện Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ; xúc tiến hợp tác toàn diện Việt Nam - Nhật Bản, Việt Nam - EU; đang nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, đẩy nhanh lé trình đàm phán gia nhập WTO; tham gia tích cực việc hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản, Ên Độ…

- Thứ ba, KTTT tác động đến việc hình thành thãi quen suy nghĩ về tính hiệu quả thiết thực của công việc. Nước ta hiện nay đang xây dựng nền KTTT có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng XHCN, lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo cơ bản. Có thể nói, nền kinh tế thị trường luôn đặt con người trong những cơ hội và những thách thức của cạnh tranh, tính hiệu quả kinh tế, do vậy, nó đòi hỏi mỗi người phải năng động, sáng tạo, nhạy bén, biết hạch toán kinh tế. Điều này đã tạo điều kiện kích thích năng lực cá nhân phát triển trong công việc của mình. Thực tế cho thấy, nhiều cá nhân, gia đình đã phát huy được năng lực tích cực, chủ động, linh hoạt, sáng tạo của mình trong lao động sản xuất, kinh doanh, vượt qua khó khăn, khắc phục thãi quen không quen hạch toán trong nền sản xuất nông nghiệp trước đây, phấn đấu vươn lên và thành đạt trong cuộc sống. Từ đây, nó hình thành thãi quen trong suy nghĩ của con người là gắn công việc với hiệu quả của nó, góp phần hình thành lối sống công nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Thứ tư, trong nền KTTT, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ trong thời đại bùng nổ thông tin ngày nay cũng ảnh hưởng to lớn đến lối sống của nhân dân. Những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ trên thế giới và trong nước đã làm tăng năng suất lao động, giảm thời gian lao động, tăng thời gian nhàn rỗi nghỉ ngơi, giải trí. Những tiến bộ khoa học công nghệ thâm nhập vào nhiều lĩnh vực khác nhau, tạo nên sự thu hót và hấp dẫn

các tầng líp công chúng khác nhau. Do lẽ các dịch vụ viễn thông, các phương tiện truyền thông hiện đại, các hãng điện ảnh nổi tiếng cạnh tranh, các trung tâm vui chơi giải trí và các loại hình vui chơi giải trí gắn với cạnh tranh trong kinh doanh xuất hiện ngày càng nhiều....Nhân dân không chỉ là người tiếp nhận thụ động mà trở thành người chủ động trong các hoạt động văn hóa tinh thần. Nói cách khác, việc thoả mãn nhu cầu tinh thần ngày càng cao của con người góp phần xây dựng lối sống văn minh trong thời đại mới.

Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực nói trên còn có không Ýt những ảnh hưởng tiêu cực của nền KTTT đối với việc xây dựng lối sống ở nước ta hiện nay. Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã nhận định: “Cơ chế thị trường và sự hội nhập, bên cạnh những tác động tích cực to lớn cũng đã bộc lé mặt trái của nó ảnh hưởng đến ý thức tư tưởng, đạo đức, lối sống của nhân dân” [24,Tr.52]. Có thể nêu một số ảnh hưởng tiêu cực:

- Thứ nhất, KTTT tạo ra sự phân hóa xã hội sâu sắc. Đó là sự cách biệt giữa khu vực nông thôn và thành thị, giữa các ngành nghề khác nhau trong xã hội, giữa người có thu nhập quá thấp với người có thu nhập quá cao. Điều này đã dẫn đến chỗ các chủ thể trong cộng đồng có sự mất bình đẳng, “cá lớn nuốt cá bé”, do vậy, nhiều mâu thuẫn lợi Ých xuất hiện trong xã hội. Tất cả tác động đến lối sống của người dân. Thực tế nước ta hiện nay cho thấy, có người thu nhập vài chục triệu một tháng, nhưng cũng có người chỉ có vài trăm nghìn đồng một tháng. Trong 12/2004 vừa qua, trong chương trình “Nối vòng tay lớn”, do đài truyền hình VN tổ chức để vận động quỹ “Vì người nghèo”, có nhiều cá nhân ủng hộ số tiền rất lớn. Đặc biệt có một cá nhân mua mét SIM điện thoại hơn 01 tỷ đồng. Qua đó ta thấy, hiện nay, trong xã hội ta, có người có thu nhập; nhiều địa phương trong cả nước đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, miền núi điều kiện cuộc sống còn quá khó khăn, thiếu

thốn nhiều thứ, trong khi đó, ở các thành phố lớn, điều kiện cuộc sống của người dân đầy đủ tiện nghi, thậm chí dư thừa. Các ngành nghề khác nhau trong xã hội ta còng trong tình trạng như vậy.

- Thứ hai, dưới tác động của nền kinh tế thị trường, hiện tượng suy thoái đạo đức, lối sống đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Biểu hiện của hiện tượng này là lối sống thực dụng, sùng bái đồng tiền, cá nhân vị kỷ, tham nhòng, tệ nạn xã hội mỗi ngày một phát triển; nạn thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, sinh thái, bệnh tật hiểm nghèo tràn lan, xem thường luân lý và các giá trị tinh thần, giá trị nhân văn, đề cao lợi Ých vật chất, khô cạn tinh thần, nghèo nàn về cảm xúc, bàng quan với cuộc sống, tệ nạn xã hội tràn lan và ngày càng trở thành phổ biến. Chính vì sùng bái đồng tiền, nhiều người chạy theo lợi nhuận, kiếm tiền bằng mọi cách, bất chấp dư luận xã hội, chuẩn mực đạo đức hay pháp luật. Đúng như Đảng ta đã nhận định, trong xã hội, đã xuất hiện khuynh hướng làm giàu bằng bất cứ giá nào, kể cả lừa đảo, gây tội ác, vi phạm pháp luật, sẵn sàng chà đạp lên lương tâm và nhân phẩm. Đó chính là “những biểu hiện của lối sống không lành mạnh, thoái hóa về đạo đức xã hội chưa được đấu tranh quyết liệt nên có xu hướng gia tăng” [6,Tr31].

- Thứ ba, KTTT làm biến dạng các giá trị văn hóa truyền thống, tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân téc. Có thể nói, nền kinh tế thị trường có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội: văn hóa, tinh thần, lối sống, đạo đức…của con người trong xã hội mà đặc biệt là các GTVH truyền thống của dân téc. Nó làm cho những giá trị này có những biến đổi nhất định và đang đặt ra nhiều vấn đề thật bức xúc cho xã hội.

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ năm, khóa VIII cũng đã nhận định:

Tệ sùng bái nước ngoài, coi thường giá trị văn hóa dân téc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ đang gây hại đến thuần phong

mỹ tục của dân téc. Không Ýt trường hợp vì đồng tiền và danh vị mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí đồng nghiệp. Buôn lậu và tham nhòng phát triển. Ma tuý mại dâm và các tệ nạn xã hội khác gia tăng [24,Tr46].

Đây chính là những nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân téc.

Tất cả những điều nói trên, từng ngày, từng giê tác động đến việc hình thành lối sống ở nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu luận vănKế thừa giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trong xây dựng nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w