Đẩy mạnh công tác bảo tồn, tôn tạo và khai thác hợp lý các di sản văn hóa truyền thống để xây dựng lối sống

Một phần của tài liệu luận vănKế thừa giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trong xây dựng nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Trang 151 - 160)

di sản văn hóa truyền thống để xây dựng lối sống

Di sản văn hóa là toàn bộ tài sản văn hóa do lịch sử để lại. Theo xác định của Quốc hội nước ta trong Luật Di sản văn hóa thì di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân téc Việt Nam và là một bộ phận

của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong việc dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Với hơn 54 dân téc anh em, Việt Nam có một kho tàng di sản văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng. Đây là một tài sản vô giá, bởi nói như Hồ Chủ tịch, nó là những “hòn ngọc quý”. Cho nên bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa của cha ông để lại là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân téc.

Theo cách phân chia hiện nay của UNESCO cũng như của Luật Di sản văn hóa Việt Nam, có hai loại di sản: di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể.

Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa Èm thực, về trang phục truyền thống dân téc và những tri thức dân gian khác. Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia [55,Tr13].

Như vậy, di sản văn hóa là sự kết tinh của các GTVH vật thể và văn hóa phi vật thể của dân téc, nó là cái hồn của dân téc. Các giá trị được hình thành, liên hệ tạo nên một môi trường văn hóa để cho các thành viên và cộng đồng xã hội thêm sức mạnh, nó có tác động, ảnh hưởng đến hành vi hay rộng hơn là nhân cách và lối sống của con người. Cho nên, bảo tồn, tôn tạo các di sản văn hóa chính là giữ gìn, phát huy các GTVH truyền thống của dân téc, nó có ý nghĩa to lớn đối với các thế hệ nối tiếp. Nói như nhiều nhà nghiên cứu

văn hóa thì di sản văn hóa là “bức thông điệp” của thế hệ cha ông gởi lại cho thế hệ mai sau. Chóng ta thử hình dung khi một dân téc mất đi các di sản văn hóa của mình thì dân téc đó sẽ như thế nào? Có thể nói, mất di sản văn hóa là mất bản sắc văn hóa dân téc và do vậy là mất tất cả. Và do vậy, bảo tồn, tôn tạo và khai thác các di sản văn hóa trở thành vấn đề lớn của mỗi dân téc chứ không phải của riêng cá nhân hay tổ chức nào.

Trong những năm qua, từ khi Đảng, nhà nước ta có những chủ trương đúng đắn trong công tác này, hoạt động bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đã có những bước tiến đáng kể. Công tác kiểm kê các di tích lịch sử văn hóa, sưu tầm văn hóa phi vật thể đã được chú ý quan tâm. Chúng ta đã đạt được những thành tựu nhất định, đặc biệt là đối với văn hóa các dân téc thiểu số. Đúng như Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ mười, khóa IX đã nhận định:

Công tác kiểm kê di tích, sưu tầm văn hóa phi vật thể, xây dựng luật pháp, thực hiện các chương trình chống xuống cấp di tích đã được các cơ quan Trung ương và địa phương quan tâm thực hiện. Việc xã hội hóa công tác bảo tồn và phát huy các GTVH đạt được kết quả bước đầu. Với sự đóng góp của nhân dân, hàng trăm ngàn hiện vật, di vật văn hóa có giá trị được điều tra, phát hiện sưu tầm, ngăn chặn nguy cơ mai một. Hàng loạt cuộc khai quật lớn, có giá trị cao được thực hiện, đặc biệt là Khu di tích Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. Năm di tích và một di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới [7,Tr18-19].

Việc chống xuống cấp các di sản văn hóa đã được các cơ quan Đảng, Nhà nước tiến hành thực hiện từ cấp cơ sở đến trung ương. Đặc biệt, ngày 29 tháng 6 năm 2001, kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa X nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Di sản văn hóa đã được thông qua. Luật Di sản văn

hóa được ban hành nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đáp ứng nhu cầu về văn hóa ngày càng cao của nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân téc; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Đây rõ ràng là một bước tiến, thể hiện sự quan tâm của toàn Đảng, toàn dân về tài sản văn hóa quốc gia.

Tư tưởng chỉ đạo về bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa đã đi sâu vào quần chúng, được quần chúng ủng hộ, tham gia rộng rãi vào việc quản lý, tôn tạo và phát triển. Có thể nói, công tác bảo tồn và phát huy từng bước được các ngành, các cấp quan tâm thực hiện, đặt nó đúng vị trí và từng bước xã hội hóa. Những nỗ lực trong công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa đã có tác dụng thúc đẩy việc phát triển kinh tế. Nhiều lễ hội văn hóa như: văn hóa Nam bộ, Tây Bắc, Đông Bắc, lễ hội văn hóa Chăm và Tây Nguyên .v.v… đã góp phần khôi phục các giá trị văn hóa, thu hót khách du lịch trong và ngoài nước ngày càng đông.

Bên cạnh những thành tựu nổi bật, chúng ta thấy còn có những hạn chế và yếu kém trong công tác này. Nhiều di tích tiếp tục bị xâm phạm, lấn chiếm, đánh cắp làm hư hại thất thoát khá nặng nề, nhiều di sản không còn khả năng khôi phục. Có trường hợp, di sản văn hóa, thiên nhiên quốc gia bị xâm lấn, tàn phá. ở một số nơi, trong khi tiến hành bảo tồn, trùng tu đã không cẩn thận, thiếu trách nhiệm, thiếu năng lực chuyên môn, làm biến dạng, mất giá trị di tích, đặc biệt là các di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến của nhân dân ta. Hiện tượng “chảy máu” đồ cổ chưa ngăn chặn được. Không Ýt văn hóa phi vật thể đang mai một dần, nhất là vùng đồng bằng dân téc thiểu số. Chữ viết các dân téc chưa phát triển. Nhận định về những yếu kém trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các dân téc thiểu số, Hội nghị lần thứ mười, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã nhận định: “Việc bảo tồn,

phát huy truyền thống văn hóa đặc sắc của đồng bào dân téc thiểu số chưa đạt yêu cầu, một số giá trị văn hóa đang mai một hoặc bị khai thác thiếu hiểu biết vì mục đích thương mại” [7,Tr32].

Do vậy, để thực hiện giải pháp bảo tồn, tôn tạo và khai thác hợp lý các di sản văn hóa, chúng ta cần phải thực hiện một số nhiệm vụ:

- Hoàn chỉnh cơ chế đề cao trách nhiệm trong công tác quản lý di sản văn hóa của cơ quan quản lý nhà nước các cấp. Xác định các tiêu chí cụ thể để phân cấp quản lý, tránh chồng chéo, trùng lắp

- Tuyên truyền giáo dục Luật Di sản văn hóa và Nghị định của chính phủ về bảo tồn, tôn tạo và phát huy các GTVH để Luật này đi vào quần chúng nhân dân, làm cho mọi người dân trong xã hội có điều kiện nắm bắt và thực hiện.

- Tăng cường hoạt động tuyên truyền, giới thiệu, phổ biến các loại di sản văn hóa nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân téc. Điều 17 chương III Luật di sản văn hóa có ghi:

Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động nghiên cứu sưu tầm, bảo quản, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân téc và làm giàu kho tàng di sản văn hóa của cộng đồng các dân téc Việt Nam” [55,Tr20]. Và điều 7, chương II, Nghị định số 92/2002/NĐ- CP ngày 11-11-2002 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa: “Tăng cường việc truyền dạy, phổ biến, xuất bản, trình diễn và phục dựng các loại hình di sản văn hóa phi vật thể [55,Tr53].

- Đầu tư hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động bảo tồn, tôn tạo và phát huy các di sản văn hóa, đấu tranh ngăn chặn nguy cơ làm mai một hoặc thất truyền. Điều 20 chương III, Luật Di sản văn hóa có ghi: “Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ di sản văn hóa

phi vật thể, ngăn chặn nguy cơ làm sai lệch, bị mai một hoặc thất truyền” [55,Tr21]. Và Điều 7, chương II, Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11-11- 2002 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa: “đầu tư và hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; ngăn chặn nguy cơ làm mai một, thất truyền di sản văn hóa phi vật thể” [55,Tr53].

- Mở rộng mô hình xã hội hóa hoạt động bảo tồn, tôn tạo di sản văn hóa để huy động mọi nguồn lực từ người dân trong nước và nước ngoài, để họ có thể tham gia vào công tác này dưới nhiều hình thức khác nhau, tuỳ điều kiện của họ.

- Khuyến khích các hoạt động sưu tầm, biên soạn, dịch thuật, phân loại, lưu giữ các di sản văn hóa để lưu truyền và giao lưu với văn hóa nước ngoài.

- Xây dựng ý thức tôn trọng Luật Di sản và thực hiện Luật Di sản của mọi người dân, xây dựng thãi quen, nếp sống trân trọng và đề cao di sản văn hóa dân téc, học tập.

Trên đây là một số giải pháp góp phần kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống để xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay. Những giải pháp này là cơ bản, đồng bộ và mang tính khả thi trong quá trình thực hiện. Mức độ khả thi của các giải pháp này như thế nào, điều đó phụ thuộc rất nhiều vào sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước về văn hóa.

Tuy nhiên, vấn đề khó khăn khi thực hiện các giải pháp này là, hiện nay, đất nước ta đang vận hành theo cơ chế thị trường, thế giới đang diễn ra quá trình toàn cầu hóa mạnh mẽ, mà thực chất là quá trình phương Tây hóa, Tư bản hóa, nhiều hiện tượng văn hóa diễn ra rất phức tạp so với thời kỳ đất nước vận hành theo cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, đặc biệt là các GTVH truyền thống luôn ở trong tư thế bị động, thậm chí có “bị động” trước sự xâm lược ồ ạt của cái được gọi là “mới”, “hiện đại”; nhiều người chú ý đến

lối sống hiện đại, lối sống thực dụng hơn là cuộc sống có lý tưởng, lối sống phù hợp với đạo đức truyền thống của dân téc. Trong khi đó, trên thực tế, việc giải quyết nhiều vấn đề văn hóa lại phải mang tính lâu dài, bền bỉ hoặc tế nhị, chứ không thể đạt kết quả nhanh chóng.

Việc nỗ lực thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ sẽ góp phần thiết thực cho việc giải quyết vấn đề kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống để xây dựng lối sống ở nước ta hiện nay.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở vận dụng kiến thức liên ngành gồm triết học, văn hóa học, đạo đức học, giá trị học để thực hiện nhiệm vụ và mục đích của luận án đề ra, luận án đã góp phần làm rõ hơn các khái niệm cơ bản: văn hóa, GTVH truyền thống và lối sống. Từ đó, luận án đề cập đến vấn đề kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống của dân téc để xây dựng lối sống ở nước ta hiện nay.

Ở góc độ triết học, trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận án đã chỉ ra vấn đề kế thừa và phát huy như là một quá trình tất yếu, có tính quy luật trong sự phát triển của sự vật, hiện tượng, từ đó tác giả chỉ rõ tính đặc thù của vấn đề kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống dân téc trong xây dựng lối sống.

Trên cơ sở làm rõ vai trò của việc kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống trong xây dựng lối sống ở nước ta hiện nay, luận án đi sâu phân tích và đánh giá thực trạng của quá trình này. Từ đó, luận án phân tích các GTVH truyền thống cần được kế thừa và phát huy để xây dựng lối sống hiện nay.

Từ việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống và lối sống trong thời gian vừa qua, trên cơ sở nhận định những thành tựu và hạn chế của vấn đề này, luận án đề ra

phương hướng chung trong việc kế thừa và phát huy. Và để đạt được phương hướng chung đó, luận án đề xuất một số nguyên tắc và một hệ giải pháp cho việc kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống nhằm xây dựng lối sống mới hiện nay. Hệ giải pháp này là có tính khả thi, bởi nó có tính đồng bộ trong hệ thống chính trị, trong quản lý nhà nước về văn hóa, phù hợp với thực tiễn nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tính khả thi của các giải pháp này đến đâu, điều đó phụ thuộc rất lớn vào sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, sự quản lý sâu sát của Nhà nước và sự tham gia của quần chúng vào công việc giữ gìn và phát huy các GTVH.

Vấn đề luận án đề ra là vấn đề khá phức tạp, nó vừa có tính thời sự vừa có tính chiến lược lâu dài. Nội dung luận án trình bày có thể chưa thật hoàn hảo, song nó sẽ góp phần giải quyết một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất bức xúc đang đặt ra hiện nay cho toàn xã hội mà Đảng, Nhà nước chúng ta đặc biệt quan tâm, đó là vấn đề lối sống của cán bộ, đảng viên nói riêng và của toàn xã hội nói chung và vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân téc trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Đúng như kết luận Hội nghị lần thứ mười, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã đề ra nhiệm vụ của công tác trong những năm sắp tới:

Trong quá trình mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế và giao lưu văn hóa, cùng với việc tập trung xây dựng những giá trị mới của văn hóa Việt Nam đương đại, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị tốt đẹp của truyền thống văn hóa dân téc và tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa dân téc và tiếp nhận có chọn lọc văn hóa thế giới, bắt kịp sự phát triển của thời đại [7,Tr56].

Một phần của tài liệu luận vănKế thừa giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trong xây dựng nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Trang 151 - 160)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w