truyền thống của dân téc với xu hướng phương Tây hóa trong xây dựng lối sống
Ngày nay, ai cũng có thể nhận ra rằng, quá trình toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu, khách quan. Thực chất quá trình này là quá trình Tư bản hóa và phương Tây hóa trên nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực văn hóa, người ta e rằng, sự xâm nhập của văn hóa phương Tây, sự bành trướng của văn hóa Mỹ sẽ đem đến một nguy cơ “đế quốc văn hóa”, “bá chủ văn hóa”. Và do vậy, nhân loại phải mặc “bộ đồng phục” văn hóa, nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa của các quốc gia là rất lớn. Nhận ra điều này, từ 1983, Đại hội đồng lần thứ 22 của UNESCO, Liên hiệp quốc đã ra Nghị quyết phát triển văn hóa. Trong đó, vấn đề bản sắc văn hóa là một vấn đề lớn, được nhiều người quan tâm.
Trong những năm gần đây, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những chiến lược phát triển văn hóa riêng nhằm chống lại nguy cơ áp đặt văn hóa mà toàn cầu hóa đem lại. Một số chính phủ đã dùa vào bản sắc văn hóa dân téc, ý thức hệ truyền thống và tôn giáo để chống lại sự áp đặt văn hóa từ nước lớn. Người ta cho rằng, sự hồi sinh các nền văn hóa dân téc, ý thức tìm về cội nguồn là cách khẳng định vị thế dân téc mình, chống lại đồng nhất văn hóa, bá quyền văn hóa, “Mỹ hóa văn hóa”. Sâu sắc hơn, họ coi việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân téc là hình thức an ninh chiến lược, là sự tồn vong của một dân téc.
Thật vậy, “họ đẩy văn hóa lên thành thứ “quyền lực mềm” của chính trị quốc tế, làm nảy sinh ý thức về chủ quyền văn hóa. Bảo vệ văn hóa cũng tức là bảo vệ chủ quyền quốc gia” [53,Tr8]. Trung Quốc, một quốc gia có nền văn hóa kỳ vĩ, phải tuyên bố chống ô nhiễm tinh thần; Nhật Bản liên tục mở những hội nghị bàn về văn hóa dân téc; Singarpore, chính quyền luôn áp dụng chiến lược đa sắc téc. Ngay ở phương Tây, Pháp cũng kêu gọi cấm tự do lưu thông sản phẩm văn hóa; người Ả Rập, trong ba phần tư thế kỷ, họ chỉ đặt cho mình một câu hỏi chung nhất: “Ta là ai? Và kẻ khác là ai?” và để hướng đến một tương lai tươi sáng thì “ta phải là ta hay ta trở thành kẻ khác?” [86,Tr73].
Nhận thức tầm quan trọng về vấn đề này, từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta xem văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội. Và Đảng ta cũng chủ trương, mọi hoạt động văn hóa, văn nghệ phải nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân téc, xây dựng con người Việt Nam về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh cho sự phát triển xã hội.
Hội nghị lần thứ chín, Ban chấp hành TW Đảng khóa IX đề ra một số vấn đề thuộc chủ trương giải pháp phát triển văn hóa xã hội trong nửa nhiệm kỳ còn lại của đại hội, trong đó có vấn đề:
Tăng cường quản lý nhà nước, hoàn thiện cơ chế, chính sách và giải pháp đẩy mạnh việc xây dựng nếp sống, lối sống văn hóa, văn minh; giữ gìn và phát triển các GTVH tốt đẹp của xã hội và con người Việt Nam” và “có cơ chế khuyến khích lối sống văn hóa lành mạnh, văn minh và tạo dư luận mạnh mẽ đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống không lành mạnh, suy thoái đạo đức trái với bản sắc tốt đẹp của dân téc [26,Tr113].
Có thể nói rằng, sự ảnh hưởng của văn hóa và lối sống phương Tây đến lối sống người dân nước ta hiện nay là rất rõ. Thanh niên ngày nay chịu ảnh hưởng quá nhiều bởi văn hóa, lối sống phương Tây. Họ tuyên truyền văn hóa và lối sống phương Tây và xem đó là “mô hình chuẩn” để quy chiếu mọi sự đánh giá và so sánh với các nền văn hóa khác. Ai không theo “mô hình chuẩn” đó là lỗi thời, lạc hậu và bị xem là “nhà quê”. Họ thích nhạc Jazz, nhạc Rock và không thích nghe dân ca, nhạc truyền thống của dân téc; họ thích mặc quần Jean, áo Pull hoặc chạy theo các mốt thời trang kiểu Tây, hở hang và khêu gợi, không phù hợp với mỹ quan của dân téc; họ thích uống rượu nhập khẩu, ăn đồ ngoại hơn là sản phẩm trong nước; họ thích xem phim
bạo lực hoặc tình cảm “quá trớn” hơn là phim Việt Nam; họ thích sống thực dụng hơn là sống lý tưởng và họ thích lối sống sòng phẳng hơn là nghĩa tình. Đó là những biểu hiện xa rời bản sắc dân téc, chạy theo lối sống lai căng, thấp hèn.
Theo chúng tôi, thực trạng đã nêu cho chóng ta thấy rằng, chính trong lúc chúng ta muốn kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống của dân téc để xây dựng lối sống thì chúng ta có nhiều mâu thuẫn tồn tại ngay trong lối sống của mình. Kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống của dân téc là chủ trương đúng, nhưng trên thực tế những tiền đề thực hiện điều đó thì không được đảm bảo đầy đủ. Nhìn vào môi trường sống của cộng đồng xã hội, của mỗi cá nhân sẽ cho ta suy ngẫm và nhận ra mâu thuẫn này.
Có thể nói, mâu thuẫn đó bắt đầu từ trong gia đình của mỗi thành viên cộng đồng xã hội chúng ta. Rất nhiều đứa trẻ trong nhiều gia đình mới sinh ra đã được biết đến đồ ngoại, đồ nhập từ phương Tây. Vài tháng sau khi cách ly bầu sữa mẹ lại được bú sữa của Tây. Những tháng tuổi biết phân biệt màu sắc, có nhu cầu về đồ chơi cũng tiếp tục được tiếp xúc với đồ ngoại, đồ của Tây. Vài ba tuổi, đứa bé đã biết sử dụng máy móc, vật dụng gia đình trang bị do công nghệ hiện đại phương Tây mang lại. Lớn lên một tí nữa, nó lại được ăn trái cây, nước uống, đồ hộp ... của Tây. Đến lúc trưởng thành, lập gia đình với bao nhiêu thứ khác trong đó có cả yếu tố văn hóa từ nước ngoài, từ phương Tây. Thử nhìn lại những yếu tố văn hóa có ảnh hưởng đến lối sống trong đời sống hằng ngày. Biểu tượng đám cưới (song hỷ) là của người Trung Hoa. Ngày lễ cưới, chú rễ, cô dâu cũng toàn là đồ ngoại (Biểu tượng Song Hỷ là của Trung Hoa; Bé veston, áo đầm là của Tây; rượu bia trong lễ cưới hầu hết là nhập ngoại.... Chúng ta đã có chủ trương giữ gìn bản sắc dân téc, nhưng đến nay chóng ta chưa có được biểu trưng cho lễ cưới dân téc. Và trên thực tế, có bao nhiêu đám cưới mà cô dâu chú rễ chịu mặc áo dài, khăn đóng, cho dù
đó cũng chỉ là hình thức trong ngày cưới? Tóm lại, khi sinh ra, lớn lên rồi chết đi, mỗi một con người trong xã hội chúng ta đã tiếp xúc với biết bao phương tiện phục vụ cuộc sống từ trong gia đình đến cơ quan, nơi công cộng những thứ của Tây. Ngay cả các cơ quan nhà nước có trách nhiệm trong vấn đề này cũng thiếu trách nhiệm, thiếu nhận thức sâu sắc về việc làm của mình.
Có thể nói, có quá nhiều yếu tố tác động của xã hội ngày hôm nay mà nó có ảnh hưởng đến việc hình thành lối sống. Các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, truyền hình, báo chí, sân khấu...vì nhiều lý do khác nhau lại làm cho việc truyền bá cho văn hóa, giá trị và lối sống phương Tây có điều kiện thuận lợi phát triển mạnh hơn, chiếm lĩnh trong đời sống văn hóa tinh thần của xã hội ngày càng sâu rộng hơn. Đây là điều rất nguy hiểm, bởi khi nó đã thâm nhập vào trong mỗi con người và trở thành nếp sống, lẽ sống thì việc khắc phục, đấu tranh ngăn chặn ảnh hưởng của nó không phải là chuyện đơn giản. Nói cách khác, môi trường xã hội có ảnh hưởng quan trọng trong việc kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống của dân téc để xây dựng lối sống.
Đảng ta nhận định:
Nội dung tiên tiến, đậm đà bản sắc dân téc về nhiều mặt chưa được định hình rõ nét trong lối sống văn hóa, nếp sống văn hóa của người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; môi trường văn hóa còn bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội; vẫn còn không Ýt các sản phẩm văn hóa, hoạt động văn hóa lai căng, thấp kém, thậm chí độc hại [5,tr78-79].
Như vậy, trong quá trình giao lưu, hội nhập, chúng ta thấy, toàn cầu hóa đã mang đến cho chóng ta nhiều điều mới mẻ, nhiều giá trị mới, nhưng nó cũng mang đến cho chóng ta không Ýt thử thách về kinh tế, về chính trị và
đặc biệt là về văn hóa. Điều này đặt ra cho chóng ta một vấn đề phải suy nghĩ là, làm thế nào để giữ được bản sắc trong lối sống của người Việt Nam?
Đây rõ ràng là một mâu thuẫn trong việc xây dựng lối sống mới hiện nay ở nước ta.