Về mặt thực tiễn

Một phần của tài liệu luận vănKế thừa giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trong xây dựng nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Trang 46 - 48)

Chóng ta thấy, ngày nay, với việc phát triển nền kinh tế thị trường và sự tác động mạnh mẽ của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, các GTVH truyền thống có những biến đổi nhất định và nó đang đặt ra nhiều vấn đề thật bức xúc cho xã hội. Người ta hoàn toàn có cơ sở khi cho rằng, nền đạo đức Việt Nam trong những năm vừa qua và hiện nay có nguy cơ “trượt dốc”. Nhiều biểu hiện của lối sống không lành mạnh, xa lạ với đạo lý truyền thống của dân téc mỗi ngày một rõ nét và có xu hướng phát triển tràn lan. Đồng tiền trên thực tế đã chi phối nhiều quan hệ, trong đó có những quan hệ xưa nay cha ông ta đề cao và không thể đổi lấy bằng tiền. Sự bán rẻ nhân phẩm, che đậy cái xấu, thờ ơ với tệ nạn xã hội, tiếp tay với tội phạm; quan hệ cha con, anh em, chồng vợ và con cái bị đảo lộn, gây bất bình trong xã hội. Không Ýt thanh niên có lối sống buông thả, thiếu hoài bão, mờ nhạt lý tưởng, không quan tâm đến cộng đồng, cá nhân vị kỷ, không quan tâm đến chính trị, quay lưng với truyền thống, tham gia vào các tệ nạn xã hội. Tất cả đều xa lạ đối với thuần phong, mỹ tục của dân téc. Nghiêm trọng hơn là hiện tượng suy thoái về đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, trong đó có cả cán bộ có chức có quyền.

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ năm, khóa VIII đã nhận định:

Tệ sùng bái nước ngoài, coi thường giá trị văn hóa dân téc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân téc. Không Ýt trường hợp vì đồng tiền và danh vị mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí đồng nghiệp. Buôn lậu và tham nhòng phát triển. Ma tuý mại dâm và các tệ nạn xã hội khác gia tăng [24,Tr46].

Có thể nói, vấn đề đạo đức, lối sống đang diễn ra rất phức tạp. Các bậc thang giá trị đạo đức văn hóa truyền thống đang bị xáo trộn, trong khi đó đạo đức và lối sống là những giá trị cốt lõi của văn hóa. Do vậy, việc kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống trong điều kiện hiện nay để xây dựng một lối sống mới có một vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bác Hồ đã từng nhấn mạnh vấn đề kế thừa và phát triển các giá trị để xây dựng đời sống mới: “Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ; cái gì cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý; cái gì mà tốt thì phải phát triển thêm; cái gì mới mà hay thì phải làm. Làm thế nào cho đời sống của dân ta, vật chất được đầy đủ hơn. Đó là mục đích của đời sống mới” [61,Tr152].

Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu, hội nhập quốc tế hiện nay, chóng ta phải đặc biệt quan tâm, giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hóa dân téc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân téc, phải biết tiếp thu tinh hoa của các dân téc trên thế giới, làm đẹp thêm nền văn hóa của mình, đồng thời phải tích cực đấu tranh chống lại sự xâm nhập của các loại văn hóa độc hại, những khuynh hướng sùng ngoại, lai căng mất gốc, khắc phục tâm lý sùng bái đồng tiền, bất chấp đạo lý, coi thường các giá trị nhân văn có khuynh hướng phát triển hiện nay. Nhận thức thực trạng này, từ Đại hội lần thứ VII, Đảng ta đã chủ trương xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa Việt Nam, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân téc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Đến Hội nghị lần thứ X, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Đảng ta đã khẳng định:

Trong thời kỳ mới, kế thừa, bảo tồn một cách có chọn lọc các giá trị truyền thống là tất yếu; đồng thời phải tập trung xây dựng những giá trị mới, những thành tựu mới đáp ứng yêu cầu của công việc đổi mới

đất nước. Kế thừa và phát huy trong văn hóa luôn gắn chặt với quá trình mở cửa, hội nhập, tiếp nhận các giá trị của thế giới đương đại, để làm giàu các giá trị dân téc, nâng cao trình độ phát triển của văn hóa Việt Nam lên tầm cao mới [7,Tr57].

Như vậy, có thể nói, về mặt lý luận cũng như thực tiễn, việc kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống trong xây dựng lối sống hiện nay ở nước ta là một tất yếu khách quan.

1.3. CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CẦN KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRONG XÂY DỰNG LỐI SỐNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu luận vănKế thừa giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trong xây dựng nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w