nhằm kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong xây dựng lối sống mới
Hoạt động văn hóa là một trong những hoạt động có tính chất rất phức tạp. Phức tạp không chỉ vì phạm vi rất rộng của nó mà còn vì tính tự phát trong sự phát triển. Thực tiễn các nước trên thế giới cho thấy, nếu để văn hóa phát triển một cách tự phát, không có sự hướng dẫn tự giác thì hậu quả của nó để lại là không thể lườn hết được. Nói cách khác, chúng ta không thể kiểm soát được tình trạng phát triển văn hóa.
Cho nên, vấn đề đặt ra là, làm thế nào để văn hóa ở nước ta không rơi vào tình trạng như vậy? Điều chắc chắn là không thể thiếu vai trò của nhà nước trong việc định hướng, điều chỉnh một cách có ý thức các hoạt động văn hóa. Muốn vậy, nhà nước phải tiến hành thể chế hóa các hoạt động văn hóa, tạo hành lang pháp lý cho văn hóa vận hành và phát triển.
Thể chế văn hóa là sự tổng hợp những hình thức tổ chức, các quy định, quy ước và phương pháp điều hành hoạt động văn hóa. Do vậy, thể chế văn hóa có liên quan mật thiết với thể chế luật pháp, chính trị, kinh tế. Tuy nhiên, mỗi thể chế đều có tính độc lập tương đối của nó.
Chế độ xã hội mà chúng ta hướng tới xây dựng là chế độ xã hội chủ nghĩa. Do vậy, thể chế văn hóa của chúng ta phải được xây dựng trên cơ sở đảm bảo quyền làm chủ văn hóa của nhân dân lao động, tạo điều kiện để nhân dân có thể tham gia tích cực vào sáng tạo, hưởng thụ các thành tựu văn hóa của dân téc và nhân loại. Tuy nhiên, bất kỳ chế độ xã hội có giai cấp nào, thể chế văn hóa chủ yếu phụ thuộc vào việc quy định của nhà nước. Bên cạnh thể chế văn hóa do nhà nước quy định, còn có một số thể chế văn hóa bị chi phối bởi làng, xã, họ téc, các giới, dân tộc.v.v...
Khi nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều vấn đề trong hoạt động văn hóa được đặt ra thật bức xúc. Và nếu không có một cơ sở pháp lý cho ngành văn hóa thì sẽ không điều chỉnh được các hoạt động trong lĩnh vực này. Nhận thức điều đó, chúng ta đã tiến hành xây dựng một nhà nước pháp quyền để điều hành quản lý đất nước bằng pháp luật. Nhà nước ta đã kế thừa và từng bước xây dựng các thể chế văn hóa nhằm mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân téc.
Trong những năm vừa qua, chóng ta đã đạt được những thành tựu nhất định trong công tác này:
- Ban hành nhiều văn bản pháp luật (tính đến nay, có 130 văn bản luật, quy phạm pháp luật được các cấp có thẩm quyền ban hành. Trong đó có cả các văn bản được Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua. Các văn bản đó là: Luật Báo chí, Luật Di sản văn hóa, Luật xuất bản, Luật Giáo dục, Pháp lệnh Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, Pháp lệnh Thư viện, Pháp lệnh Quảng cáo, Quyền Tác giả (quy định trong Luật Dân sự, các Nghị định của chính phủ..).
- Thiết lập hệ thống các quy định, các quy chế hoạt động văn hóa: lưu hành, kinh doanh băng đĩa hình, phim ảnh, ca nhạc, lễ tang, lễ cưới, ban hành và triển khai thực hiện các chính sách về văn hóa để nhằm tăng cường hiệu quả quản lý của nhà nước, tạo điều kiện cho các cá nhân và tổ chức thuận lợi trong hoạt động văn hóa, đáp ứng nhu cầu phát triển văn hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trường, ngăn chặn được một số hiện tượng tiêu cực trong hoạt động văn hóa.
- Phân cấp quản lý văn hóa cho các địa phương đã có tác dụng tích cực đối với ý thức bảo tồn, tôn tạo các GTVH, di sản văn hóa; thể chế hóa việc đầu tư, tạo điều kiện cho ngành văn hóa từng bước quản lý, phát triển hoạt
động văn hóa tốt hơn; công tác xã hội hóa trong xây dựng và phát triển văn hóa đạt được những kết quả đáng khích lệ.
- Sè lượng các thiết chế văn hóa từ trung ương đến cơ sở được xây dựng ngày càng nhiều hơn và hoạt động đạt hiệu quả cao hơn. Tính đến nay, cả nước có 4.274 nhà văn hóa, trung tâm văn hóa - thông tin; 3.789 thư viện, phòng đọc sách, tủ sách; 6.755 điểm bưu điện văn hóa xã. So với năm 2003 tăng gần 6 lần, số thư viện tăng gấp 1,3 lần.
Bên cạnh những thành tựu nói trên, việc thể chế hóa hoạt động văn hóa còn có những hạn chế mà theo đánh giá của một số nhà nghiên cứu là khá nghiêm trọng. Chẳng hạn,
- Hệ thống pháp luật về văn hóa được ban hành chậm lại thiếu đồng bộ, gây khó khăn cho việc điều chỉnh hoạt động văn hóa, trong khi đó pháp luật là “xương sống” của thể chế văn hóa. Mặc dù có những chủ trương về việc đầu tư cho hoạt động văn hóa cơ sở, nhưng việc hoàn thiện thể chế nó vẫn còn chậm và chưa được quan tâm đúng mức.
- Bé máy hành chính, cơ sở sự nghiệp, kinh doanh trong ngành văn hóa được sắp xếp còn chậm, lúng túng, chưa tìm được hướng phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo số liệu công bố năm 2001, có trên 10.000 cơ sở xã, phường chưa có thể chế ổn định về bộ máy, cán bộ, ngân sách và các thiết chế cần thiết [30,Tr 154].
Nguyên nhân của những yếu kém trong hoạt động văn hóa như Đảng ta đã chỉ ra là, trong tổ chức thực hiện, năng lực và tầm lãnh đạo văn hóa của các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận tổ quốc, đoàn thể còn nhiều hạn chế. Có thể nêu một số nguyên nhân:
- Chậm thể chế hóa các quan điểm, chủ trương lớn của Đảng, bị động trước những khuynh hướng mới xuất hiện và một số biến đổi phức tạp trong lĩnh vực văn hóa, chưa xây dựng được cơ chế, chính sách và giải pháp phù
hợp để phát triển văn hóa trong cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, bồi dưỡng nhân tài trong lĩnh vực văn hóa chưa có kế hoạch cụ thể.
- Các phương tiện trang bị cho ngành văn hóa chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới, trong khi đó nguồn lực và phương tiện như là hai yếu tố tối ưu trong hoạt động văn hóa. Điều này dẫn đến chỗ hụt hẫng cán bộ có đủ năng lực lãnh đạo ngành văn hóa trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay. Từ đây, ta thấy công tác quản lý nhà nước về văn hóa lỏng lẻo, thiếu chuyên môn nghiệp vụ, dẫn đến việc sách báo, băng hình độc hại, hiện tượng mê tín dị đoan phát triển. Văn hóa phẩm nước ngoài lấn át văn hóa trong nước, trong khi đó chúng ta thiếu lực lượng làm công tác đấu tranh, phê bình, thậm chí có lúc thả nổi. Đảng ta cũng chỉ ra hạn chế này trong thời gian vừa qua là, chúng ta “chưa có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng tài năng, nâng cao năng lực của những người hoạt động, sáng tạo văn hóa; coi nhẹ cuộc đấu tranh trên lĩnh vực lý luận, phê bình văn học - nghệ thuật” [7,Tr42].
Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đối với việc xây dựng lối sống hiện nay. Cho nên, để thực hiện giải pháp xây dựng và hoàn thiện thể chế văn hóa nhằm kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống trong xây dựng lối sống, chúng ta cần tập trung một số hoạt động sau:
- Tiếp tục củng cố và hoàn thiện các thể chế văn hóa. Thực tiễn cho chóng ta thấy, xã hội nói chung, lĩnh vực văn hóa nói riêng, mỗi ngày càng nảy sinh những hiện tượng mới mà tính chất của nó càng phức tạp hơn. Điều đó là một tất yếu khách quan. Cho nên, nếu Đảng, nhà nước ta không sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện những thể chế văn hóa thì sẽ không điều chỉnh được những hoạt động của văn hóa. Điều đó sẽ gây ra hậu quả là chúng ta không định hướng được sự phát triển của văn hóa theo yêu cầu của xã hội chúng ta.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách hoặc những người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, đặc biệt là phải có chế độ ưu tiên cho người dân téc thiểu số. Nguồn nhân lực luôn là yếu tố có ý nghĩa quan trọng và quyết định trong mọi công việc. Nếu không có một đội ngò có trình độ chuyên môn nhất định, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu hoạt động văn hóa thì không thể hoạch định những chính sách, chủ trương phát triển văn hóa đúng đắn, ngang tầm với sự phát triển của thời đại. Vấn đề này càng phải quan tâm đặc biệt hơn đối với người dân téc thiểu sè.
Như chóng ta biết, chủ trương xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân téc đã đi vào tâm trí của mỗi người. Nước ta là một nước đa dân téc, với nền văn hóa vô cùng phong phó. Cho nên, nếu muốn xây dựng thành công nền văn hóa như Đảng ta đề ra thì Đảng, nhà nước cần tạo điều kiện tốt trong khâu đào tạo đội ngò làm công tác văn hóa là người dân téc thiểu số. Bởi chính họ là người am hiểu sâu sắc nền văn hóa của mình. Và hơn nữa, nếu họ được đào tạo thì họ sẽ có cơ hội công tác tốt hơn, có khả năng kế thừa, phát triển các giá trị văn hóa của dân téc mình, góp phần làm phong phú nền văn hóa đa dân téc của nước ta.
- Khuyến khích các các khu dân cư cũng như các cơ quan, bệnh viện, trường học, xí nghiệp, doanh trại định ra những quy ước về các hoạt động văn hóa cộng đồng như các quy ước về: nếp sống, lối sống, giao tiếp ứng xử, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh.
- Xây dựng tụ điểm văn hóa tại các xã, phường để quần chúng có nơi sinh hoạt văn hóa, đồng thời là nơi những người hoạt động văn hóa trực tiếp bồi dưỡng, giáo dục, phát huy năng lực sáng tạo văn hóa của cộng đồng dân cư, đáp ứng nhu cầu sáng tạo của nhân dân.
- Đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa, nhằm huy động tối đa nguồn nhân lực, tài lực, vật lực trong nhân dân để xây dựng
và phát triển văn hóa dân téc. Nhà nước đóng vai trò định hướng đúng đắn và tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho văn hóa phát triển, đồng thời ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động văn hóa, đưa nền văn hóa phát triển đi lên. Thế nhưng, nhà nước ta không thể có đủ kinh phí đầu tư cho mọi hoạt động văn hóa. Cho nên, Đảng và nhà nước ta, trong thời gian vừa qua đã vận động mọi tầng líp nhân dân tham gia vào công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa. Thực tế cho thấy, thực hiện chủ trương này, nhiều địa phương đã làm rất tốt, huy động được sự đóng góp đông đảo của quần chúng nhân dân,
- Đầu tư cho văn hóa nhiều hơn nữa, nhưng phải tập trung vào các trọng điểm, tránh tình trạng dàn trải, kém hiệu quả để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội, làm cho văn hóa phát triển tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Hội nghị Trung ương mười, khóa IX đã đề ra nhiệm vụ: “Tăng đầu tư cho văn hóa, phấn đấu để đến năm 2010 Ýt nhất đạt 1,8% tổng chi ngân sách của nhà nước (hiện nay là 1,2%), tiếp tục bảo đảm kinh phí cho các chương trình mục tiêu phát triển văn hóa” [7,Tr72].
Qua nhiều năm phát triển KTTT cho thấy, chúng ta quan tâm thích đáng vào việc phát triển kinh tế. Điều đó là tất yếu và đúng đắn. Nhưng cũng chính điều đó đã dẫn đến chỗ, văn hóa phát triển không ngang tầm với kinh tế. Hiện thực xã hội cho chóng ta thấy rõ điều đó. Gần đây, nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học nước ta đã chỉ nhiều biểu hiện của hiện tượng này, mà nếu chúng ta không có giải pháp kịp thời thì sẽ dẫn đến tình trạng kinh tế tăng trrưởng, nhưng văn hóa thì kém phát triển.