vững chắc nhất là tình yêu chân chính mà vì danh vị hay tiền bạc, thậm chí có cả những thủ đoạn trong đó. Điển hình cho trường hợp này là hiện tượng lấy chồng ngoại cho dù người đó mất nhân cách, đui, mù, sứt mẻ. Do vậy, hậu quả là, tỉ lệ cặp vợ chồng ly hôn trong những năm gần đây ngày càng tăng cao. Đây chính là biểu hiện của nguyên lý nhân - quả trong triết học.
Có lẽ, đây cũng là cái giá mà các nước đang phát triển phải trả chứ không phải chỉ ở Việt Nam.
2.2.5. Thực trạng của việc kế thừa và phát huy giá trị “cần cù” trong xây dựng lối sống trong xây dựng lối sống
Cần cù là một trong những phẩm chất đáng quý của người Việt Nam. Tính cần cù, chịu khó của dân téc ta không chỉ được chính chúng ta mà được nhiều dân téc trên thế giới thừa nhận.
Trong thời gian qua, giá trị cần cù được nhân dân ta kế thừa và phát huy một cách tích cực. Điều này được biểu hiện rõ nét trong lối sống của những cá nhân trong cộng đồng xã hội. Khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhà nước cho phép nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại, đặc biệt là kinh tế tư nhân, thì đức tính cần cù, đặc biệt là lao động cần cù được nhân dân ta xem là một phẩm chất quý nhất và được kế thừa, phát huy. Theo số liệu điều tra xã hội học của Viện nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật và Trung tâm công nghệ thông tin của Văn phòng Bộ Văn hóa - Thông tin về phẩm chất đáng quý nhất của con người đối với 1.120 công nhân và 498 nông dân với câu hái:
“Xin ông (bà) cho biết phẩm chất nào ở con người là đáng quý?”
Kết quả thu được:
Phẩm chất Số lượng người chọn là phẩm chất quý nhấtCông nhân Nông dân Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
Thông minh, sáng tạo 619 55,26 236 47,38
Lao động chuyên cần 552 49,28 313 62,85
Chính trực, thật thà 543 48,48 232 46,58 Trọng chữ tín, giữa lời
hứa 536 47,85 167 33,53
Tiết kiệm, giản dị 287 25,62 155 31,12
Đoàn kết, rộng lượng 267 23,83 184 36,94
Lo việc chung 264 23,57 122 24,49
Hay thương người,
giúp đỡ người khác 271 24,19 142 28,51
Cởi mở, hoà nhã 111 9,91 81 16,26
Dũng cảm 112 10 66 13,25
Ta thấy, trong bản trên, kết quả thu được là giá trị lao động cần cù là cao nhất, chiếm 62,58%.
Trong lao động sản xuất, kinh doanh, người người thi đua nhau làm ăn, không ngại khó khăn, nhằm tăng thêm thu nhập, tích luỹ tiền của, xây dựng cuộc sống ổn định. Ngay cả những cán bộ, công nhân viên chức nhà nước, ngoài giê làm việc ở cơ quan, họ tranh thủ làm kinh tế phụ, mở thêm dịch vụ để tăng thu nhập cho gia đình, ngoài nguồn lương chính.
Trong học tập hay lao động trí óc nói chung cũng có không Ýt người cần cù nghiên cứu, làm việc tận tâm, học hành nghiêm túc, cầu tiến nhằm tích luỹ kiến thức đảm đương được công việc trong thời đại mới. Nhìn vào trường học ở các thành phố lớn và các tỉnh, đâu đâu ta cũng thấy tinh thần học tập hăng say, cần mẫn. Có sinh viên tranh thủ học hai, ba đại học cùng lúc. Không chỉ sinh viên, học sinh mà cả cán bộ, công nhân viên cũng đều ý thức được việc học tập để nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Đêm đêm, ở khắp các trung tâm ngoại ngữ, tin học, chúng ta thấy đông đảo học viên đến học. Họ nhận ra rằng, trong quá trình hội nhập toàn cầu hôm nay, việc nâng cao kiến thức hai lĩnh vực này là rất quan trọng. Học sinh, sinh viên được đi học nước ngoài bằng con đường học bổng và tự túc tăng lên với số lượng lớn. ở nước ngoài, người Việt Nam rất chăm chỉ, siêng năng, cần cù trong học tập. Rất nhiều cá nhân đạt kết quả cao trong tất cả các bậc học, được các nước trên thế giới đánh giá rất cao. Đã có nhiều người Việt Nam trở thành nhà khoa học tầm cỡ thế giới, nhiều bạn trẻ đỗ đầu trong các kỳ thi hoặc xếp loại học tập xuất sắc. Ngoài công việc học tập, đa số các du học sinh Việt Nam đều biết tranh thủ thời gian để làm thêm kiếm tiền chi phí cho việc học, cho sinh hoạt hằng ngày của cuộc sống và tích luỹ một Ýt để về nước ổn định cuộc sống bước đầu.
Trong cuộc sống đời thường, nhiều người ý thức được giá trị của đồng tiền. Họ chi tiêu tiết kiệm, không lãng phí để góp phần đảm bảo cuộc sống. Điều này được biểu hiện trong lối sống giản dị và tiết kiệm của họ.
Trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nhiều thanh niên ý thức được trách nhiệm của mình, vừa lao động sản xuất, vừa ra sức luyện tập chuyên môn, canh giữ đất trời nơi biên cương, hải đảo xa xôi cho tổ quốc được bình yên.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực của việc kế thừa và phát huy giá trị văn hóa cần cù thì cũng cần thấy những mặt hạn chế của nó. Đúng như nhận định của một số nhà nghiên cứu: “Cần cù, chịu đựng dẫn đến kém tư duy kỹ thuật, không năng động, chậm đổi mới” [52,Tr270-271].
Như đã nói, khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, tính năng động của người dần dần được phát huy, thu nhập của họ tăng lên, nhiều cá nhân và cả các cơ quan nhà nước bắt đầu tập nhiễm lối sống xa hoa, lãng phí, chạy theo lối sống thực dụng, đua đòi vật chất, tiêu xài phung phí. Điều này là trái với đức tính truyền thống của dân téc ta. Họ không thấy rằng, ngày nay, chính các nước phát triển cũng lên án lối sống này. Thật vậy, tiến sĩ David C.Korten, chủ tịch và là người sáng lập Diễn đàn Phát triển lấy nhân dân làm trung tâm, giám đốc Quỹ Gateway Pacific, giảng viên của Viện nghiên cứu phát triển Đại học Harvard và là thành viên Quỹ Ford, trong công trình “Bước vào thế kỷ XXI hành động tự nguyện và chương trình nghị sự toàn cầu”, trong phần “Lối sống và công nghệ”, tác giả cho rằng:
Cần phải thay đổi lối sống, thay đổi quan niệm về cuộc sống tốt đẹp, bớt nhấn mạnh về vật chất và chú trọng nhiều hơn đến mức sống trí tuệ, tinh thần và xã hội. Lối sống của những người tiêu thụ quá mức đã đặt ra những định mức mà những người tiêu thụ dưới mức khao khát. Nay họ phải đi đầu trong việc xác định lại những định mức Êy
và làm gương cho thấy rằng ai cũng có thể sống no Êm và sống có trách nhiệm [48,Tr272].
Điều cần lưu ý là, chính những hiện tượng này là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức, lối sống, đặc biệt là ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, cán bộ có chức, có quyền. Nạn tham nhòng, dùng tiền của nhà nước tiêu xài phung phí, ăn chơi sa đoạ đang là nỗi lo của đất nước. Hội nghị lần thứ chín, Ban chấp hành TW Đảng khóa IX đã chỉ ra một số mặt yếu kém, khuyết điểm chủ yếu trong việc thực hiện nhiệm vụ đại hội Đảng lần thứ IX, trong đó:
Điều làm cho nhân dân bất bình lo lắng, bức xúc nhất hiện nay là tình trạng quan liêu, tham nhòng, lãng phí, suy thoái về tư tưởng, chính trị và phẩm chất, đạo đức, lối sống của một số cán bộ, đảng viên vẫn còn nghiêm trọng; kỷ cương phép nước trong nhiều việc, nhiều lúc chưa nghiêm [28,Tr78-79].