Ảnh hưởng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Một phần của tài liệu luận vănKế thừa giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trong xây dựng nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Trang 70 - 75)

Công nghiệp hóa là khái niệm chỉ quá trình hình thành và phát triển nền đại công nghiệp, sự chuyển sang sự sản xuất bằng máy móc trong các xí nghiệp, gắn liền với sự xuất hiện các thành thị và các trung tâm công nghiệp lớn.

Có thể nói, công nghiệp hóa là kết quả của quá trình tất nhiên của sự phát triển sản xuất công nghiệp. Người ta cho rằng, nước Anh vào thế kỷ XVIII là nơi và thời điểm xuất hiện xã hội công nghiệp đầu tiên. Ngày nay, trên thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, nó làm cho lực lượng sản xuất phát triển mới về chất, thúc đẩy quá trình cấu trúc lại nền kinh tế thế giới, làm thay đổi sâu sắc bộ mặt xã hội. Do vậy, khi nói đến công nghiệp hóa thì phải gắn liền với hiện đại hóa. Nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên chủ nghĩa xã hội, không qua chế độ tư bản chủ nghĩa, cho nên, việc tiến hành công nghiệp hóa là một tất yếu.

Hội nghị lần thứ bảy, Ban chấp hành TW Đảng khóa VII, Đảng ta khẳng định, công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế, xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Đến Đại hội lần thứ VIII, Đảng ta nhấn mạnh, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm có tầm quan trọng hàng đầu trong thời gian tới. Cụ thể hơn, Đảng ta nêu ra sáu nội dung, yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.

Trong thời gian qua, quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã có những ảnh hưởng đến việc hình thành và xây dựng lối sống của người dân nước ta.

Ở nước ta, ý kiến của một số nhà nghiên cứu cho rằng, sự biến đổi của lối sống trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do những yếu tố tác động:

- Điều kiện kinh tế - xã hội và văn hóa.

- Quan hệ giữa tư tưởng, đạo đức, chuẩn giá trị thay đổi.

- Việc kế thừa các giá trị văn hóa, giá trị đạo đức truyền thống của dân téc.

- Sù chuyển đổi giá trị và định hướng giá trị.

Đặc biệt, từ đại hội lần thứ VI Đảng ta rất quan tâm đến sự chuyển đổi giá trị trong thời kỳ công nghệp hóa, hiện đại hóa. Khảo sát hiện tượng này, tập thể tác giả đề tài KHxã hội-04.03 đã điều tra về sự chuyển đổi của đạo đức, lối sống, chuẩn giá trị xã hội trong những năm qua. Với 1342 phiếu thu được từ 1500 phiếu phát ra trả lời về sự chuyển đổi đó:

- 76,75% đánh giá là tích cực.

- 0,4% cho rằng chủ yếu là tiêu cực.

- 73,55% trả lời vừa tích cực vừa tiêu cực

- 79,73% khẳng định là năng động và cởi mở

- 87,57% cho rằng cái được thì nhiều nhưng đạo đức xuống cấp

- 0,89% cho rằng rối ren nhưng không chuyển đổi.

Và các đối tượng được điều tra cũng trả lời câu hỏi về nguyên nhân của chuyển đổi:

- 84,87% cho rằng mức sống dược cải thiện.

- 79,81% khẳng định dân trí được nâng cao.

- 61,77% cho rằng có nhiều vốn đầu tư nước ngoài.

- 87,48% khẳng định do xoá bỏ cơ chế bao cấp.

- 61,92% xác định do đất nước mở cửa.

- 81,82% trả lời do giáo dục của Đảng và nhà nước [35,Tr266-267]. Có thể nói, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa có ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực đối với việc xây dựng lối sống ở nước ta.

Trước hết, có thể nêu một ảnh hưởng tích cực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến lối sống:

- Thứ nhất, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhờ ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, sản xuất không ngừng phát triển, năng suất lao động ngày càng tăng tăng lên, góp phần nâng cao mức sống và những mặt khác của nhân dân. Nước ta tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong khi quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, đây là cơ hội để chúng ta tiếp cận và tiếp thu những thành tựu khoa học tiên tiến, công nghệ hiện đại, đi sâu vào phân công và chuyên môn hóa trong ngành nghề, những sáng tạo trong văn hóa xã hội. Điều này cũng tạo ra mét nhu cầu thúc đẩy sự phát triển tư duy khoa học, thôi thúc người lao động ý thức được việc học hỏi để nâng cao trình độ hiểu biết khoa học - kỹ thuật, trình độ chuyên môn của mình đáp ứng yêu cầu lao động trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra sự chuyển biến tích cực trong người lao động, thoả mãn ngày càng cao đời sống tinh thần của xã hội.

- Thứ hai, công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những năm qua đã tạo ra một lực lượng sản xuất mới về chất, hình thành những mối quan hệ mới về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tạo điều kiện chuyển biến trong toàn xã hội: đời sống nhân dân dần cải thiện, liên minh công - nông - trí thức và chính quyền nhà nước được củng cố và kiện toàn, giai cấp công nhân trưởng thành về số lượng lẫn chất lượng, đời sống văn hóa, lối sống văn minh, tiên tiến

trong toàn xã hội từng bước hình thành, tạo ra một nguồn lực phát triển bền vững cho xã hội. Đảng ta xác định, một trong những nội dung quan trọng của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa là phải lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Trong mọi chủ trương, chính sách phải nhằm giải phóng mọi tiềm năng của con người, thường xuyên quan tâm, bồi dưỡng trí lực, thể lực, sử dụng nhân tài. Nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân, phát triển văn hóa giáo dục, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, động viên toàn dân cần, kiệm để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Thứ ba, mục tiêu lâu dài của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là đưa nước ta phát triển thành một nước công nghiệp, cho nên, thực chất của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một cuộc cách mạng sâu sắc và triệt để, bắt đầu từ sự thay đổi về chất của lực lượng sản xuất, dẫn đến sự thay đổi toàn bộ những mặt khác của đời sống, trong đó có lối sống công nghiệp. Trong những năm qua, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta được thực hiện theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm. Kết quả cho thấy, lực lượng sản xuất phát triển với tốc độ khá nhanh, từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, năng suất lao động xã hội không ngừng nâng cao, hàng hóa vươn ra cạnh tranh thị trường khu vực và nước ngoài, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.

Tuy nhiên, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực đó ta thấy còn có những ảnh hưởng tiêu cực:

- Một là, cùng với sự phát triển của nền KTTT, công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo ra nền đại công nghiệp, các trung tâm công nghiệp hình thành, lao động máy móc thay thế lao động thủ công, đô thị phát triển nhanh... điều này tạo ra sự phân hóa khá sâu sắc giữa thành thị và nông thôn, giữa các ngành

nghề trong xã hội, giữa các người lao động. Hiện tượng thất nghiệp ngày càng tăng, di dân tự do ngày càng nhiều, lực lượng lao động trong các ngành nghề mất cân đối, khoảng cách giàu nghèo ngày càng cách xa, cạnh tranh thiếu lành mạnh diễn ra khá phổ biến...là những yếu tố đang gây xáo trộn đời sống vật chất và tinh thần xã hội, tất nhiên nó ảnh hưởng đến lối sống con người.

Hiện nay, người ta cho rằng, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có nhiều yếu tố tạo nên tăng trưởng kinh tế, nhưng có thể không gắn với tiến bộ xã hội. Theo thống kê, đến giữa năm 1998, số người lao động không có đất ở đồng bằng sông Cửu Long chiếm 5,69% tổng số hộ nông nghiệp. Tỷ lệ hộ có quá Ýt đất là 9,95%. Tình trạng sang nhượng, cầm cố, trả lại đất cho chủ cũ...tạo nên quá trình tập trung hóa nhanh chóng ruộng đất ở nông thôn.

Tại các vùng khác, kinh tế trang trại là một biểu hiện cuả tập trung và tích tụ ruộng đất. Chẳng hạn, cuối năm 1998, Yên Bái có 9.500 trang trại; Sơn La có 4.211 trang trại; Lào Cai có 3.640 trang trại; Nghệ An có 3.200 trang trại; Long An có 5.845 trang trại; Bình Phước có 2.676 trang trại; Bình Dương có 1.222 trang trại; Phú Yên có 1.227 trang trại; Bình Thuận có 1.256 trang trại; Lâm Đồng có 4.963 trang trại; Đắc Lắc có 4.000 trang trại... [35,Tr270].

Quá trình này, một mặt góp phần tạo nên sự tăng trưởng kinh tế, nhưng mặt khác nó tạo ra sự phân hóa giàu nghèo, phân hóa xã hội, phatsinh nhiều mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt hơn. Theo số liệu được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng thì tỷ lệ người có hoặc thiếu công ăn việc làm tại nhiều đô thị lớn lên đến 7-8%. Tại Hà Nội, mức thu nhập chênh lệch giữa người giàu và người nghèo khoảng 8-10 lần, thậm chí vài chục lần. Ở nông thôn, mức chênh lệch giữa các chủ trang trại, các người có điều kiện sản xuất với thiếu hoặc không có điều kiện cũng khá cao. Và hiện nay, ở nước ta, có tới 90% người ngheo sống ở nông thôn, đặc biệt tại miền nói.

- Thứ hai, mét trong những yêu cầu để quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo được thực hiện tốt là sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Chính yêu cầu này đã dẫn đến sự khai thác một cách bừa bãi, thiếu tính chiến lược, gây bất hợp lý, mất cân đối, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên ở các nước đang phát triển nói chung và ở nước ta nói riêng. Đi cùng với sự khai thác này là hàng loạt nhà máy công nghiệp, cơ sở sản xuất mọc lên khắp nơi đã gây nên hiện tượng ô nhiễm môi trường sinh thái, môi trường sống con người không chỉ ở thành thị mà cả ở nông thôn một cách nghiêm trọng, đáng báo động.

- Thứ ba, công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo điều kiện phát triển kinh tế, tạo ra sản phẩm xã hội dồi dào, điều kiện hưởng thụ vật chất và tinh thần đầy đủ, thậm chí dư thừa, những công nghệ thoả mãn đời sống tinh thần con người ngày càng hiện đại, nhưng mặt khác, nó cũng tạo ra xu hướng khác là máy móc hóa, công nghiệp hóa trong thưởng thức văn hóa nghệ thuật, làm khô cạn, làm nghèo nàn cảm xúc phong phó trong tâm hồn con người. Một số người đi vào khai thác triệt để các phương tiện kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến để thoả mãn tối đa những nhục cảm cá nhân thiếu lành mạnh, vốn dĩ xa lạ với truyền thống tốt đẹp của dân téc, không phù hợp với lối sống của dân téc.

Một phần của tài liệu luận vănKế thừa giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trong xây dựng nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w