Mâu thuẫn giữa kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống với việc coi thường các GTVH truyền thống của dân téc,

Một phần của tài liệu luận vănKế thừa giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trong xây dựng nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Trang 110 - 113)

truyền thống với việc coi thường các GTVH truyền thống của dân téc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ

Việc xây dựng lối sống mới Việt Nam đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội hiện nay là một vấn đề bức thiết đối với đất nước ta. Lối sống mới đó phải là lối sống phát triển cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất XHCN; lối sống đó phải là lối sống văn minh, tiên tiến, mang đậm bản sắc dân téc. Nghĩa là, lối sống đó phải là sự kết tinh từ các GTVH truyền thống của dân téc với những giá trị mới, những tinh hoa văn hóa của nhân loại. Cho nên, kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống kết hợp với tinh hoa văn hóa của nhân loại là một quá trình tất yếu trong xây dựng lối sống hiện nay. Lối sống đó phải có đủ 05 đức tính cơ bản mà Hội nghị lần thứ năm, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII nêu ra, nhằm hình thành nhân cách toàn diện của nhân dân.

Trong những năm qua, nền kinh tế thị trường nước ta phát triển đa dạng phong phú và năng động hơn. Mức sống người dân được nâng cao rõ rệt. Quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế trước mắt mang đến cho người dân quá nhiều cái mới, cái hiện đại từ phương Tây. Nhưng cũng chính quá trình phát triển này đã tạo ra những biến đổi, thậm chí thái quá trong nhận thức về các GTVH truyền thống, về lối sống cá nhân và dân téc. Từ Đại hội lần thứ VI, Đảng ta đã nhận định rằng, trong xã hội ta đang diễn ra cuộc đấu

tranh giữa hai lối sống. Một là lối sống có lý tưởng, lành mạnh, trung thực, sống bằng lao động của mình, có ý thức tôn trọng và bảo vệ của công, chăm lo lợi Ých của tập thể và đất nước. Hai là, lối sống thực dụng, dối trá, Ých kỷ, ăn bám, chạy theo đồng tiền.

Biểu hiện rõ nét nhất của lối sống đó là xu hướng coi thường các GTVH truyền thống, phủ nhận truyền thống của dân téc, đồng thời đề cao quá mức các giá trị mà họ cho là “mới”, là “hiện đại”. Một khuynh hướng cực đoan hơn, trước sự phát triển mạnh mẽ và lớn mạnh hiện thời của Phương Tây, của CNTB, nhiều người coi xã hội hiện đại phương Tây, văn minh phương Tây là số 1. Từ đây, họ có quan niệm mang tính chất siêu hình, đó là muốn có một lối sống hoàn toàn mới theo kiểu Tây, không liên quan gì đến các GTVH truyền thống của dân téc.

Hội nghị lần thứ năm, BCH Trung ương Đảng khóa VIII đã đánh giá thực trạng đạo đức, lối sống ở nước ta trong thời gian qua: “Tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hóa dân téc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc.” [24,Tr.46]. Đây chính là điểm yếu trong bộ phận không nhỏ người dân nước ta và cũng là chỗ mà các thế lực thù địch âm mưu thực hiện cuộc “xâm thực văn hóa” nhằm ý đồ làm cho người dân ở các nước đang phát triển quên đi văn hóa dân téc, quên đi cội nguồn dân téc. Họ không biết rằng, chính các GTVH truyền thống này đã làm nên sức mạnh của dân téc, tạo nên tâm hồn, cốt cách, bản lĩnh và lối sống cao đẹp của dân téc ta; họ cũng không biết rằng, đây chính là một đề tài hấp dẫn các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học ở phương Tây trước đây cũng như hiện nay đang tiếp tục suy ngẫm, nghiên cứu và học hỏi chúng ta.

Cũng cần thấy rằng, trong những năm qua, công việc kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống chưa được chúng ta tiến hành thường xuyên, liên tục và có hiệu quả. Vấn đề giáo dục lý tưởng, giáo dục các GTVH truyền

thống cho nhân dân nói chung chưa được đầu tư đúng mức. Ngay trong hệ thống giáo dục và đào tạo chúng ta chưa dành cho nó một vị trí xứng đáng, ngang tầm với yêu cầu của xã hội. Việc giảng dạy các môn học về lịch sử dân téc, về chính trị, đạo đức, về GTVH hóa truyền thống chưa được chú trọng như những môn chuyên ngành, các môn tin học, anh văn. Thêm nữa, nội dung giáo dục truyền thống còn có khoảng cách với thực tiễn. Hầu hết các hoạt động mà các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường cũng như ngoài xã hội chỉ loay hoay ở các hình thức cũ, nhân dịp các ngày lễ lớn và khi tiến hành tổ chức hoạt động thì chỉ dừng lại ở hình thức đơn điệu, thậm chí có lúc hô hào khẩu hiệu, thiếu chiều sâu, thiếu mô hình thiết thực, hấp dẫn.

Chẳng hạn, chúng ta chủ trương giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân téc, mọi hoạt động văn hóa nghệ thuật phải hướng vào mục tiêu đó. Đó là chủ trương đúng, song vấn đề đặt ra là phải làm thế nào thông qua việc giữ gìn và phát huy cái truyền thống để phát triển, nâng nó lên một tầng cao hơn, đáp ứng nhu cầu thời đại mới, chứ không chỉ dừng lại ở cái truyền thống đã có. Thử lấy ví dụ trong lĩnh vực âm nhạc. Chúng ta giữ gìn âm nhạc truyền thống với các làn điệu dân ca, các điệu lý là đúng, nhưng nếu chúng ta cứ mang các bài dân ca, các điệu lý ra hát mãi, không có gì bổ sung cái hiện đại vào và phát triển nâng lên thành cái mới, cái hiện đại mà cái mới, cái hiện đại này ra đời từ tinh tuý của cái cũ thì sẽ làm cho người ta nhàm chán là tất nhiên. Cho nên, nhiều người, đặc biệt là thế hệ trẻ, thế hệ năng động luôn có xu hướng đi tìm cái mới đã tiếp nhận một cách vô tội vạ thứ âm nhạc Pop, Rap, Rock của phương Tây, của châu Mỹ. Và do vậy, người ta không quan tâm đến việc kế thừa hay phát huy cái truyền thống nữa. Lẽ ra, chóng ta nên đầu tư nhiều hơn nữa cho những nhân tố, cách làm điển hình, để từ đó phát huy nã.

Trong hoạt động nhằm mục đích kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân téc thì việc vận động, tuyên truyền, giáo dục về các GTVH truyền thống, các phương tiện thông tin đại chúng có một vai trò rất quan trọng, nhưng chúng ta chưa khai thác hết hiệu quả của nó trong vấn đề này. Chúng ta bị chi phối quá nhiều bởi sự toan tính của cơ chế thị trường, do vậy, có những hoạt động kêu gọi lòng nhân ái, tấm lòng vì nghĩa của nhân dân bị hạn chế rất nhiều. Điều này làm cho người dân nhận ra mặt trái của nó. Và do vậy, người ta chưa thật sự tin vào việc làm có ý nghĩa nhân đạo, bao dung, ngay cả việc làm đó xuất phát từ tấm lòng chân chính. Vấn đề này có một phần nguyên nhân là do thực tế của nền kinh tế thị trường, một phần nguyên nhân khác là do chóng ta chưa thực sự đầu tư có hiệu quả để có những biện pháp tốt cho việc kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống của dân téc. Nói cách khác, ở góc độ triết học, chúng ta tiến hành các hình thức, biện pháp kế thừa các GTVH truyền thống của dân téc, nhưng trong quá trình đó, chúng ta chưa làm cho người dân hay xã hội nói chung nhận ra được tính tích cực của các GTVH truyền thống và vai trò của nó trong xây dựng lối sống hiện nay. Chính điều đó lại tạo ra xu hướng trái ngược nó, đó là xu hướng coi thường hoặc muốn phủ định các GTVH truyền thống đó.

Như vậy, từ nguyên nhân chủ quan và khách quan, ta thấy vấn đề đặt ra là việc kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống của dân téc trong xây dựng lối sống hiện nay ở nước ta mâu thuẫn với xu hướng trái ngược với nó là coi thường hoặc muốn phủ định các GTVH truyền thống đó. Đây chính là một trong những mâu thuẫn đặt ra mà chúng ta phải giải quyết trong quá trình kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống để xây dựng lối sống hiện nay.

Một phần của tài liệu luận vănKế thừa giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trong xây dựng nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w