Ảnh hưởng của lối sống tiểu nông

Một phần của tài liệu luận vănKế thừa giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trong xây dựng nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Trang 75 - 81)

Trải qua hàng nghìn năm khai phá, lao động, sản xuất, đấu tranh không mệt mỏi với thiên nhiên, nhân dan ta đã xây dựng nên một nền văn minh nông nghiệp mang bản sắc riêng mình. Nền văn minh đó đã có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống con người, làng xã Việt Nam suốt một thời kỳ lịch sử. Và cũng chính nền văn minh nông nghiệp này đã hình thành nên lối sống tiểu nông.

Lối sống tiểu nông là lối sống của người nông dân sản xuất nhỏ, manh mún, lạc hậu, tự phát, tự cung, tự cấp. Nó mang những đặc điểm thụ động, cầu may, kém linh hoạt, “bình quân chủ nghĩa”, “trọng nông ức thương”, tính kỷ luật thấp, lỏng lẻo trong kỷ luật lao động, cục bé.

Như chóng ta biết, nước ta là một nước nông nghiệp với thành phần nông dân chiếm tỷ lệ là khoảng 90% và hiện nay, con số này đã giảm nhưng vẫn ở mức gần 80% trong tổng số dân. Do vậy, lối sống tiểu nông không chỉ ảnh hưởng đến con người Việt Nam trong xã hội cũ mà còn ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ, tình cảm, hành vi của con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hôm nay.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nêu ra những mặt tích cực cũng như mặt hạn chế của lối sống tiểu nông để từ đó chúng ta có đánh giá khách quan hơn, để làm tốt công tác kế thừa và phát huy hoặc đấu tranh ngăn chặn ảnh hưởng không tốt của nã.

Thật vây, trong điều kiện của một quốc gia từ khi mới hình thành phải dùa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp nhỏ, lạc hậu thì lối sống tiểu nông có mặt tích cực của nó. Chẳng hạn, người Việt Nam vốn rất cần cù, thông minh, sáng tạo, chịu đựng gian khổ bền bỉ, dũng cảm hy sinh. Trong đời sống có một đầu óc thực tế, trọng sự yên ổn, yêu chuộng độc lập, tự do, ghét chiến tranh, khinh thường bạo lực. Trong tính cách, ý thức dân téc rất mạnh, đề cao tính cộng đồng, kết cấu cá nhân - gia đình - làng - nước. Trong tình cảm cộng đồng, người VN có lòng yêu thương gắn bó: “tối lửa tắt đèn có nhau”. Có thể nói, nó đang cản trở quá trình xây dựng lối sống mới hiện nay ở nước ta.

Tuy vậy, bên cạnh những mặt tích cực này, lối sống tiểu nông còn có không Ýt những mặt tiêu cực của nó. Có thể nêu một số mặt tiêu cực đó:

- Trước hết là lối tư duy manh món. Có thể nói, tư duy manh mún là kết quả của quá trình gắn bó lâu dài của người VN với nền nông nghiệp dùa

trên chế độ tư hữu ruộng đất của một nền sản xuất nhỏ làng xã. Nó là đặc trưng của lối sống tiểu nông. Từ xa xưa, con người VN trên mọi miền đất nước thường gắn với những thửa ruộng, mảnh vườn nhỏ nhoi. Dân số mỗi ngày một tăng, tình trạng phân chia, sở hữu ruộng đất càng manh mún. Và do vậy, họ phải sản xuất trong hoàn cảnh phân tán, nhỏ lẻ đó. Tư duy manh mún này lại tiếp tục được củng cố ở thời kỳ phong kiến khi con người bị bó hẹp khép kín trong luỹ tre làng của “quốc gia nửa tự trị” và còn tồn tại cho đến ngày nay. Đáng lưu ý là, hiện nay, lối tư duy này không chỉ tồn tại trong nông dân mà cả trong cán bộ, đảng viên của chế độ ta. Điều này có nguyên nhân khách quan của nó là, có gần 80% người dân VN xuất thân từ nông dân.

Có thể thấy, tư duy manh mún của cán bộ, đảng viên thể hiện khá rõ trước hết trong việc xác định kế hoạch công tác cá nhân, chương trình hành động của họ, sau đó là biểu hiện trong đánh giá, nhận định tình hình. Đặc biệt, tư duy manh mún ở người cán bộ lãnh đạo đã ảnh hưởng rất lớn đến đất nước ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hôm nay. Có thể nêu một số trường hợp chứng minh cho điều này. Chẳng hạn, chúng ta phát triển KTTT, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, người lãnh đạo phải nhìn xa trông rộng, đầu tư đúng mức vào các công trình trọng điểm, nhưng thực tế cho thấy, chúng ta đầu tư còn mang tính chấp vá, thiếu tập trung, lẻ tẻ thiếu hiệu quả, gây thất thoát, thiệt hại nghiêm trọng. Đường xá, bệnh viện, trường học cũng trong tình trạng như vậy. Đường mới quy hoạch xong lại không đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội, gây ách tắc giao thông; trường mới xây dựng xong không đủ líp cho người học; những cơ sở cũ thì nâng cấp có tính thủ công, thời sự, chấp vá không đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội...

Điều đáng nói nữa là, khi người cán bộ bị ảnh hưởng tư duy manh mún thì khó có thể có được tầm nhìn chiến lược có tính đột phá, khó có thể mạnh dạn trong đổi mới, đề xuất những chủ trương, giải pháp lớn cho đất

nước, trong khi sự nghiệp cách mạng cảu nhân dân ta đang rất cần phẩm chất đó.

- Tác phong tuỳ tiện, tính kỷ luật kém. Trong nền sản xuất nhỏ, đặc biệt từ xưa, người dân VN quen làm ăn một cách tuỳ thích với thửa ruộng, mảnh vườn của mình, không bị ràng buộc chặt chẽ bởi những điều kiện hoặc mối quan hệ khác. Chẳng hạn, việc đáng lẽ phải làm hôm nay, nhưng do mét lý do nào đó hoặc không thích làm thì có thể họ để ngày sau làm, không sợ thiệt hại về hiệu quả kinh tế, về thời gian, về sức lực. Sự tính toán các yếu tố trong lao động sản xuất không yêu cầu chính xác, kỹ lưỡng như trong sản xuất công nghiệp. Điều này đã tạo nên thãi quen tuỳ tiện, tính kỷ luật yếu kém. Có thể thấy, hiện nay ảnh hưởng của tính tuỳ tiện, tính kỷ luật kém còn biểu hiện khá phổ biến ở nhiều tầng líp trong xã hội. Việc chấp hành luật lệ giao thông là một ví dụ. Cách làm ăn trèn thuế, gian lận nhà nước. Các sản phẩm văn hóa, công nghệ sao chép lậu và mua bán một cách tuỳ tiện, tràn lan. Đối với cán bộ công chức nhà nước thì tác phong làm việc lôi thôi, đi trễ, về sớm. Hiện tượng uống chè, đọc báo, tán gẫu trong giời làm việc hoặc tranh thủ làm việc riêng trong giê làm việc còn khá nhiều ở các cơ quan. Tính tuỳ tiện, yếu kém kỷ luật còn biểu hiện ở chỗ không hoàn thành công việc cơ quan đúng kế hoạch đề ra. Điều đáng nói nữa là khi một cán bộ lãnh đạo có tác phong tuỳ tiện thì sẽ dẫn đến việc xem xét, đánh giá, điều hành công việc, sử dụng tài sản của công sẽ không theo nguyên tắc, thiếu khách quan, mất công bằng, dùa vào cảm tính làm cho cấp dưới không tôn trọng, không chấp hành nghiêm những quy định của cơ quan...Và do đó, tất yếu dẫn đến việc giảm hiệu lực quản lý ở cơ quan cũng như nhà nước.

- Tư tưởng bình quân chủ nghĩa: Cũng như lối tư duy manh mún, tác phong tuỳ tiện, tính kỷ luật kém, tư tưởng bình quân chủ nghĩa cũng là sản phẩm của nền nông nghiệp lạc hậu, là đặc điểm của lối sống tiểu nông. Tư

tưởng này đang bộc lé nhiều hạn chế trong đời sống nhân dân. Có thể nói, do tư tưởng bình quân chủ nghĩa mà nảy sinh sù ganh ghét nhau trong đời sống thường ngày, trong công tác. Tư tưởng bình quân chủ nghĩa cũng nảy sinh lòng hẹp hòi, Ých kỷ, không thích ai hơn mình, không thích người giàu có hơn mình, muốn coà bằng tất cả. Trong lùa chọn đề bạt, có khi biết mình không đủ năng lực để đảm đương công việc, nhưng vẫn không muốn đề cử người khác có năng lực hơn mình. Trong phân công công việc, hưởng lợi Ých ở nhiều cơ quan hiện nay vẫn còn theo nguyên tắc bình quân chủ nghĩa, không kích thích được người có năng lực cá nhân, có đóng góp đặc biệt cho công việc. Lương cũng là một ví dụ điển hình. Cứ “đến hẹn lại lên”, không tính đến hiệu quả cụ thể công việc của từng cá nhân.

- Tính thụ động, cầu may, ăn xổi. Có thể nói, do ảnh hưởng của nền nông nghiệp sản xuất nhỏ, lạc hậu, việc sản xuất phụ thuộc quá nhiều vào thiên nhiên. Công việc lao động, mùa màng, kỹ thuật hầu như được lặp đi lặp lại giống nhau, do vậy, nhu cầu sáng tạo, phát minh, chủ động tìm giải pháp mới là không được chú ý. Điều này nảy sinh tư tưởng thụ động, cầu may. Trong khi đó, chúng ta thấy, nền KTTT mà chúng ta đang tiến hành nó đòi hỏi mỗi chúng ta phải năng động, sáng tạo, nhạy bén. Cho nên, có thể nói, tư tưởng thụ động, trông chờ người khác, trông chờ hoàn cảnh, cầu may là một trở ngại lớn trong xã hội chúng ta hiện nay. Điều đáng nói là trong xã hội công nghiệp, trong nền KTTT, tư tưởng chủ động, vượt lên hoàn cảnh, mạnh dạn thay đổi mô hình hoạt động nếu nhận thấy nó là một hạn chế, trở ngại là rất cần thiết, nhưng do tư tưởng thụ động, trông chờ, ngại khó, trọng sự yên ổn, không thích sự xáo trộn thự sự là một hạn chế. Chúng ta biết, chủ trương “Chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần” của Đảng và nhà nước ta là một chủ trương đúng đắn, ra đời từ năm 1998 (Nghị định số

44/1998/NĐ-CP). Chủ trương này có tác dụng nâng cao năng lực kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

Hiện nay nước ta có khoảng 6.000 doanh nghiệp nhà nước, chiếm 88% tổng số vốn của các doanh nghiệp trong nước, nhưng số doanh nghiệp nhà nước có lãi chỉ chiếm 50%, trong đó số doanh nghiệp thực sự có lãi chỉ chiếm chưa tới 30%. Đây là một thực tế mà chủ trương cổ phần hóa có thể khắc phục được. Thế nhưng, cho đến nay, sè doanh nghiệp chuyển sang công ty cổ phần vẫn chưa nhiều. Một công trình điều tra cho thấy có một trong những nguyên nhân là nguyên nhân nhận thức vấn đè cổ phần hóa. Chẳng hạn, có 20,8% (chiếm 1/5 cho rằng, cổ phần hóa là tư nhân hóa, nó sẽ làm mất vai trò của kinh tế quốc doanh; 83,33% cho rằng, cổ phần hóa là biện pháp để giữ nơi làm việc; 39,58% cho rằng, cổ phần hóa là để được tồn tại độc lập, duy trì vị trí của mình...

Tư tưởng “ăn xổi, ở thì” trong lối sống tiểu nông biểu hiện ra là rất đáng lưu tâm. Trong công việc thiếu “chữ tín”, không chú ý đến việc tạo sự tin tưởng lâu dài. Trong thời gian vừa qua, khi nước ta mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế, việc làm ăn với nước ngoài, nhiều trường hợp cho thấy chúng ta cần rút kinh nghiệm, sửa đổi cách làm ăn, trong suy nghĩ, hành động vì uy tín của một dân téc. Tư tưởng “chụp giật”, lừa đảo cũng khá phổ biến. Điều nguy hiểm là, từ quan niệm “ăn xổi ở thì” mà một số cá nhân khi có chức, có quyền thì bắt đầu tranh thủ vun vén cá nhân, chỉ lo lợi Ých riêng mình, không quan tâm đến lợi Ých tập thể.

- Tình cảm dòng họ, cục bộ địa phương. Có thể nói, tình cảm dòng họ là một tình cảm có vị trí quan trọng trong đời sống con người Việt Nam. Nó hình thành từ lâu trong nền kinh tế nông nghiệp và nó trở thành chỗ dùa tinh thần cho các cá nhân, đặc biệt trong lúc khó khăn. Tình cảm dòng họ có cơ sở từ quan niệm sống của người Việt là luôn hướng về cội nguồn. Người Việt

Nam có câu: “Chim có tổ, người có tông”. Cho nên, tư tưởng này biểu hiện rõ trong quan hệ cuộc sống của người nông dân là đối xử với người cùng dòng họ khác người dưng - “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Biểu hiện tiêu cực của tình cảm dòng họ trong lối sống đó là hẹp hòi, cục bé. Ở các làng xã nông thôn, một số gia đình hay xung đột, đố kỵ, ganh ghét nhau. Ở cơ quan công tác, tình cảm dòng họ đã đưa nhiều người đến cỗ bè phái, gây mất đoàn kết nội bộ và nó tạo sự liên kết phe cánh để nắm quyền lực nhà nước, từ đó đi đến chỗ tranh giành lợi Ých cục bộ cho dòng họ mình. Quan niệm “một người làm quan cả họ nhờ” đã làm cho hiện tượng một người có chức có quyền tìm mọi cách lôi kéo, đề bạt chức vụ, phân công người cùng dòng họ mình vào vị trí quan trọng, không cần tính toán đến năng lực cá nhân, quy định của nhà nước là khá phổ biến. Hiện tượng này đang làm giảm tinh thần đoàn kết, tính cố kết, tính thống nhất, gây mất đoàn kết, thống nhất trong tập thể nói riêng và đất nước nói chung.

2.2. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY DỰNG LỐI SỐNG Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu luận vănKế thừa giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trong xây dựng nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Trang 75 - 81)