0
Tải bản đầy đủ (.doc) (166 trang)

Ảnh hưởng của toàn cầu hóa

Một phần của tài liệu LUẬN VĂNKẾ THỪA GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VIỆT NAM (Trang 62 -70 )

Toàn cầu hóa có thể định nghĩa như là một quá trình mà thông qua đó thị trường và sản xuất ở nhiều nước khác nhau đang ngày càng trở nên phụ thuộc lẫn nhau do có sự năng động của việc buôn bán hàng hóa và dịch vụ cũng như do có sự lưu thông vốn tư bản và công nghệ. Đây không phải là sự tiếp tục của một tiến trình đã được khơi màu từ rất lâu.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, toàn cầu hóa không phải một hiện tượng hoàn toàn mới mà nó đã nảy sinh từ lâu. Tuy nhiên, trong khoảng hai thập kỷ gần đây, người ta nói nhiều về nó. Có thể nói, toàn cầu hóa đang diễn ra như một “dòng nước xoáy” mạnh mẽ, cuốn hót tất cả các quốc gia trên thế giới. Nó là một xu thế phát triển nảy sinh trong thời đại bùng nổ cách mạng khoa học - công nghệ, đặc biệt là cách mạng thông tin, thúc đẩy sự phát triển của sự vật nói chung, vượt ra khỏi biên giới của một khu vực riêng lẻ, trở thành hiện tượng của toàn thế giới. Đây là một xu thế lớn trong sự vận động của lịch sử thế giới đương đại, nó đã và đang tác động đến nhiều mặt của cuộc sống con người trên hành tinh. Và do đó, cùng với nền kinh tế thị trường, quá trình toàn cầu hóa cũng là một nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến lối sống xã hội chúng ta.

Như chóng ta biết, quá trình toàn cầu hóa tạo cho mối quan hệ quốc tế giữa các quốc gia ngày càng mở rộng. Tuy vậy, bên cạnh những thuận lợi mà nó đem đến cho các quốc gia còn có không Ýt những khó khăn. Và do vậy, chúng ta cần nhận thức nó một cách đúng đắn và toàn diện hơn. Có thể nói, toàn cầu hóa là một quá trình phức tạp, đầy mâu thuẫn, có tính chất hai mặt,

chứa đựng cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực, cả thời cơ và thách thức đối với tất cả các quốc gia, trong đó các nước đang phát triển, chậm phát triển chịu nhiều thách thức gay gắt hơn.

Có thể nêu một số ảnh hưởng tích cực của toàn cầu hóa:

- Mét là, toàn cầu hóa tạo cơ hội cho sự phát triển kinh tế thông qua tù do hóa thương mại, thu hót đầu tư, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng thị trường xuất khẩu, kích thích nền kinh tế thị trường phát triển…Có thể nói, nếu một quốc gia biết khai thác những lợi thế này thì có thể đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế. Chẳng hạn, năm 1973, GDP của châu Á tăng 5,8%, nhưng đến năm 1991 - 1998 là 7,6%. Trung Quốc trước đây là một quốc gia tăng trương kinh tế thấp, nhưng khi trong những năm gần đây, lợi dụng xu thế toàn cầu hóa, tăng trương kinh tế nước này rất cao. GDP bình quân của Trung Quốc các năm 1981 - 1990 là 9,8%, 1990 - 1995 là 12% và hiện nay đang đứng đầu thế giới về tăng trưởng kinh tế. Như chúng ta biết, ở VN trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta đã tận dụng được những thời cơ, chủ động hội nhập kinh tế, đưa nền kinh tế tăng trưởng ở mức khá cao. Điều này góp phần ổn định điều kiện vật chất của lối sống người dân nước ta.

- Hai là, toàn cầu hóa tạo điều kiện thuận lợi việc giao lưu quốc tế, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân téc, tạo điều kiện cho việc mở rộng giao lưu về văn hóa, khoa học, giáo dục giữa các quốc gia, dân téc, nắm bắt thông tin, tri thức mới nhanh chóng, tiếp thu các tinh hoa văn hóa, các giá

trị văn hóa mới của nhân loại, tạo điều kiện làm phong phú nền văn hóa dân téc. Thật vậy, phải thừa nhận rằng, toàn cầu hóa tạo nên sức mạnh cho các yếu tố nội sinh, đồng thời tăng cường khả năng tiếp cận cái ngoại sinh. Có thể nói, toàn cầu hóa là sự hội tụ toàn bộ các GTVH và văn minh của nhân loại. GTVH chứa đựng trong nó giá trị văn minh. Giá trị văn minh là giá trị của tiến bộ khoa học, công nghệ, của phát minh có tác dụng đưa loài người đến chỗ có chất lượng sống cao hơn. Cho nên, toàn cầu hóa mang đến cho các dân téc một thời cơ mới để hiện đại hóa, tiên tiến hóa nền văn hóa của mình. Bởi lẽ, các GTVH, văn minh sẽ tràn vào các nền văn hóa nhỏ, nó có thể nâng các nền văn hóa này lên một tầm cao hơn thông qua giao lưu và đổi mới văn hóa dân téc.

- Ba là, toàn cầu hóa thúc đẩy sự hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức ở các nước, trong đó có nước ta. Dưới tác động cuả cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện nay, nền kinh tế tri thức nước ta đang hình thành và phát triển. Ngày nay, nền kinh tế này có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Ở Bắc Mỹ và một số nước Tây Âu, riêng ngành kinh tế thông tin chiếm 40 - 50% GDP; ở các nước OECD chiếm hơn 50%. Với sự phát triển của cơ sở hạ tầng thông tin, vệ tinh truyền hình, cáp quang, điện thoại, máy nhắn tin, fax, mạng internet, vi tính các nhân…đã mang lại lợi Ých kinh tế rất cao cho các nước phát triển. Ở nước ta, tuy nền kinh tế tri thức hình thành sau các nước, công nghệ thông tin, thương mại điện tử chậm phát triển, nhưng mức độ hội nhập, nắm bắt thông tin trong thời gian gần đây là khá nhanh. Điều này đã góp phần tác động đến việc hình thành lối sống văn minh trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Bên cạnh những mặt tích cực nói trên, toàn cầu hóa còn có những mặt tiêu cực:

- Thứ nhất, toàn cầu hóa, trước hết là toàn cầu hóa kinh tế, tạo ra nguy cơ lệ thuộc kinh tế, từ đó dẫn đến lệ thuộc về chính trị, nguy hại đến an ninh quốc gia, áp đặt văn hóa. Ngày nay, thông qua con đường hợp tác quốc tế, đầu tư nước ngoài, viện trợ, vay vốn, khuyến khích tư nhân, tự do hóa tư sản, đứng đầu là Mỹ muốn thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình”, thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới.

Âm mưu này biểu hiện qua các chiêu bài “bảo vệ nhân quyền”, “nhân quyền cao hơn dân quyền”, “chống khủng bố”, “chống vũ khí hạt nhân”… Đặc biệt, sau sự kiện 11/9, Mỹ thực hiện hành động khuynh đảo thế giới. Họ ngang nhiên đánh Ápganixtan, I-rắc mà không có một luận cứ nào chứng minh tính xác thực lý do họ đưa ra và mặc cho ý kiến bất đồng của Liên hiệp quốc. Cho nên, không phải ngẫu nhiên mà tổng thống Pháp Jacques Chirac kêu gọi một thế giới đa cực, trong đó Liên minh Châu Âu phải trở thành một trong những cực mạnh nhất và ông kêu gọi giữ gìn bản sắc văn hóa Pháp cũng như văn hóa châu Âu trước sự bành trướng văn hóa Mỹ. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Vedrine cho rằng, nước Mỹ hiện nay trở thành “siêu siêu cường” (Hyperpuissance), bởi vì Mỹ đã vượt xa các nước về: kinh tế, tiền tệ, công nghệ, quân sự, ngôn ngữ và các sản phẩm văn hóa đại chúng. Xa hơn nữa, Mỹ còn muốn tận dụng thế mạnh của mình để “nhào nặn” mọi người theo dáng vấp, tư duy, lối sống và hành động kiểu Mỹ. Sau sự kiện 11/9, tổng thống Bush có bài phát biểu trên đồi Capitol vào ngày 20/9. Trong bài phát biểu này, có đoạn ông Bush nhấn mạnh: “Nước Mỹ phải định nghĩa cho thời đại, chứ không phải để thời đại định nghĩa cho nước Mỹ” [73,Tr117]. Còn M.Sorel cho rằng, “Thế giới không phải là đang toàn cầu hóa mà nó đang Mỹ hóa” [11,Tr5]. Tư tưởng thống trị và áp đặt thế giới của Mỹ không chỉ được chứng minh trong lĩnh vực thương mại, chính trị, quân sự mà cả trong lĩnh vực văn hóa.

Trong lĩnh vực giáo dục, các nhà nghiên cứu châu Âu cho rằng, giáo dục đại học của Mỹ vượt qua các giáo dục châu Âu.

Thật vậy, có ý kiến cho rằng, trong 20 trường đại học nổi tiếng trên thế giới, chỉ có 03 trường của Anh là Oxford, Cambridge và London, 17 trường còn lại đều là của Mỹ. Gần đây, các nhà nghiên cứu châu Âu đã nhìn lại các trường đại học của mình và thấy rằng, họ đã thua kém nhiều các trường đại học của Mỹ. Trong 20 trường nói trên, họ xếp 10 trường đứng đầu thế giới thì trong đó đã co đến 08 trường của Mỹ và chỉ có 02 trường của Anh. Người ta sắp xếp:

1, Harvard University (Mỹ); 2, Stanford University (Mỹ); 3, California Isnt. Of Tech (Mỹ); 4; Univ. of California, Berkeley (Mỹ); 5, Cambridge University (Anh);

6, Massachusetts Isnt. Of Tech (Mỹ); 7, Princeton University (Mỹ);

8, Yale University (Mỹ); 9, Oxford University (Anh); 10, Columbia University (Mỹ).

Tuy đây chỉ là ý kiến của một số cá nhân, nhưng nó cũng là vấn đề chúng ta cần suy nghĩ.

Trong lĩnh vực điện ảnh, có 85% phim được chiếu tại 22 nước phát triển nhất thế giới là phim Mỹ. Riêng ở nước Anh, Ai Cập, Argentina, Brasil thì phim Mỹ chiếm 100% [11,Tr6]. Nhận ra điều này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Singapore, Teo Chee Hean đã phát biểu tại Hội thảo được tổ chức tại Pháp nhân kỷ niệm 20 năm thành lập Viện Quan hệ quốc tế Pháp (IFRI): “Điều bất hạnh là toàn cầu hóa thức tế là một sự Mỹ hóa” [18,Tr18]. Sự tác động của

xu hướng “Mỹ hóa” đối với lối sống của các quốc gia, các dân téc khác trên thế giới không thể xem nhẹ. Sự tác động này thông qua sự quảng bá các biểu tượng, các âm thanh, các giá trị và chuẩn mực, các sở thích được quảng bá bởi các ngành công nghiệp văn hóa khổng lồ phát đi từ Mỹ để tạo một thế giới giống Mỹ, đặc biệt là tác động vào giới trẻ.

Đây chính là nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa của các quốc gia dân téc, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Và nguy cơ này sẽ trở thành “thảm hoạ” nếu tính đa dạng văn hóa thế giới biến mất. Đây là những vấn đề đang thu hót sự quan tâm của cộng đồng quốc tế hiện nay.

- Thứ hai, toàn cầu hóa hiện nay, trong xu thế các nước tư bản chi phối, làm nghèo nàn hóa ngôn ngữ, làm biến đổi các giá trị văn hóa, tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân téc. Nhận ra điều này, trong Dự thảo kiến nghị về “Đẩy mạnh việc sử dụng đa ngôn ngữ và truy cập toàn cầu vào không gian “cyber” của UNESCO có ghi: “Toàn cầu hóa kinh tế càng phát triển, nhân loại càng gìn giữ về đa dạng văn hóa, đa dạng ngôn ngữ. Tổ chức giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc đang phấn đấu trong hướng này mặc dù gặp rất nhiều lực cản” [80,Tr64]. Theo tính toán của các nhà ngôn ngữ học, từ xưa đến nay, có 30.000 ngôn ngữ bị tiêu vong. 250 ngôn ngữ ở úc cuối thế kỷ XVIII nay chỉ còn 20. ở Brasil hiện chỉ còn 540/1.530 ngôn ngữ khi thực dân Bồ Đào Nha xâm lược. Theo ước tính, một ngôn ngữ muốn tồn tại phải có 100.000 người sử dụng, nhưng trong 6.000 ngôn ngữ hiện có trên thế giới thì chỉ có chưa đầy 10.000 người sử dụng, chỉ dưới 1.000 người và hằng năm trên thế giới có 10 ngôn ngữ bị tiêu vong cùng với nền văn hóa dân téc.

Người ta dự báo thế kỷ mới sẽ có từ 50 - 90% ngôn ngữ nói hằng ngày sẽ biến đi. Đặc biệt châu Mỹ và Óc, khoảng 3.000 ngôn ngữ đang nằm trong tình trạng này. ở Bắc Mỹ các ngôn ngữ của người

Esquimo hầu như không tồn tại. Các dân téc Đông Brasil, Argentina, Urugoay đã bị tiêu diệt hoàn toàn, 374 ngôn ngữ ở Nam Mỹ có nguy cơ bị tiêu diệt. ở châu Phi có khoảng 5 - 600 ngôn ngữ địa phương đang bị mai mét, 250 ngôn ngữ có nguy cơ bị biến mất [20,Tr23]. Ngôn ngữ là vốn quý ngàn đời của từng dân téc. Nó là kết quả lao động sáng tạo của dân téc qua một quá trình phát triển lâu dài trong lịch sử và nó luôn mang bản sắc của dân téc đó. Tuy nhiên, toàn cầu hóa có khuynh hướng đi tìm một ngôn ngữ chung, quy định chung, điều đó dẫn đến chỗ làm nghèo nàn ngôn ngữ của nhân loại. Và do vậy, con người sẽ nghèo nàn hơn khi cảm thụ các GTVH nghệ thuật. Điều này chắc hẳn ảnh hưởng đến GTVH và lối sống của người Việt Nam.

Thông qua toàn cầu hóa, việc mở cửa, giao lưu, hội nhập được mở rộng, các văn hóa phẩm độc hại, các quan niệm sai trái, lối sống thực dụng, vị kỷ, chủ nghĩa cá nhân, đạo đức suy thoái đã dễ dàng du nhập vào các nước đang phát triển, trong đó có VN. Với công nghệ thông tin hiện đại, các tập đoàn tư bản lớn của Mỹ và các nước tư bản khác tuyên truyền một ý thức hệ của Mỹ, lối sống Mỹ, phim ảnh Mỹ và những thứ sinh hoạt khác kiểu Mỹ. Chính vì vậy, nhiều nước cảnh báo rằng, có một nguy cơ “Mỹ hóa toàn cầu”. Có thể nói, Mỹ đang thực hiện chủ nghĩa đơn phương, chủ nghĩa bá quyền với tham vọng, tạo nên một cuộc “xâm lăng văn hóa”, áp đặt các giá trị riêng lên các quốc gia dân téc khác, làm cho các GTVH truyền thống của dân téc dần bị xói mòn, làm phá vỡ các GTVH truyền thống của các dân téc, hình thành những giá trị theo ý đồ của họ, tác động đến lối sống con người. Ở nước ta hiện nay các hiện tượng này biểu hiện khá rõ trong đời sống xã hội. Thuần phong, mỹ tục của dân téc từng lúc, từng nơi bị xâm phạm. Lối sống xa hoa, thực dụng tràn lan. Ma tuý, mại dâm phát triển nhiều nơi từ nông thôn đến thành thị, từ những nơi nghèo nàn nhất đến những nơi sang trọng nhất. Tất cả

sẽ làm cho các giá trị truyền thống của lối sống dân téc bị tổn thương, biến dạng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách, lối sống của dân téc. Đây chính là nguy cơ đánh mất bản sắc dân téc.

- Thứ ba, toàn cầu hóa tạo ra sự bất công, bất bình đẳng giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển ngày càng gia tăng, khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, ảnh hưởng đến việc hình thành lối sống khác nhau. Điều này biểu hiện ở chỗ, trong quá trình toàn cầu hóa, các nước có điểm xuất phát khác nhau. Các nước mạnh, phát triển có ưu thế về vốn, công nghệ, thị trường…đã chiếm ưu thế vượt trội trong kinh doanh so với các nước nghèo, Ýt vốn, công nghệ lạc hậu. Người ta cho rằng, đó là do “sân chơi” không cùng mặt bằng mà “luật chơi” lại do kẻ mạnh định trước (do các cường quốc tư bản đặt ra từ trước) nên toàn cầu hóa không chia đều lợi Ých và rủi ro, thua thiệt cho các quốc gia”

.

Theo báo cáo của UNDP, toàn thế giới còn hơn 1,2 tỷ người thu nhập không quá 1USD/ngày, hơn 4 tỷ người thu nhập không quá 2 USD/ngày. Trong sè 4,4 tỷ người ở các nước đang phát triển, gần 3/5 sống thiếu các phương tiện vệ sinh cơ bản, gần 1/3 thiếu nước, 1/4 không có nhà và 1/5 không có dịch vụ y tế. 1/100 dân số thuộc loại giàu nhất thế giới thu nhập tương đương 57% thu nhập của người nghèo nhất thế giới. Thu nhập của 25 người giàu nhất nước Mỹ bằng thu nhập của 2 tỷ người nghèo nhất thế giới. Ở châu Âu, 1 con cừu được trợ cấp 3 USD/ngày, trong khi đó, ở châu Phi, người dân thu nhập 1 ngày chưa tới 1 USD.

Còng theo số liệu tổng kết của UNDP, từ khi diễn ra quá trình toàn cầu hóa đến nay, trên thế giới có 10 nước giàu lên, 130 nước nghèo đi, trong

Một phần của tài liệu LUẬN VĂNKẾ THỪA GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VIỆT NAM (Trang 62 -70 )

×