Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức các giá trị tốt đẹp trong truyền thống văn hóa của dân téc để xây dựng

Một phần của tài liệu luận vănKế thừa giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trong xây dựng nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Trang 128 - 133)

các giá trị tốt đẹp trong truyền thống văn hóa của dân téc để xây dựng lối sống mới

Vấn đề văn hóa nói chung, về GTVH truyền thống, về tư tưởng, đạo đức và lối sống nói riêng đã và đang được Đảng và nhà nước ta quan tâm sâu sắc. Điều này thể hiện ở sự nhận thức đúng đắn về công tác tuyên truyền, giáo dục của Đảng ta về văn hóa trong thời gian qua. Sù ra đời của Nghị quyết lần thứ năm, Ban chấp hành Trung Đảng khóa VIII là một sự chuyển biến sâu sắc trong toàn Đảng, toàn dân nhận thức về văn hóa, khẳng định vị trí chiến lược quan trọng của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng ở giai đoạn mới. Đặc biệt, ngày 5 tháng 7 năm 2004 vừa qua, Hội nghị lần thứ mười, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã tiến hành kiểm điểm 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương năm, khóa VIII, chỉ ra những thành tựu và những yếu kém, khuyết điểm trong từng lĩnh vực. Trên cơ sở đó, Hội nghị đã đề ra nhiệm vụ trọng tâm đến 2010 và các giải pháp trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân téc.

Cho nên, song song với việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của văn hóa nói chung, chóng ta phải tiến hành việc nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò, tầm quan trọng của các GTVH truyền thống của dân téc. Quan trọng hơn là làm thế nào trong toàn Đảng, toàn dân có một tình cảm thật sự, có một thái độ, một niềm tin đúng đắn vào các hệ chuẩn giá trị xã hội, để họ phấn đấu rèn luyện đạo đức, lối sống. Bởi lẽ, chính các giá trị này có vai trò quan trọng tạo nên sức mạnh và bản sắc của nền văn hóa, tạo nên tâm hồn, cốt cách lối sống của người Việt Nam qua suốt mấy nghìn năm lịch sử. Đúng như nhận định của Đảng ta:

Chóng ta có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân téc từ lâu đời, nhiều giá trị truyền thống rất cao đẹp được xây dựng và phát huy, trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước, gắn kết các thế hệ người Việt Nam trong cộng đồng bền chặt, tạo nên sức mạnh to lớn, đứng vững trước mọi cuộc xâm lăng về văn hóa của nước ngoài [7,Tr56-57].

Tuy nhiên, muốn nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vấn đề kế thừa và phát huy các GTVH để xây dựng lối sống, chúng ta cần phải nâng cao trình độ dân trí của nhân dân. Bởi lẽ, ý thức tự giác của toàn xã hội về vấn đề này chỉ có thể được thực hiện khi trình độ dân trí được nâng lên một mức nhất định, mặc dù hai vấn đề đó không tỉ lệ thuận với nhau.

Để thực hiện giải pháp này, chúng ta cần phải tiến hành một số nhiệm vụ sau:

- Xây dựng các giá trị văn hóa, lối ứng xử, giao tiếp, gương sáng của lối sống mà con người mới cần có. Trong đó, sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên các ngành, các cấp ở các cơ quan Đảng và nhà nước là rất quan trọng. Theo ý kiến của một số nhà nghiên cứu ở nước ta hiện nay, chóng ta cần phải xây dựng bộ tài liệu chuẩn về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên trên cơ

sở kế thừa, phát huy những phẩm chất truyền thống tốt đẹp của người VN. Có thể nói, một trong những biện pháp rất quan trọng của giáo dục đạo đức, lối sống là dùng phương pháp nêu gương. Phương pháp này trong thực tiễn cho thấy nó mang lại hiệu quả to lớn. Để thực hiện hình thức này, trước hết chúng ta cần nêu cao tính gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong lối sống. Bác Hồ đã từng khẳng định, “một tấm gương sáng còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” và Bác đã nhấn mạnh về tính gương mẫu của cán bộ đảng viên: “Nếu chính mình tham ô bão người ta liêm khiết có được không? Không được. Mình trước hết phải siêng năng, trong sạch thì mới bảo người ta siêng năng, trong sạch được” [64,Tr59]. Cho nên, “muốn xây dựng được lối sống và đạo đức xã hội lành mạnh, trước hết là phải chỉnh đốn Đảng, làm trong sạch bộ máy của Đảng, nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội” [32,Tr212 - 213].

- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục về nội dung vai trò của các GTVH truyền thống của dân téc trong xây dựng lối sống mới. Trên cơ sở nội dung của lối sống mới, chúng ta xác định các GTVH cần kế thừa và phát huy (Như đã nêu ở chương 1 của luận án); cần xác định các chủ đề cụ thể mà trọng tâm là năm đức tính của con người được Hội nghị lần thứ năm, Ban chấp hành TW Đảng khóa VIII đã đề ra, để tuyên truyền, giáo dục về lẽ sống, về các giá trị: lòng yêu nước, ý chí tự cường dân téc, lòng nhân ái, khoan dung, tinh thần lao động cần cù, chăm chỉ cho nhân dân. Qua đó tạo điều kiện để nhân dân nhận thức đúng đắn, tầm quan trọng về vai trò các GTVH truyền thống trong xây dựng lối sống mới hiện nay.

Kết luận của Hội nghị lần thứ mười, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã đưa ra mét trong những giải pháp xây dựng lối sống: “Đẩy mạnh giáo dục về chủ nghĩa xã hội, bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân téc, tạo sự chuyển biến rõ rệt về bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống, năng

lực, trí tuệ người Việt Nam theo năm đức tính người Việt Nam đã được Nghị quyết Trung ương V (khóa VIII) xác định” [7,Tr71].

- Tổ chức các phong trào tôn vinh, phát huy các giá trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống đẹp; phát hiện những nhân tố mới, điển hình để tuyên truyền giáo dục, đồng thời đấu tranh phê phán các phản giá trị, phê phán lối sống thực dụng, tha hóa nhân cách, băng hoại về đạo đức, xa lạ với truyền thống tốt đẹp của dân téc. Theo nhận định của Đảng ta, trong thời gian vừa qua, việc phát hiện, tuyên truyền giáo dục các điển hình, nhân tố mới, con người, tập thể tiên tiến còn yếu, chưa phát huy được tác dụng mạnh mẽ trong đời sống, chưa trở thành phong trào rộng rãi trong quần chúng. Do vậy, chúng ta phải tiếp tục phát huy tối đa hiệu quả các phong trào: “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa mới”, “Về nguồn”, “Thi đua yêu nước”; phát động phong trào “Toàn dân xây dựng lối sống mới”, “Nếp sống văn minh” “Gia đình văn hóa” từ trung ương đến cơ sở, đặc biệt là trong các cơ quan Đảng và nhà nước, các đoàn thể chính trị xã hội, tổ chức học tập tư tưởng, noi gương đạo đức và lối sống của Hồ Chí Minh. Hội nghị lần thứ IX, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã đề ra chủ trương giải pháp:

Tăng cường quản lý nhà nước, hoàn thiện cơ chế, chính sách và giải pháp đẩy mạnh việc xây dựng nếp sống, lối sống văn hóa, văn minh; giữ gìn và phát triển các giá trị tốt đẹp của xã hội và con người Việt Nam” và “Có cơ chế khuyến khích lối sống văn hóa lành mạnh văn minh và tạo dư luận mạnh mẽ đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống không lành mạnh, suy thoái đạo đức trái với bản sắc tốt đẹp của dân téc [6,Tr113].

- Đầu tư thích đáng cho các hình thức hoạt động giáo dục, tuyên truyền về các GTVH; coi trọng việc nâng cao nhận thức về lẽ sống, giáo dục đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân téc trong xây dựng lối sống, đồng thời

tạo điều kiện tốt hỗ trợ cho những người chuyên làm công tác này. Công tác giáo dục có một vai trò rất quan trọng trong việc kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống. Bởi lẽ, bản thân giáo dục chứa đựng việc giữ gìn, kế thừa và phát huy các GTVH nói chung, các giá trị đạo đức nói riêng. Cho nên, làm tốt công tác giáo dục là làm tốt công tác kế thừa và phát huy. Tuy nhiên để công tác giáo dục đạt hiệu quả cao thì cần đầu tư thích đáng cho các hình thức hoạt động giáo dục.

Hội nghị lần thứ chín, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã đề ra giải pháp: “Triển khai sâu rộng việc giáo dục rèn luyện đạo đức, lối sống trong toàn Đảng, trong cán bộ và nhân dân mà nội dung cơ bản là học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh” [6,Tr125]. Nếu không giáo dục đạo đức tốt thì không thể giáo dục lối sống tốt được, bởi vì, đạo đức là cái gốc của con người Việt Nam. Nói như Xpi-kin, một người mà không có caí lõi đạo đức bên trong thì giống như con tàu chòng chành giữa biển cả mênh mông đầy sóng gió. Đối với cán bộ đảng viên, cần giáo dục tinh thần rèn luyện tu dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng, lối sống văn minh. Bác Hồ đã từng dạy: “Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố, cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” [65,Tr293]. Đạo đức là những chuẩn mực của con người, là những quy tắc và những cam kết của cộng đồng mà con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi Ých cá nhân và tiến bộ xã hội. Do vậy, đạo đức có quan hệ mật thiết với lối sống. Cho nên, nếu không có đạo đức tốt thì không thể có lối sống lành mạnh, văn minh. Nói cách khác, muốn có một lối sống tốt đẹp thì cần phải có một phẩm chất đạo đức tốt.

Thông qua việc giáo dục các GTVH truyền thống, cần bồi dưỡng nhận thức về lẽ sống cho cộng đồng. Bởi lẽ, trong nền kinh tế thị trường, không

phải ai cũng có một lẽ sống đúng đắn. Trước mắt, con người bị chi phối quá nhiều của những cái “mới”, cái “hiện đại”, cái lợi Ých thiết thực cho họ. Những điều lý tưởng thuộc truyền thống hay cái triển vọng ở tương lai được xem như là cái xa vời đối với họ. Điều này chắc hẳn sẽ ảnh hưởng đến việc xây dựng lối sống của họ.

Để làm tốt công tác giáo dục nói chung, giáo dục về đạo đức nói riêng, Đảng và nhà nước cần quan tâm tạo điều kiện cho đối tượng này. Chẳng hạn, trước hết, phải đào tạo một đội ngò có đủ năng lực và trình độ, ý chí và tình cảm để gắn bó với nghề nghiệp. Có như thế chúng ta mới có thể xây dựng được đội ngò làm tốt công tác này về lâu dài. Do vậy, Đảng và nhà nước cũng cần ban hành những chế độ, chính sách hợp lý hỗ trợ cho đội ngò chuyên làm công tác giáo dục đạo đức nói riêng và công tác văn hóa - tư tưởng nói chung để từ đó tạo điều kiện cho họ hoàn thành tốt công việc của mình”.

Một phần của tài liệu luận vănKế thừa giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trong xây dựng nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Trang 128 - 133)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w