nước, ý chí tự cường dân téc” trong xây dựng lối sống
Tinh thần yêu nước là một trong những giá trị cao đẹp nhất của người Việt Nam. Nó đã thấm sâu vào máu thịt của dân téc ta.
Tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân téc đã trở thành yếu tố quan trọng đặc biệt, được biểu hiện rất sinh động và cụ thể trong lối sống của dân téc: yêu quê hương, yêu xóm làng và nó được biểu hiện ở tình cảm đạo đức trung với nước, hiếu với dân, tất cả vì độc lập, tự do của tổ quốc, thà hy sinh chứ không chịu làm nô lệ. Thật vậy, như Bác Hồ đã từng khẳng định: “Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần (yêu nước) Êy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.” [63,Tr171].
Khi đất nước được thống nhất, giá trị lòng yêu nước, ý chí tự cường được dân téc ta kế thừa và phát huy trong lối sống đấu tranh xây dựng bảo vệ đất nước, bảo vệ chủ quyền quốc gia dân téc, đem hết tài năng phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hội nghị lần thứ năm, Ban chấp hành TW Đảng khóa VIII đã khẳng định: “Ý thức phấn đấu cho độc lập dân téc và chủ nghĩa xã hội, tinh thần trách nhiệm và năng lực tổ chức thực tiễn của cán bộ đảng viên được nâng lên một bước, nhiều nét mới trong giá trị văn hóa và chuẩn mực đạo đức được hình thành” [24,Tr42].
Khi Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, nước ta rơi vào thế bị động và vô cùng khó khăn. Thế nhưng, một lần nữa, nhân dân ta đã thể hiện bản lĩnh của mình, kế thừa và phát huy lòng yêu nước truyền thống trong hoàn cảnh mới, quyết tâm giữ vững độc lập, kiên định lập trường xã hội chủ nghĩa, dám nghĩ, dám làm, phát huy sức mạnh nội lực, tranh thủ ngoại lực, từng bước vượt qua khó khăn thử thách, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng. PGS,TS. Nguyễn Văn Huyên trong bài “Lối sống người Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hóa” đã nhận định: “Tâm lý tự chủ lập thân, lập nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường tạo ra lối sống tự do theo pháp luật, tự lo toan, làm giàu; lối tư duy táo bạo, khám phá, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm để nhanh chóng vươn lên trong cuộc sống. Đó là lối sống năng động, lấy hiệu quả làm tiêu chí và chuẩn mực” [44,Tr30]. Vào năm 1999, Viện Nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật tổ chức khảo sát ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, với câu hái:
Giá trị xã hội nào quan trọng theo thứ tự ưu tiên 1, 2, 3?
Kết quả thu được:
Giá trị xã hội quan trọng Ưu tiên 1 (%) Ưu tiên 2 (%) Ưu tiên 3 (%) Độc lập dân téc 89,9 1,4 1,1 Công bằng xã hội 6,4 40,1 16,7 Đoàn kết dân téc 3,2 41,3 13,9
Phát triển kinh tế thị trường 0,2 5,0 18,7 Giữ gìn bản sắc văn hóa dân téc 0,3 12,1 49,5
Nguồn: [30,Tr85]
Trong công trình “Về phát triển văn hóa và xây dựng con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” thuộc chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KHxã hội - 04 đã điều tra 686 học sinh líp 12 và 1.585 sinh viên năm thứ II và năm cuối của 13 trường phổ thông trung học và 13
trường đại học ở Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh về lòng yêu nước, tự hào về truyền thống dân téc cho thấy: có 89,4% đến 91% học sinh và 89,7% đến 94,9% sinh viên cho rằng “tinh thần yêu nước và tự hào dân téc là những giá trị đạo đức quan trọng”; 90% đến 95% học sinh, sinh viên xem tinh thần yêu nước và tự hào dân téc là những giá trị tư tưởng quan trọng; 75% đến 85% khao khát muốn đóng góp sức mình vào công cuộc xây dựng đất nước và xem lý tưởng phấn đấu mình phải vươn tới là “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Tuy đây chỉ là sự khảo sát ở một huyện và ở tầng líp học sinh, sinh viên đại diện cho líp trẻ ở những thành phố lớn, nhưng kết quả là dấu hiệu đáng mừng cho những ai quan tâm đến giá trị yêu nước mà biểu hiện của nó là tinh thần độc lập dân téc (chiếm 89, 9% theo thứ tự ưu tiên). Điều này đúng với nhận định của Đảng ta:
Tính tích cực năng động, sáng tạo của các tầng líp nhân dân được phát huy ngày càng rõ trên các lĩnh vực đời sống xã hội. tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, lòng yêu nước, ý thức tự hào dân téc, tự tôn dân téc, truyền thống cách mạng và lịch sử, bản sắc dân téc được tiếp tục giữ gìn và phát huy [27,Tr62].
Bên cạnh mặt tích cực nói trên, chúng ta thấy còn những hạn chế cần phải nhận ra và khắc phục. Chẳng hạn, trong cuộc điều tra sinh viên, học sinh nói trên, có 2/3 tỏ thái độ hoài nghi về đường lối phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; có 38,9% học sinh và 50,7% sinh viên cho rằng yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội; có hơn 50% học sinh, sinh viên được điều tra không mặn mà với lý tưởng phấn đấu trở thành đảng viên, không quan tâm đến thời sự, chính trị. Rõ ràng, đây là điều đáng lo ngại.
Thật vậy, trước sự tác động của toàn cầu hóa và sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đã xuất hiện những cá nhân có lối sống Ých kỷ, sẵn sàng
đánh đổi tất cả, kể cả tổ quốc mình để đổi lấy cuộc sống vật chất vương giả. Trong khi đất nước còn khó khăn, lạc hậu, nhiều người được đưa đi nước ngoài đào tạo học tập, nghiên cứu, nhưng khi học xong, họ lại không muốn về nước phục vụ mà muốn ở lại tìm một cuộc sống sung sướng cho riêng bản thân mình. Nhiều trường hợp khác cũng cho thấy tinh thần xả thân vì nước bị giảm sút nhiều. Theo báo cáo của cơ quan an ninh quốc gia thì điều đáng lo ngại và thật nguy hiểm là, các tổ chức nước ngoài tài trợ học bổng đã thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình” trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Hiện nay, hằng năm, nước ta có hằng trăm suất học bổng đi du học theo con đường này. Đã có nhiều người bị lôi cuốn vào phục vụ âm mưu “diễn biến hoà bình” và có những biểu hiện trong công tác hoặc lối sống sùng ngoại, bài nội, bài bác, thiếu xây dựng.
Biểu hiện yếu kém nữa cũng cần nói đến là, trong những lúc khó khăn, ý chí bản lĩnh của dân téc chưa được phát huy vững vàng. Tâm lý chán nản khi gặp thất bại cũng biểu hiện khá rõ. Seagames là một ví dụ. Bên cạnh tinh thần dân téc cao độ thì còn có một số hạn chế. Chẳng hạn, chúng ta rất háo hức khi thắng trận, nhưng cũng mau rã đám khi đội nhà thất bại. Hiện tượng thanh niên trèn nghĩa vụ quân sự không phải là Ýt. Lối sống hưởng thụ, thờ ơ với những vấn đề chung của đất nước, né tránh trách nhiệm hoặc không dám chịu trách nhiệm trước công việc, không muốn cống hiến cho xã hội có xu hướng ngày càng phát triển và trở thành phổ biến. Hiện tượng tham nhòng, lãng phí ở nhiều nơi của một số cán bộ gây mất lòng tin đối với nhân dân đang là nỗi lo dân téc. Hội nghị lần thứ mười, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã nhận định về những yếu kém, khuyết điểm của chúng ta trong xây dựng con người Việt Nam: “Các tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng, công tác chống tham nhòng, lãng phí còn rất nghiêm trọng.” [7,Tr29].
2.2.2. Thực trạng của việc kế thừa và phát huy giá trị “ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng - nước” trong xây dựng lối sống