Kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân téc gắn với việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại nhằm xây dựng

Một phần của tài liệu luận vănKế thừa giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trong xây dựng nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Trang 143 - 146)

dân téc gắn với việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại nhằm xây dựng lối sống văn minh, hiện đại

Đây là vấn đề có ý nghĩa thời đại và chiến lược. Từ năm 1992, Quốc hội nước ta đã định hướng vấn đề kế thừa và phát huy các GTVH của dân téc và chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong Hiến pháp nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992): “Nhà nước và xã hội bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam: Dân téc, hiện đại, nhân văn; kế thừa và phát huy những giá trị của nền văn hiến các dân téc Việt Nam, tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phát triển mọi tài năng sáng tạo trong nhân dân” [36,Tr24].

Các GTVH truyền thống của một dân téc là yếu tố tạo nên bản sắc văn hóa của dân téc đó. Hơn nữa, trong quá trình vận động và phát triển của nền văn hóa, các GTVH truyền thống còn là yếu tố nội sinh, một yếu tố có vai trò hết sức quan trọng, có tác dụng thúc đẩy quá trình vận động và phát triển nền văn hóa. Tuy nhiên, trong quá trình vận động của nền văn hóa nói chung, các GTVH nói riêng, không phải chỉ có yếu tố nội sinh mà còn có yếu tố ngoại sinh, yếu tố thời đại, yếu tố nhân loại.

Trong điều kiện hiện nay, toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, các quốc gia dân téc không thể khép mình, đóng kín cửa, bởi vì, nếu một dân téc nào làm điều đó cũng có nghĩa là đưa dân téc mình đi đến chỗ suy thoái, chỗ bế tắt, tự trãi mình. Cho nên, để đưa một nền văn hóa phát triển, các giá trị của nền văn hóa phải được cọ xát, giao lưu, tiếp biến, hội nhập với các quốc gia trên thế giới. Chính trong quá trình này, các giá trị nội sinh mới khẳng định mình và nó sẽ được thẩm định lại, đồng thời các yếu tố ngoại sinh sẽ được tiếp thu. Điều đó là một tất yếu khách quan. Chẳng hạn, tính linh hoạt, dễ thích nghi trong truyền thống của dân téc là một nét góp phần tạo nên bản sắc văn hóa làng cũng như của văn hóa dân téc ta. Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, phẩm chất này bộc lé những hạn chế nhất định mà chúng ta cần khắc phục hạn chế của chính nó mang lại. Hạn chế đó là, trong đời sống xã hội, nhiều quan hệ, nhiều vấn đề được giải quyết quá thiên về tình cảm, dẫn đến chỗ tuỳ tiện, xem thường pháp luật. Và cũng chính tính linh hoạt, mềm dẻo, tuỳ tiện dẫn đến việc thiếu tinh thần cạnh tranh, nặng tác phong nông nghiệp, tản mạn, manh mún, khép kín. Song, cũng cần thấy rằng, tính linh hoạt, mềm dẻo trong lối sống truyền thống của dân téc cũng là một trong những phẩm chất cần thiết đối với con người, chúng ta cần kế thừa và phát huy mặt tích cực của nó.

Chóng ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường mà cạnh tranh lành mạnh trong làm ăn, sản xuất hàng hóa...là cần thiết. Mặt khác, khi xây dựng một xã hội văn minh, mọi người dân cần xây dựng lối sống và tác phong công nghiệp trong làm việc, thực hiện nếp sống, lối sống văn minh, tuân theo pháp luật. Hội nghị lần thứ mười, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã xác định một trong những mục tiêu về xây dựng và phát triển văn hóa:

Trong quá trình mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế và giao lưu văn hóa, cùng với việc tập trung xây dựng những giá trị mới của văn hóa Việt Nam đương đại, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị tốt đẹp của truyền thống văn hóa dân téc và tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, bắt kịp sự phát triển của thời đại [7,Tr56].

Tuy nhiên, để việc giao lưu, tiếp xúc và hội nhập vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân téc theo định hướng của Đảng ta, trước hết, chủ thể phải chủ động, sáng tạo, lấy GTVH truyền thống - yếu tố nội sinh - làm gốc, lấy tiêu chí phát triển văn hóa dân téc làm “bộ lọc” để tiếp thu các GTVH hiện đại của thế giới. Đây là vấn đề khó khăn và phức tạp, đòi hỏi chủ thể phải có đủ năng lực, đủ bản lĩnh, tự tin đối thoại với các yếu tố ngoại sinh. Không có những phẩm chất này, chúng ta khó có thể nhận ra đâu là những giá trị bổ Ých, đâu là phản giá trị, thậm chí là nguy cơ phá vỡ nền tảng GTVH dân téc. Cho nên, Đảng ta luôn ý thức rằng, hội nhập bao giê cũng phải đặt trong tương quan với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân téc, bởi lẽ, gốc của văn hóa là dân téc. Mất nước có thể giành lại được, nhưng mất bản sắc văn hóa dân téc là mất tất cả và chúng ta cũng chẳng bao giê tìm lại được. Vì lẽ đó, việc tiếp thu các GTVH của thế giới cũng phải đặt trong mục tiêu chung mà Đảng ta đã đề ra.

Một phần của tài liệu luận vănKế thừa giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trong xây dựng nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Trang 143 - 146)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w