Thực trạng của việc kế thừa và phát huy giá trị tinh thần “lạc quan” trong xây dựng lối sống

Một phần của tài liệu luận vănKế thừa giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trong xây dựng nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Trang 97 - 101)

“lạc quan” trong xây dựng lối sống

Như đã trình bày, lạc quan là một trong những GTVH truyền thống rất đáng trân trọng của dân téc Việt Nam. Nó hình thành và phát triển cùng với quá trình dựng nước và giữ nước. Cơ sở khách quan của tinh thần lạc quan yêu đời của người Việt Nam chính là lòng tin vào chính nghĩa, lòng tin vào sức mạnh tinh thần bất diệt của dân téc trong dựng nước và giữ nước, lòng tin vào sự chiến thắng của “văn minh” đối với “bạo tàn”, của cái đúng, cái tốt và cái đẹp đối với cái xấu, quái ác và cái giữ. Có lẽ vì vậy mà nhiều nhà nghiên cứu, nhiều dân téc trên thế giới cho rằng, người Việt Nam rất lạc quan.

Trải qua những chặng đường lịch sử khác nhau, trong đó có những lúc đất nước ta rơi vào cảnh cực kỳ khó khăn, tưởng chõng như bế tắc, nhưng giá trị lạc quan vẫn được nhân dân ta kế thừa và phát huy trong xây dựng lối sống

của mình, cả trong thời kỳ chiến tranh cũng như thời kỳ hoà bình. Trong chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hàng loạt những câu chuyện “tiếu lâm” đã giúp những người lính xoá đi những phót giây nặng nề, tạo cho họ có thêm nghị lực để chiến đấu. Niềm tin vào tương lai tươi sáng của cách mạng xuất phát từ nhận thức đúng đắn về xu thế phát triển của cách mạng, tin tưởng vào con đường chân chính của dân téc dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó cũng chính là sự tiếp nối truyền thống lạc quan của lịch sử dân téc.

Trong những năm qua, tinh thần lạc quan có lúc bị sút giảm khi tình hình thế giới có những biến động lớn, nhất là thời kỳ Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, nước ta khủng hoảng về kinh tế. Trong lối sống của nhiều người, trong đó có cả một số cán bộ, công chức nhà nước tỏ ra bi quan, dao động, mất phương hướng, mất lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng. Trước thực trạng đó, tại Đại hội lần thứ VI, Đảng ta đã chỉ ra rằng, tâm trạng bi quan, dao động, mất lòng tin, mất phương hướng là trái với bản chất tốt đẹp của người chiến sĩ cách mạng tiên phong, cần phải được khắc phục. Đảng và nhân dân ta cũng nhận thức rằng, chúng ta chỉ tồn tại vững chắc khi chóng ta đi lên bằng đôi chân của chính mình và chúng ta hoàn toàn có thể làm được điều đó. Tinh thần lạc quan đó trong lối sống của nhân dân ta đã chứa đựng một lòng tin mãnh liệt nhất, cao độ nhất ở sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều đó là hoàn toàn có cơ sở, bởi lẽ, lịch sử mấy mấy năm lãnh đạo sự nghiệp cách mạng Việt Nam, ta thấy, trong những giê phót khó khăn, lâm nguy nhất, Đảng ta vẫn tỏ ra càng bản lĩnh hơn, sáng suốt hơn.

Đúng vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, bằng chủ trương có tính đột phá - “Đổi mới” - đất nước ta đã vượt ra khỏi cuộc khủng hoảng về nhiều mặt mà có lúc tưởng chõng như không thể khắc phục. Điều đó làm cho cả thế giới

phải ngạc nhiên, bởi vì, họ khó có thể tin rằng, chúng ta có thể làm được điều kỳ diệu như vậy trong một thời gian thật ngắn.

Trong những năm gần đây, nền kinh tế thị trường đã mở ra những khả năng phát triển mới cho đất nước, tuy nhiên mặt trái của nó đang ngày đêm tác động đến đời sống xã hội của con người. Thực trạng suy thoái đạo đức, lối sống, đặc biệt là tham nhòng là “căn bệnh” khá nặng, khá nghiêm trọng, đáng báo động. Điều đáng lo ngại về sự suy thoái đạo đức, lối sống hiện nay nữa là nó đã lan sang cả lĩnh vực vốn dĩ từ xưa đến nay chưa từng xảy ra, đó là lĩnh vực khoa học, văn hóa nghệ thuật và xâm nhập vào cả trong cơ quan bảo vệ pháp luật. Có thể thấy điều này ở việc gian dối trong làm đề tài khoa học, hội thảo khoa học, dự án, mua bán bằng cấp, “đạo nhạc”; vụ Năm Cam, Lã thị Kim Oanh liên quan đến nhiều cán bộ đảng viên, lãnh đạo cao cấp, Bùi Quốc Huy, Phạm Sĩ Chiến những người đại diện dân bảo vệ pháp luật.

Kết quả điều tra của đề tài: “Sù suy thoái đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên ở thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp khắc phục” năm 2004cho thấy đây là vấn đề đáng lo ngại (Bảng 1 và bảng 2).

Nhóm nghiên cứu thiết kế phiếu điều tra gồm 09 câu hỏi và gởi phiếu đến các đối tượng. Sau đây là kết quả thu được từ một số câu hỏi:

Bảng 1:

Mức độ Tỉ lệ người được trả lời (%)

Rất nghiêm trọng 18,0

Nghiêm trọng 36,3

Tương đối nghiêm trọng 40,5

Không có gì nghiêm trọng 5,1

Bảng 2:

Có dấu hiệu suy thoái Tỉ lệ người cho ý kiến (%) Thứ hạng

Tham ô móc ngoặc 79,4 1

Lạm dụng chức quyền 74,0 2

Lãng phí của công 70,7 4

Quan liêu cửa quyền 69,5 5

Bè phái 58,2 6

Chạy chức chạy quyền 56,9 7

Bao che 55,3 8

Cơ hội 55,0 9

Thiếu trách nhiệm 54,0 10

(Nguồn: Báo Tuổi trẻ Chủ nhật, Số 36, 04 (1096) 12/9 đến 18/9/2004).

Thực trạng này làm cho nhiều người lại bi quan, chán nản, mất lòng tin. Điêù này cũng là đương nhiên. Bởi lẽ, chúng ta thấy các hiện tượng này, mặc dù Đảng và nhà nước ta nói quá nhiều, nhưng trên thực tế, nó tiếp tục diễn ra, thậm chí có sự gia tăng về số lượng và tính chất phức tạp. Thế nhưng, chúng ta còng

không nên quá bi quan, mất lòng tin, vơ đũa cả nắm mà cần phải có sự tập trung nghiên cứu, chữa trị. Điều thuận lợi là đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình góp phần xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, cần phải phát huy vai trò kiểm tra, giám sát của nhân dân trong hệ thống chính trị, cần nghiêm khắc lắng nghe họ và phải biết dùa vào nhân dân để làm tốt công tác này [72,Tr212-213].

Ngày nay, những khó khăn của thời kỳ khủng hoảng trầm trọng đã đi qua, đất nước đạt được những thành tựu rất đáng tự hào. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta bằng lòng với những gì đạt đạt được. Bởi lẽ, nếu so sánh với những nước phát triển trên thế giới thì chúng ta còn thua kém khá xa. Nhiệm vụ đưa đất nước tiếp tục phát triển theo kịp các nước tiên tiến là nhiệm vụ rất quan trọng và phức tạp trong thời gian sắp tới. Chúng ta đang có nhiều thuận lợi, nhưng cũng có không Ýt khó khăn; chúng ta đang có nhiều cơ hội mới, nhưng cũng có không Ýt những thách thức nghiệt ngã. Toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, nó tác động theo quy luật của nó và không nghĩ đến hoàn cảnh riêng của một quốc gia, dân téc nào. Nó đã và đang cuốn các quốc gia vào vòng xoáy chung của nó. Mở cửa, giao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lưu, hội nhập hay là đóng cửa? Thực tế cho thấy, không có con đường nào khác hơn là hội nhập quốc tế để phát triển. Nhưng khi tiến hành mở cửa, giao lưu, hội nhập thì chúng ta sẽ gặp phải cả những “cơn gió lành lẫn luồng gió độc”, cả những “giá trị lẫn phản giá trị”, cả những “cơ hội lẫn thử thách”. Song vấn đề là ở chỗ, làm thế nào chúng ta có thể hạn chế ảnh hưởng của những “luồng gió độc”, các “phản giá trị”, làm thế nào để vượt qua được những thử thách để phát huy những mặt tích cực. Đây là một vấn đề khá phức tạp đã và đang đặt ra không chỉ cho nhân dân ta mà cả các nước khác trên thế giới. Để làm được điều mà chúng ta mong muốn, ngoài năng lực hiện có, đòi hỏi mỗi người dân chúng ta cần phải có lối sống lạc quan. Lối sống đó phải là lối sống có lý tưởng đẹp, hướng tới việc tin tưởng ở sức mạnh truyền thống và hiện tại của toàn dân téc trong việc hoàn thành nhiệm vụ cách mạng mới, nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân téc.

Như vậy, từ thực trạng đã trình bày, có lúc, có nơi tinh thần lạc quan được phát huy hoặc suy giảm, nhưng cuối cùng, nhân dân ta vẫn vượt qua được những khúc quanh khó khăn nhất. Có thể thấy rằng, Đảng ta luôn lạc quan về sự nghiệp cách mạng của mình, đặc biệt, trong giai đoạn mới của dân téc. Đó cũng chính là một sự kế thừa và phát huy giá trị tinh thần lạc quan truyền thống trong thời kỳ mới.

2.2.2. Các hình thức, biện pháp kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống để xây dựng lối sống ở nước ta trong thời gian vừa qua

Một phần của tài liệu luận vănKế thừa giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trong xây dựng nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Trang 97 - 101)