Nhân vật hoạ sĩ vμ cuộc đấu tranh nội tâm

Một phần của tài liệu giáo trình giảng văn văn học việt nam (Trang 133 - 135)

Tình huống chuyện xảy ra vơ tình vμ bất ngờ. Ng−ời hoạ sĩ một lần đi cắt tóc, gặp lại ng−ời lính năm x−a, ng−ời đã từng giúp ơng ở chiến tr−ờng. Ông đã vẽ cho anh một bức chân dung với lời hứa sẽ đem đến trao tận tay cho bμ mẹ anh để báo tin rằng anh vẫn cịn sống vì bμ nhận đ−ợc tin anh đã hy sinh. Song ng−ời hoạ sĩ đã không thực hiện đ−ợc lời hứa của mình. Có lẽ vì vậy mμ bμ mẹ anh chiến sĩ đã đau khổ khóc đến mù loμ.

Hoạ sĩ rơi vμo tình thế khó xử. Liệu ng−ời lính năm x−a có nhận ra vμ lên án ơng ? Nh−ng anh thợ cắt tóc − ng−ời lính lại bỏ qua, lμm nh− không quen biết ông. Vậy ông phải xử sự nh− thế nμo ? Cuộc gặp gỡ vơ tình vμ thái độ cao th−ợng của ng−ời lính lμ điểm khởi đầu cho cuộc tự vấn nghiêm khắc ở ng−ời nghệ sĩ. Tình huống bên ngoμi đã chuyển thμnh tình huống bên trong : cuộc đấu tranh nội tâm căng thẳng về một lần thất tín, đạo đức giả vμ sự tự trừng phạt mình.

Cuộc đấu tranh nội tâm diễn ra quyết liệt. Để thể hiện cuộc đấu tranh đó, tác giả sử dụng các kết cấu sóng đơi : hai nhân vật (hoạ sĩ − ng−ời lính), hai bức tranh (tranh vẽ ng−ời lính vμ tranh tự hoạ), hai con ng−ời trong một con ng−ời (con ng−ời giả dối thất tín, đạo đức giả, ích kỷ vμ con ng−ời trung thực, biết phục thiện, biết nhận lỗi), mμ trong đó cuộc đấu tranh giữa hai con ng−ời trong một con ng−ời lμ cuộc đấu tranh căng thẳng nhất.

Hoạ sĩ thấy mình lμ kẻ vô ơn vμ giả dối. Ngμy x−a, hồi ở chiến tr−ờng ơng đã có lần tỏ ra ích kỷ. Ơng đã tự ái vμ từ chối khéo bằng cái mặt lạnh lùng khi anh chiến sĩ nhờ ơng vẽ bức chân dung. Sau đó, tr−ớc sự c− xử rất độ l−ợng của anh, hoạ sĩ đã ân hận vμ sửa chữa lỗi lầm bằng cách vẽ chân dung anh rồi hứa sẽ trực tiếp mang th− vμ

"ảnh" tới tận nhμ. Nh−ng thói ích kỷ đã khiến ơng một lần thất tín vμ trở thμnh kẻ

giả dối. Sự thất tín ấy trở thμnh lịng nhẫn tâm đối với bμ mẹ đang ơm mối đau khổ vì t−ởng con trai đã hy sinh, trở thμnh sự vô ơn đối với ng−ời chiến sĩ đã hết lòng độ l−ợng với ơng. Vì thế, ơng tự trách : Tại sao tôi không giữ lời hứa ? Câu hỏi tại sao đ−ợc lặp lại nhiều lần nh− để hoạ sĩ quay lại quá khứ, lục vấn l−ơng tâm mình, bởi ơng hoμn toμn vẫn có thể giữ đ−ợc lời hứa đến thăm vμ báo tin ng−ời chiến sĩ còn sống cho gia đình anh dù có phải gửi bức tranh đi triển lãm. Ơng đã tự vạch trần nguyên nhân đó : Lịng ích kỷ, vì mình từ thuở trong rừng ra hậu ph−ơng lại cμng nặng nề,

khi mμ mối nhiệt tâm vơi bớt, khi mμ khơng khí chiến tr−ờng tự nhiên nhạt nhoμ. Sự tự thú đến mức cao độ : ông không ngại ngần gọi những hμnh động, những thái độ của mình : "thật lμ giả dối ch−a, tơi lại cịn hơn anh nữa..., khơng, đừng đổ lỗi cho hoμn cảnh !...".

Tuy nhiên, tự thú với mình cịn lμ chuyện dễ. Cái khó lμ ở chỗ phải tự thú lỗi lầm của mình với chính ng−ời khác, với chính ng−ời lính năm x−a. Tr−ớc hết, hoạ sĩ tự trừng phạt mình bằng cách phải ln ln đối diện với ng−ời lính để khơng thể trốn chạy cái q khứ vơ ơn của mình. Bằng cách phải cắt tóc ở hiệu ng−ời lính cũ : tơi tự

nguyện nạp mình cho l−ơng tâm. Ơng mong ng−ời thợ cắt tóc nhận ra mình, trách

móc, mắng mỏ. Nh−ng ng−ời cắt tóc vẫn tỏ ra khơng biết ơng. Điều ấy lại cμng lμm l−ơng tâm ông cắn rứt, giμy vò. Nhận lỗi hay lảng tránh ? Cuộc đấu tranh nội tâm của hoạ sĩ cμng gay gắt, bộc lộ qua đoạn đối thoại trực tiếp với ng−ời lính trong t−ởng t−ợng.

Con ng−ời ích kỷ, giả dối hiện lên, tìm cách biện bạch cho ơng. Rằng lμ một nghệ sĩ, ơng có quyền quên đi một cá nhân cái chuyện riêng, để phục vụ cho số đông, phục vụ cái đích lớn lao hơn. Thậm chí, con ng−ời nμy cịn dụ dỗ ơng dùng tiền bạc để chuộc lại lỗi lầm. Bằng đủ các lý lẽ, hắn rủ rê con ng−ời h−ớng thiện đầu hμng cái xấu, cái ích kỷ. Với con ng−ời xấu xa ấy ng−ời chiến sĩ trách mắng thậm tệ, thậm chí anh gọi hoạ sĩ lμ mμy, x−ng tao, vạch mặt hoạ sĩ lμ đồ dối trá, lừa dối. Anh đập tan những lời lẽ nguỵ biện của hoạ sĩ vμ đuổi ông ta đi. Lần thứ hai, cũng ở đoạn đối thoại t−ởng t−ợng, con ng−ời phục thiện trong hoạ sĩ v−ợt qua đ−ợc sự biện bạch giả dối kia. Ông thú nhận : "tôi đã gây thêm đau khổ cho bμ mẹ anh, tôi đã lừa dối anh, tôi đã thu thêm đ−ợc tiền của, tiếng tăm trên sự đau đớn của anh". Ơng xin đ−ợc xử phạt theo luật cơng bằng ở đời : "anh cứ trừng phạt tôi, anh cứ xử tôi thế nμo cũng đ−ợc". Với con ng−ời biết h−ớng thiện nμy, anh chiến sĩ − ng−ời thợ lại tỏ ra rất trân trọng, độ l−ợng : "tr−ớc sau tôi vẫn coi anh lμ một nghệ sĩ tμi năng, đã có nhiều cơng hiến cho xã hội... Anh cứ đến đây. Tôi cắt cho anh kỹ lắm..."

Hai lần đối thoại t−ởng t−ợng lμ hai quá trình đấu tranh giữa cái tốt vμ cái xấu, giữa

rồng ph−ợng vμ rắn rết, giữa thiên thần vμ ác quỷ trong con ng−ời hoạ sĩ. Nếu lần thứ

nhất, con ng−ời ích kỷ, giả dối vẫn cịn ngoan cố thì lần thứ hai, cái tốt, cái thiện đã chiến thắng. Sự đấu tranh ấy thể hiện sự thức tỉnh của l−ơng tâm con ng−ời, bộc lộ một nhu cầu nhìn thẳng vμo tâm hồn mình, v−ợt lên trên những điều xấu xa vốn ẩn náu rất sâu, rμo kín vốn đ−ợc nguỵ trang bằng rất nhiều vỏ bọc, tốt đẹp.

Song song với thái độ không trốn chạy, không lẩn tránh sự thực cùng cuộc đấu tranh không khoan nh−ợng trong nội tâm lμ một mong muốn tự xem xét, tự phơi bμy tâm hồn mình, một tâm hồn có chỗ tối, chỗ sáng... nh−ng cơ bản lμ h−ớng thiện. Vì thế, hoạ sĩ đã tự hoạ bức chân dung của mình, một chân dung con ng−ời tự phê bình, tự mổ xẻ chính mình vμ kêu gọi : "xin mọi ng−ời hãy tạm dừng một phút cái nhịp sống bận bịu, chen lấn để tự suy nghĩ về chính mình".

Xin một phút nhìn vμo bức tranh tự hoạ của hoạ sĩ. Bức tranh đ−ợc vẽ rất lâu :

Không biết bao nhiêu tháng nay, một thời gian dμi trăn trở, đấu tranh nội tâm vμ tự

trừng phạt mình. Bức tranh xuất hiện song hμnh với thái độ tự phê phán, tự vạch trần những điều xấu xa của chính mình. Trên bức tranh, chia lμm hai mảng rõ rệt. Một con ng−ời, tự vấn với cặp mắt mở to, cái nhìn nghiêm khắc, khắc khoải bồn chồn, chứng tỏ một tâm hồn đang vật vã, trằn trọc, tự đấu tranh. "ánh sáng hμng nghìn nến" soi tỏ khn mặt chính lμ hình ảnh của ánh sáng l−ơng tri, ánh sáng sự thật, ánh sáng điều

thiện đang soi rọi vμo mọi ngõ ngách sâu kín tối tăm của hồn ng−ời. Đó phải chăng lμ phần tốt đẹp của tâm hồn ? Còn mảng thứ hai, phần xấu nhất, tối nhất, bao phủ vμ giấu kín d−ới một thứ mặt nạ đ−ợc hoạ sĩ đặc tả bằng hình ảnh đám bọt xμ phịng phủ lấp, chỉ để lại một vệt lờ mờ đen. Bức tranh đã diễn tả đ−ợc cuộc tự nhìn thẳng vμo tâm hồn mình, một tâm hồn có ánh sáng, có bóng tối, có cái tốt, cái xấu, cái rõ rμng, cái bị che giấu...

Tính chất tự thú của cuộc đấu tranh nội tâm đến cao độ thông qua các b−ớc : hối hận, tự lên án, tự vạch trần, tự trừng phạt. Cuối cùng phần tốt đẹp vμ h−ớng thiện trong con ng−ời hoạ sĩ đã chiến thắng.

Một phần của tài liệu giáo trình giảng văn văn học việt nam (Trang 133 - 135)