Mã GIáM SINH MUA KIềU

Một phần của tài liệu giáo trình giảng văn văn học việt nam (Trang 29 - 31)

(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Gặp cơn gia biến, Thuý Kiều hy sinh mối tình đầu trong trắng vμ say mê, tự nguyện bán mình chuộc cha. Lợi dụng tình cảnh đau đớn của Kiều, Mã Giám Sinh đánh tiếng c−ới nμng về lμm vợ thiếp. Nh−ng sự thực lμ hắn mua Kiều cho cửa hμng thanh lâu của hắn với Tú Bμ ở Lâm Tri. Đoạn trích nμy miêu tả mμn kịch mua bán, qua đó lột mặt nạ của Mã Giám Sinh vμ thể hiện nỗi đau đớn ê chề của nμng Kiều.

Qua ngòi bút sắc sảo của Nguyễn Du, bộ mặt con buôn của tên họ Mã mỗi lúc một lộ ra rõ nét hơn. Trong mμn kịch nμy, hắn đóng vai lμ chμng sinh viên Quốc Tử Giám đến lμm lễ "vấn danh" xin c−ới Thuý Kiều về lμm vợ lẽ. Gã sinh viên giả hiệu, "ng−ời viễn khách" mờ ám nμy mù mờ từ tên họ đến quê quán. Vμ ngòi bút nh− có thần của Nguyễn Du, cứ mỗi nét vẽ chân dung Mã Giám Sinh lại một lần để lộ ra cái bản chất con buôn ghê tởm của hắn :

Quá niên trạc ngoại tứ tuần, Mμy râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao. Tr−ớc thầy, sau tớ xôn xao,

Nhμ băng đ−a mối, r−ớc vμo lầu trang. Ghế trên ngồi tót sỗ sμng...

Mã Giám Sinh đã ngoại tứ tuần mμ vẫn "áo quần bảnh bao", "mμy râu nhẵn nhụi" rõ ra một gã trai lơ bảnh choẹ. Lũ thầy tớ chúng kéo đến nhμ Kiều thật lμ nhốn nháo, nhố nhăng, loạn xị. Vμ cái cử chỉ thô lỗ quá đáng của gã "Ghế trên ngồi tót sỗ sμng" đã tự lột cái mặt nạ sinh viên, phơi bμy chân t−ớng một tên vô học, một gã con buôn của hắn.

Nguyễn Du cứ "khách quan" miêu tả cảnh mua bán, vậy mμ bản chất thật của Mã Giám Sinh vẫn bị phơi bμy ra tr−ớc mắt ng−ời đọc. Dẫu đ−ợc che đậy bằng mọi mánh lới xảo quyệt, nh−ng thái độ, cử chỉ, hμnh vi vμ ngôn ngữ của Mã Giám Sinh vẫn tự tố cáo bản chất đích thực của hắn lμ một tên buôn ng−ời đê tiện. Trong con mắt hắn, nμng Kiều cùng với tμi sắc của nμng chỉ lμ một món hμng khơng hơn khơng kém. Hắn "đắn đo" khi "cân sắc, cân tμi" của nμng. Hắn "ép", hắn "thử" tμi nghệ của nμng, nhấc lên, đặt xuống, xoay vần đủ kiểu hệt nh− ng−ời ta mua bán một món hμng ngoμi chợ. Khi đã hoμn toμn vừa ý, bản chất con buôn của hắn vẫn lộ ra ở cái thái độ "tuỳ cơ đặt đìu" khi mặc cả. Bản chất đó cμng đ−ợc che đậy bằng những lời lẽ mỹ miều, giả dối : "Rằng : mua ngọc đến Lam Kiều − Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho t−ờng ?" thì cuối cùng lại cμng bộc lộ một cách trắng trợn vμ bỉ ổi nhất :

Cò kè bớt một thêm hai

Giờ lâu ngã giá vμng ngoμi bốn trăm.

Với sự mặc cả "cò kè" ty tiện, bẩn thỉu nμy, mμn kịch lễ "vấn danh" lộ rõ thực chất lμ một cảnh mua bán trắng trợn, vμ Mã Giám Sinh hiện ngun hình lμ một tên "bn thịt bán ng−ời" ghê tởm vμ đê tiện nhất.

những buồn tủi, xót xa, ê chề, tủi hổ. Kiều đã từng sống trong cảnh "Êm đềm tr−ớng rủ mμn che − T−ờng đông ong b−ớm đi về mặc ai", đang sống trong hạnh phúc của mối tình đầu say mê, trong trắng, bất ngờ tai hoạ ập đến, nμng thμnh ra một món hμng cho bọn "bn thịt bán ng−ời" trao tay mua bán, mặc cả. Tâm hồn nhạy cảm của nμng đã cảm nhận sâu sắc cảnh ngộ vừa hổ thẹn, vừa đau đớn vừa nhục nhã của mình :

Nỗi mình thêm tức nỗi nhμ, Thềm hoa một b−ớc, lệ hoa mấy hμng !

Ngại ngùng dín gió, e s−ơng,

Ngừng hoa bóng thẹn, trơng g−ơng mặt dμy.

Trong mμn kịch lễ "vấn danh" d−ới sự "đạo diễn" của mụ mối, nμng Kiều nhất nhất cử động, đánh đμn, lμm thơ nh− một cái máy. Bởi lẽ, bán mình chuộc cha lμ hμnh động tự nguyện của nμng, nên nμng chịu đựng tất cả, chấp nhận tất cả. Với dáng vẻ "Nét buồn nh− cúc, điệu gầy nh− mai", qua ngịi bút tμi tình của Nguyễn Du, nμng Kiều hiện lên câm lặng đến tuyệt đối mμ vẫn khơng sao giấu nổi nỗi đau đớn, xót xa, tủi nhục của mình.

Một phần của tài liệu giáo trình giảng văn văn học việt nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)