ĐI THI Tự VịNH

Một phần của tài liệu giáo trình giảng văn văn học việt nam (Trang 39 - 46)

(Nguyễn Công Trứ)

Mảnh đất để Nguyễn Công Trứ xây dựng lâu đμi nghệ thuật nguy nga tráng lệ lμ

hát nói chứ khơng phải thơ Nơm Đ−ờng luật. Tuy nhiên, ở thể loại nμy, Nguyễn Công

Trứ cũng lμ một tác giả có tμi, có vị trí xứng đáng, dù thơ Nơm luật Đ−ờng của ơng cịn lại chỉ 53 bμi. Bμi Đi thi tự vịnh thể hiện cái chí nam nhi trong cái tμi thơ Nơm của tác giả.

Đã lμ bμi "tự vịnh" thì tr−ớc hết nhμ thơ nói về chính mình, nói với mình, vì vậy yếu tố chân thật lμ điều có thể tin cậy. Đi thi tự vịnh cho thấy cái thật của cái chí vμ

cái tâm Nguyễn Cơng Trứ.

Mở đầu bμi thơ, ng−ời đọc thấy ngay cái chí của tác giả :

Đi không há lẽ trở về khơng

Bằng hình thức nghi vấn, câu thơ lại mang tính chất khẳng định, với giọng đầy tự tin : khi đi thi, ch−a có gì nh−ng khi về phải "có", phải đỗ đạt, quyết chí khơng chịu về khơng. Chí của Nguyễn Công Trứ khi lên đ−ờng đi thi mang dáng dấp những tráng sĩ thuở x−a với lời thề một đi không trở lại nếu sự nghiệp ch−a thμnh.

Câu thơ thứ nhất cịn có vẻ một câu hỏi thì đến câu thứ hai đã lμ một lời khẳng định chắc nịch :

Cái nợ cầm th− phải trả xong

Nợ "cầm th−" lμ nợ bút nghiên, nợ của kẻ sĩ phải trả bằng đỗ đạt. Chí đi thi phải đỗ, với cá nhân lμ lớn, nh−ng với đời cũng thật bình th−ờng, vậy mμ sao Nguyễn Cơng Trứ coi đó lμ món nợ đời ? Mới hay đỗ đạt đối với ơng đâu phải chuyện "vinh thân, phì gia" (lμm vinh hiển cho bản thân, lμm giμu có cho gia đình). Đi thi lμ đồng nghĩa với thi thố tμi năng vμ đỗ đạt chính lμ sự khẳng định tμi năng. Bắt đầu từ việc thi đỗ, con đ−ờng lập cơng danh sự nghiệp ích n−ớc lợi dân sẽ mở ra. Đi thi lμ việc nhỏ nh−ng đã bộc lộ chí lớn của nhμ thơ.

Qua việc thi cử có thể thấy đ−ợc bản chất con ng−ời Nguyễn Công Trứ lμ hμnh động :

Rắp m−ợn điền viên vui tuế nguyệt, Dở đem thân thế hẹn tang bồng.

Thú điền viên vμ chí tang bồng lμ hai mặt trong tính cách kẻ sĩ. Nó có nguồn gốc

từ quan niệm xuất xử, hμnh tμng của Nho giáo. Hai lẽ "xuất" (ra giúp đời, hμnh đạo), "xử" (lui về ẩn dật giữ trịn khí tiết) từng lμ điều băn khoăn của bao lớp nhμ nho. Vμ nói chung họ chỉ có thể chọn một, nh− Nguyễn Bỉnh Khiêm thế kỷ XVI đã từng khẳng định : "Lấy đâu xuất xử lọn (trọn vẹn) hai bề". Cách nói của Nguyễn Cơng Trứ, về hình thức, lμm vừa lòng cả hai loại nhμ nho xuất vμ xử. Từ "rắp" cho ta cảm nhận ơng cũng có ý định về với thú điền viên, m−ợn cảnh ruộng v−ờn vui cùng năm tháng, không t−ởng đến công danh. Từ "dở" với nghĩa lμ "trót" nh− nói về hoμn cảnh khách quan ngoμi ý muốn : mình trót lμ thân nam nhi vμ lẽ đời không tránh khỏi : con trai phải gánh nợ tang bồng. Tuy nhiên, chỉ một từ "hẹn" − hẹn tang bồng − đã cho thấy

cái chí, cái tâm nguyện của Nguyễn Cơng Trứ khơng phải ở thú điền viên mμ lμ ở hoμi bão tung hoμnh khắp thiên hạ. Giữa hai lẽ hμnh, tμng, bao giờ Nguyễn Công Trứ cùng chọn con đ−ờng hμnh đạo. Cuộc đời ông luôn luôn lμ nhập thế. Nhập thế khi hoạn lộ hanh thơng, khi đắc thời "Lúc bình Tây cờ đại t−ớng − Có khi về Phủ dỗn

Thừa Thiên" (Bμi ca ngất ng−ởng). Nhập thế ngay cả lúc "hồi đen lắm kẻ xóc x−ơng kình" (Vinh nhục) đến nỗi mình bị hãm hại st nguy tới tính mạng. Nguyễn Cơng Trứ "hẹn tang bồng" vμ ông thuỷ chung suốt đời với lời hẹn ấy. Chứng cớ lμ năm tám m−ơi tuổi, vμi tháng tr−ớc khi mất, ơng cịn dâng sớ cầm quân đánh giặc Pháp.

Trong hai câu luận nhμ thơ "luận" về chí lμm trai :

Đã mang tiếng ở trong trời đất, Phải có danh gì với núi sơng.

Chí lμm trai của Nguyễn Công Trứ mang quan niệm lý t−ởng anh hùng thời phong kiến : lý t−ởng lập công danh. Nh−ng khi nêu cao chữ "danh", ơng đã biết phát huy khía cạnh tích cực nhất trong nội dung khái niệm nμy : danh với núi sông. Danh với núi sông không thể chỉ lμ danh cá nhân. Con ng−ời muốn "cùng trời đất mn đời bất hủ" thì phải l−u danh vμo sông núi bằng sự nghiệp chung. Những việc Nguyễn Công Trứ đã lμm cho dân, cho n−ớc, đặc biệt lμ việc giúp dân lấn biển, khai khẩn đất hoang lập nên hai huyện Tiền Hải (Thái Bình) vμ Kim Sơn (Ninh Bình) đã để lại danh tiếng xứng với núi sơng, tr−ờng tồn cùng đất n−ớc.

Chí lập cơng danh để lại tiếng thơm cho đời bằng sự nghiệp lớn lao đã lμ ánh sáng lý t−ởng của bao trang nam nhi thời tr−ớc, lμm rực chói những nhân cách cao đẹp. Trần Quốc Tuấn vμ t−ớng sĩ thời Trần quyết "khơng chết giμ ở xó cửa", hăm hở lập cơng trong cuộc kháng chiến chống Nguyên để "trăm năm về sau tiếng vẫn l−u truyền", thơm cùng sử sách. Phạm Ngũ Lão, vị chiến t−ớng đảm l−ợc của H−ng Đạo V−ơng, cầm ngang ngọn giáo trấn giữ giang sơn, tầm vóc cá nhân nh− đo bằng sơng núi, hùng khí ba quân nh− át cả sao Ng−u mμ vẫn mang trong lịng nỗi thẹn. "Thẹn" vì ch−a có tμi m−u l−ợc lớn nh− Gia Cát L−ợng đời Hán để trừ giặc cứu n−ớc, khôi phục giang sơn. Nỗi thẹn công danh ấy mới cao đẹp lμm sao.

Lý t−ởng cơng danh của Nguyễn Cơng Trứ chính lμ sự tiếp nối lý t−ởng anh hùng của những trang hμo kiệt trong lịch sử. Phải đặt chí nam nhi, lý t−ởng anh hùng ấy vμo hoμn cảnh lịch sử thế kỷ XVIII-XIX khi dấu hiệu khách quan thuận lợi cho cả tính cách gian hùng hoặc sự nhát hèn nảy nở mới thấy hết cái cao đẹp trong nhân cách nhμ thơ. Trong văn học trung đại Việt Nam, Nguyễn Cơng Trứ lμ tác giả nói nhiều nhất đến chí lμm trai, đến cơng danh : "Chẳng cơng danh chi đứng giữa trần hoμn ? Chí tang bồng hẹn với giang san" (Nợ tang bồng), "Chí lμm trai nam bắc đông tây − Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể" (Chí anh hùng), "Khơng cơng danh thì nát với cỏ cây". Với chí lμm trai, với mộng cơng danh, Nguyễn Công Trứ đã in bản ngã vμo lịch sử văn học dân tộc bằng một phong cách riêng độc đáo. Điều cần l−u ý lμ đến thời đại thế kỷ XVIlI-XIX con ng−ời đã ý thức nhiều về tμi năng, cho nên nói tới danh, Nguyễn Cơng Trứ khơng chỉ khẳng định nhân cách mμ cịn khẳng định tμi năng cá nhân của ông. Sự khẳng định tμi năng của Nguyễn Cơng Trứ có lúc đ−ợc nói bằng một giọng "ngất ng−ởng" : "Trời đất cho ta một cái tμi ? − Giắt l−ng dμnh để tháng ngμy chơi" (Cầm kỳ thi tửu). Nh−ng nhìn chung ơng nói đến cái tμi với một sự nhận thức đầy đủ nghiêm chỉnh. Kết thúc bμi Đi thi tự vịnh lμ sự khẳng định tμi năng với niềm tin sắt đá :

Trong cuộc trần ai ai dễ biết Rồi ra mới tỏ mặt anh hùng.

Giữa cuộc đời gió bụi (cuộc trần ai) đầy gian lao vất vả, vμng thau lẫn lộn, ng−ời đời đâu dễ nhận ra. Lời thơ Nguyễn Cơng Trứ nh− lời tự nhắc nhở mình vμ nhắc nhở ng−ời đời : nhìn ra ng−ời tμi khơng dễ − bởi nh− Từ Hải nói với Kiều : "Anh hùng đoán giữa trần ai mới giμ" − nh−ng nhất thiết phải nhìn ra ng−ời tμi, phải trọng dụng

ng−ời tμi. Ng−ời thực sự có tμi sẽ đ−ợc khẳng định qua thử thách. Hai chữ "rồi ra" đặt ở đầu câu thơ cuối nhấn mạnh ý phải qua thử thách, phải thi thố tμi năng mới rõ mặt anh hùng, nh− kinh nghiệm thực tiễn của nhân dân đ−ợc đúc rút trong ca dao tục ngữ : "Có gió lung mới biết tùng bách cứng − Có ngọn lửa lừng mới rõ thức vμng cao".

Bμi Đi thi tự vịnh mở đầu bằng một quyết tâm vμ kết thúc bằng niềm tin sắt đá

vμo việc thực hiện lý t−ởng. Nguyễn Cơng Trứ khơng chỉ có cái tâm nhiệt huyết, cái chí cao cả mμ cịn có cái lực lớn lao để biến hoμi bão thμnh hiện thực. Nhân cách, tμi năng Nguyễn Công Trứ trong Đi thi tự vịnh thật đáng để noi theo : sống phải có hoμi bão vμ quyết tâm thực hiện lý t−ởng, sống phải có trách nhiệm tr−ớc danh dự bản thân vμ trách nhiệm tr−ớc giang sơn đất n−ớc, sự nghiệp cá nhân gắn liền với sự nghiệp chung của dân tộc.

CHạY giặc(1)

(Nguyễn Đình Chiểu)

Phát súng xâm l−ợc đầu tiên của giặc Pháp bắn vμo Đμ Nẵng năm 1858 mở đầu cuộc xâm l−ợc n−ớc ta. Đầu năm 1859, từ Đμ Nẵng, giặc tiến đánh Gia Định, quê h−ơng Nguyễn Đình Chiểu. Thời gian nμy, Nguyễn Đình Chiểu đang sống ở quê cùng với vợ vμ hai đứa con dại (đứa lên năm, đứa lên hai).

Mặc dù khơng nhìn thấy gì, nh−ng với tấm lịng gắn bó sâu nặng với nhân dân, Nguyễn Đình Chiểu đã cảm nhận rất rõ cảnh t−ợng quê h−ơng tan nát vμ tình trạng hoang mang, hốt hoảng của mọi ng−ời (trong đó có gia đình ơng). Nguyễn Đình Chiểu đã viết bμi thơ Chạy giặc vμo khoảng năm 1859 để ghi lại cảnh t−ợng đau lịng đó vμ bộc lộ tâm trạng đau xót của mình tr−ớc cảnh n−ớc mất nhμ tan.

Chạy giặc lμ bμi thơ đ−ợc viết theo thể thất ngôn bát cú Đ−ờng luật.

Hai câu mở đầu (đề), nhμ thơ đã giới thiệu sự xuất hiện đột ngột của giặc :

Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây Một bμn cờ thế phút sa tay !

Sự hiện diện của quân giặc đ−ợc thể hiện qua âm thanh tiếng súng của chúng vang lên khi buổi chợ vừa tan. Chọn thời điểm tan chợ để mở đầu cho cảnh Chạy giặc, nhμ thơ đã gây tr−ớc ấn t−ợng bất ngờ đột ngột cho ng−ời đọc. Âm thanh của tiếng súng Tây đột ngột vang lên vμo đúng lúc chợ tan đã diễn tả một cách thật cô đọng một sự thực : giặc tiến đánh rất nhanh, rất bất ngờ lμm đảo lộn cuộc sống của nhân dân. Cuộc sống thanh bình, đơng vui, sầm uất phút chốc đã thμnh ra quá vắng để bμy ra tr−ớc mắt cảnh chạy Tây thật đau lòng.

Phần thực (câu 3 vμ 4), Nguyễn Đình Chiểu đã miêu tả thật cụ thể vμ sinh động

tình cảnh hốt hoảng, hoang mang, tan tác của nhân dân khi quân giặc ập đến. Đây có thể xem lμ trung tâm bức tranh của cảnh chạy Tây :

Bỏ nhμ lũ trẻ lơ xơ chạy Mất ổ đμn chim dáo dác bay.

Chính vì giặc đánh chiếm q bất ngờ, sự thất bại của quân ta quá nhanh, nhân dân không đ−ợc chuẩn bị tr−ớc, cho nên cảnh chạy giặc cμng thêm hoảng hốt, cμng đáng th−ơng tâm. Đang sống bình yên, giặc bất ngờ ập đến, các gia đình khơng kịp tổ chức sơ tán, cứ thế bỏ nhμ, gồng gánh dắt díu nhau chạy. Tình cảnh nhân dân chạy giặc đ−ợc đặc tả qua hai hình ảnh : d−ới đất trẻ con hoảng sợ bỏ nhμ chạy tán loạn, không biết đi đâu về đâu, trên trời, bầy chim mất tổ, hốt hoảng bay nháo nhác. Cách sử dụng đảo ngữ "lơ xơ chạy", "dáo dác bay" không chỉ lμm hiển hiện lên tr−ớc mắt ng−ời đọc dáng vẻ bên ngoμi xác xơ, tan tác của lũ trẻ vμ bầy chim mμ còn khắc hoạ thật sinh động tâm trạng hoang mang ngơ ngác của chúng.

Miêu tả cảnh chạy giặc qua hình ảnh lũ trẻ vμ bầy chim vẫn ch−a thoả, đến phần luận (câu 5, 6), tác giả không bμn luận mμ vẫn tiếp tục miêu tả cảnh n−ớc mất nhμ tan

(1)

trong một không gian rộng hơn, xa hơn :

Bến Nghé của tiền tan bọt n−ớc

Đồng Nai tranh ngói nhuốm mμu mây.

Nhắc tới Bến Nghé vμ Đồng Nai, một bến n−ớc vμ một dịng sơng ở Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu nh− muốn miêu tả bức tranh toμn cảnh của quê h−ơng ông khi quân giặc đến. Quê h−ơng, đất n−ớc đang thanh bình bỗng bị tμn phá thμnh tro bụi trong phút chốc. Tμi sản, của tiền bị giặc c−ớp sạch, vét sạch. Nhμ cửa, lμng quê bị giặc phá sạch, đốt sạch khói lửa bốc ngút trời nh− mây. Một nỗi đau to lớn động đến cả trời mây. Chỉ bằng hai câu thơ, Nguyễn Đình Chiểu vừa miêu tả cụ thể tình cảnh quê h−ơng bị giặc tμn phá, khắp nơi tan nát, ngút trời khói lửa, vừa gián tiếp tố cáo hμnh động c−ớp phá tμn bạo của quân thù.

Có thể nói, qua bốn câu thơ trong phần thực vμ luận, Nguyễn Đình Chiểu đã miêu tả vμ khái quát đến cao độ tình cảnh bi th−ơng của quê h−ơng, đất n−ớc khi quân giặc tới. Một khơng khí hốt hoảng, đau th−ơng bao trùm từ mặt đất đến bầu trời, một sự tan tác từ con ng−ời đến loμi vật, một sự tμn phá dã man c−ớp sạch từ tiền của đến đốt trụi cả nhμ cửa, lμng xóm, quê h−ơng khắp một vùng rộng lớn.

Tâm trạng vμ thái độ của Nguyễn Đình Chiểu thấm đ−ợm trong từng câu thơ vμ đ−ợc bộc lộ rõ ở hai câu kết :

Hỏi trang dẹp loạn rμy đâu vắng Nỡ để dân đen mắc nạn nμy ?

Nhμ thơ đau xót vơ hạn tr−ớc cảnh n−ớc mất, nhμ tan, nhân dân chạy giặc hốt hoảng, hoang mang, tan tác. Trái tim ơng vừa xót xa, đau đớn tr−ớc cảnh q h−ơng bị tμn phá, vừa ngùn ngụt lửa căm thù tr−ớc tội ác tầy trời của giặc, vừa thất vọng, vừa bất bình tr−ớc tình cảnh giặc đến mμ quân triều đình đi đâu cả, để cho chúng tha hồ c−ớp phá đẩy nhân dân vμo cảnh đau khổ lầm than. Vμ tiếng kêu đau đớn : "Hỏi trang dẹp loạn rμy đâu vắng − Nỡ để dân đen mắc nạn nμy ?" thốt lên từ trái tim đang rỏ máu của ơng, phải chăng cịn khắc khoải một nỗi chờ mong những bậc anh hùng, hμo kiệt hãy mau chóng ra tay cứu đời, giúp n−ớc.

THU ĐIếU

(Nguyễn Khuyến)

Cũng nh− Thu vịnh, bμi Thu điếu đem đến ng−ời đọc sự cảm nhận vẻ đẹp của

cảnh thu vμ tâm trạng nhμ thơ.

Nếu ở Thu vịnh, cảnh thu đ−ợc đón nhận từ cao xa tới gần rồi từ gần đến cao xa thì ở Thu điếu, cảnh thu đ−ợc đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần : từ chiếc thuyền câu nhìn ra mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, với thuyền câu. Từ một khung ao hẹp, không gian mùa thu, cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều h−ớng thật sinh động.

Cảnh trong Thu điếu lμ "điển hình hơn cả cho mùa thu của lμng cảnh Việt Nam" (Xn Diệu). Khơng khí mùa thu đ−ợc gợi lên từ sự dịu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật. Dịu nhẹ, thanh sơ trong mμu sắc : n−ớc trong veo, sóng biếc, trời xanh ngắt. Dịu nhẹ thanh sơ trong đ−ờng nét, chuyển động : sóng hơi gợn tý, lá vμng khẽ đ−a vèo, tầng

mây lơ lửng. Dịu nhẹ thanh sơ trong hoμ sắc tạo hình : "Cái thú vị của bμi Thu điếu ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một mμu vμng đâm ngang của chiếc lá thu rơi"(1)

; ao thu nhỏ, chiếc thuyền câu theo đó cũng "bé tẻo teo" vμ dáng ng−ời cũng nh− thu lại. Nét riêng của lμng quê Bắc Bộ, cái hồn dân dã đ−ợc gợi lên từ khung ao hẹp, từ cánh bèo, từ ngõ trúc quanh co.

Cảnh trong Thu điếu lμ cảnh đẹp nh−ng tĩnh lặng vμ đ−ợm buồn. Không gian Thu

điếu lμ một không gian tĩnh lặng, vắng ng−ời, vắng tiếng : "Ngõ trúc quanh co khách

vắng teo". Các chuyển động rất nhẹ, rất khẽ khơng đủ tạo âm thanh : sóng hơi gợn, mây lơ lửng, lá khẽ đ−a. Một tiếng động duy nhất − tiếng cá đớp mồi cμng lμm tăng sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật. Về câu thơ cuối nμy khơng nên hiểu "cá đâu" với nghĩa "đâu có cá" nh− có ý kiến đã nêu. Sự im lặng tuyệt đối lại không tạo nên sự tĩnh lặng của cảnh. Cái tĩnh bao trùm đ−ợc gợi lên từ một cái "động" rất nhỏ.

Nói câu cá nh−ng thực ra khơng phải chú ý vμo việc câu cá. Nói câu cá nh−ng thực ra lμ đón nhận trời thu, cảnh thu vμo cõi lòng.

Cõi lòng nhμ thơ yên tĩnh, vắng lặng đến ghê gớm. Tĩnh lặng trong sự cảm nhận độ

Một phần của tài liệu giáo trình giảng văn văn học việt nam (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)