TRONG LòNG Mẹ

Một phần của tài liệu giáo trình giảng văn văn học việt nam (Trang 73 - 76)

(Trích hồi ký Những ngμy thơ ấu − Nguyên Hồng)

Thấm nhuần trong toμn bộ sáng tác của Nguyên Hồng lμ lòng nhân đạo, một chủ nghĩa nhân đạo bao giờ cũng thống thiết, mãnh liệt vμ sơi nổi. Ơng lμ nhμ văn của những ng−ời cùng khổ. Ông th−ờng h−ớng tình th−ơng của mình vμo hai nhân vật : phụ nữ vμ trẻ em nhμ nghèo, chịu nhiều bất hạnh trong xã hội cũ.

Ng−ời phụ nữ trong tác phẩm của Nguyên Hồng bị cuộc đời tμn nhẫn dồn dập trút lên đầu đủ mọi thứ tai hoạ, bị chế độ thực dân, phong kiến giμy đạp tμn nhẫn vμ đẩy vμo cảnh ngộ hoặc phải tha ph−ơng cầu thực, hoặc bị l−u manh hoá, hoặc bị chết oan chết uổng, chết khốn chết khổ vì trót một lần nhẹ dạ, cả tin.v.v.

Nguyên Hồng cầm bút lμ để nói cho đã, cho thoả những nỗi khổ đau uất ức không cùng của những ng−ời dân lao động nghèo khổ mμ tr−ớc hết lμ của những ng−ời phụ nữ bất hạnh. Nh−ng, dẫu bị vùi dập tμn nhẫn đến mức nμo thì những nhân vật phụ nữ của ông vẫn giữ vững bản chất hồn hậu, trong sáng, tốt đẹp vμ cao cả của mình. Từ trong những trang viết của ông vẫn sáng lên những vẻ đẹp lạ th−ờng của ng−ời phụ nữ thuộc tầng lớp dân nghèo thμnh thị, buôn bán tảo tần, chịu th−ơng chịu khó, nặng tình mẫu tử, giμu lịng vị tha, có thể hy sinh tất cả, chịu đựng tất cả vì chồng, vì con. Nh−ng, những ng−ời phụ nữ ấy đồng thời còn lμ những con ng−ời khao khát yêu th−ơng, có thể sẵn sμng v−ợt ra khỏi những trói buộc của lễ giáo phong kiến để đi theo tiếng gọi của tình yêu.

Trẻ em trong sáng tác của Nguyên Hồng th−ờng lμ trẻ em con nhμ nghèo, mồ côi cha mẹ, sớm phải lao động để kiếm sống. Đó lμ những linh hồn thơ ngây, trong sáng, khao khát tình th−ơng.

Những ngμy thơ ấu lμ một tác phẩm xuất sắc của Nguyên Hồng. Đó lμ một tập hồi

ký ghi lại những năm tháng tuổi thơ của tác giả, thể hiện một cách chân thật những "rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại" (Thạch Lam).

Tập hồi ký nμy viết năm 1938, đ−ợc trích đăng trên tuần báo Ngμy nay (Hμ Nội) vμ đ−ợc Nhμ xuất bản Đời nay in lần đầu năm 1940. Tác phẩm gồm 9 ch−ơng, mỗi ch−ơng lμ một kỷ niệm sâu sắc của nhμ văn về "thời thơ ấu". Có những kỷ niệm êm đềm nh− khi đứa trẻ đ−ợc ngả vμo lòng mẹ, đ−ợc bμn tay dịu hiền, êm ái của mẹ vuốt ve hoặc những lúc thanh thản nằm trên bãi cỏ ở sân tr−ờng thả hồn theo những đám mây trắng bồng bềnh... Song, những kỷ niệm êm đềm ấy chỉ lμm nổi bật vμ thấm thía hơn những kỷ niệm đau buồn, tủi cực của một "đứa bé côi cút cùng khổ" sinh ra trong một gia đình bất hoμ, khơng hạnh phúc, sớm phải sống bơ vơ lêu lổng giữa sự ghẻ lạnh cay nghiệt của họ hμng vμ thái độ dửng d−ng lạnh lùng một cách tμn nhẫn của xã hội. Từ cảnh ngộ vμ tâm sự riêng của đứa trẻ bị đầy đoạ. Những ngμy thơ ấu đã lên tiếng kết án sự tμn nhẫn, bất công của xã hội đồng tiền vô nhân đạo. Bên cạnh nhân vật đứa trẻ (bé Hồng), hình ảnh ng−ời mẹ trẻ cũng hiện lên khá đậm nét. Đó lμ ng−ời đμn bμ nhân hậu, quanh năm bn bán tảo tần ni chồng, ni con, có trái tim khao khát yêu th−ơng nh−ng lại bị những tập tục phong kiến vô lý vμ độc ác đμy đoạ một

cách tμn nhẫn.

Đoạn trích Trong lịng mẹ thể hiện tập trung nhất những đặc tr−ng tiêu biểu của chủ nghĩa nhân đạo trong hồi ký Những ngμy thơ ấu của Nguyên Hồng. Nhân vật chính của đoạn trích nμy lμ bé Hồng. Bé Hồng bị đặt trong tình huống hết sức tội nghiệp : bố mất, mẹ đi b−ớc nữa bị gia đình nhμ chồng ruồng rẫy. Bé Hồng phải sống nhờ họ hμng vμ bị hắt hủi tμn nhẫn. Em th−ơng mẹ, nhớ mẹ vô cùng mμ phải xa mẹ vμ phải luôn ln nghe những lời nói xấu về mẹ. Ta hiểu vì sao em vơ cùng sung s−ớng khi mẹ trở về.

Trong ch−ơng sách nμy, nhμ văn đã tập trung lμm nổi bật tình cảm xót th−ơng, u q sâu sắc của bé Hồng đối với ng−ời mẹ nhân từ, tần tảo mμ cuộc đời đầy bất hạnh. Tình cảm ấy tr−ớc hết đ−ợc thể hiện qua tâm trạng của bé Hồng khi nói chuyện với bμ cơ. Diễn biến tâm trạng của bé Hồng đ−ợc miêu tả thật sinh động. Khi nhận ra "ý nghĩ cay độc" trong giọng nói vμ trên nét mặt "khi c−ời rất kịch", đầy giả dối của ng−ời cô, bé Hồng lẳng lặng "cúi đầu không đáp". Cử chỉ "im lặng, cúi đầu xuống đất" của bé Hồng lại đ−ợc miêu tả lặp lại một lần nữa khi bμ cô tiếp tục giục giã em vμo Thanh Hố thăm mẹ, vì mẹ em dạo nμy "phát tμi lắm". Bμ cơ đ−a tin mẹ bé Hồng có con khi ch−a hết tang chồng, lại nghèo túng khốn khổ nơi đất khách quê ng−ời, thấy ng−ời quen lại tránh mặt, để lăng nhục mẹ bé Hồng vμ gieo rắc vμo đầu óc em sự "hoμi nghi", "khinh miệt vμ ruồng rẫy mẹ". Những lời nói cay độc của bμ cô nh− những con dao nứa cứa vμo tâm hồn thơ dại của đứa trẻ. Bé Hồng từ chỗ nhẫn nhục, "im lặng, cúi đầu" đến lúc khơng nén nổi đau đớn đã bật lên tiếng khóc, n−ớc mắt "rịng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoμ đầm đìa ở cằm vμ ở cổ". Vμ một thứ tình cảm phức tạp, vừa th−ơng yêu, vừa căm tức nảy sinh trong tâm hồn ngây thơ của bé Hồng, khiến em "c−ời dμi trong tiếng khóc".

Bé Hồng c−ời (c−ời mỉa mai) vì hiểu thấu những rắp tâm "tanh bẩn" của bμ cơ, vì khinh bỉ thái độ rất cay độc của bμ : lμm ra vẻ thông cảm, nh−ng kỳ thực "chỉ có ý gieo rắc vμo đầu óc" em những hoμi nghi "để em khinh miệt vμ ruồng rẫy mẹ". Bé Hồng khóc vì th−ơng mẹ bị đμy đoạ. Khóc vì th−ơng mẹ chỉ vì "sợ hãi những thμnh kiến tμn ác" mμ xa lìa hai con "để sinh nở một cách giấu giếm, trốn tránh nh− một kẻ giết ng−ời". Bé Hồng căm ghét những hủ tục phong kiến vô lý, tμn nhẫn đã đμy đoạ mẹ. Lòng căm ghét cao độ, mãnh liệt ấy đã đ−ợc tác giả diễn tả bằng những hình ảnh cụ thể, bằng nhịp văn gấp gáp, dồn dập : "Giá những cổ tục đã đμy đoạ mẹ tôi lμ một vật nh− hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mμ cắn, mμ nhai, mμ nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi".

Cuối ch−ơng hồi ký, tác giả đã tập trung thể hiện tâm trạng của bé Hồng khi đ−ợc gặp mẹ. Một buổi chiều tan học, bé Hồng "chợt thống thấy một bóng ng−ời ngồi trên xe kéo giống mẹ" vμ em "liền đuổi theo, gọi rối rít". Nh−ng nếu ng−ời ngồi trên xe lại lμ ng−ời khác thì cái lầm đó thμnh ra một trị c−ời tức bụng cho lũ bạn.... "Vμ cái lầm đó khơng những lμm cho tơi thẹn mμ cịn tủi nhục nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dịng n−ớc trong suốt chảy d−ới bóng râm đã hiện ra tr−ớc con mắt gần rạn nứt của ng−ời bộ hμnh ngã gục giữa sa mạc". Thủ pháp so sánh ví von nμy đã diễn tả đ−ợc một cách cụ thể sự khao khát tình mẹ con thật lμ mãnh liệt nh− ng−ời bộ hμnh khát n−ớc đến cháy bỏng ở giữa sa mạc. Nhμ văn còn miêu tả những cử chỉ, hμnh động của bé Hồng để thể hiện nỗi vui s−ớng của em khi gặp mẹ. Vì cuống cuồng đuổi theo xe, bé Hồng "thở hồng hộc, trán đẫm mồ hơi" vμ "ríu cả chân lại" khi trèo lên xe. Khi bμn tay dịu hiền của mẹ xoa đầu thì bé Hồng "oμ khóc rồi cứ thế nức nở". Đó lμ tiếng khóc đầy hạnh phúc.

Để diễn tả những rung cảm sâu xa vμ niềm hạnh phúc lớn lao của bé Hồng khi đ−ợc ngồi trong lòng mẹ, tác giả đã miêu tả rất cụ thể những cảm giác của em khi ngồi trên đệm xe, đùi áp vμo đùi mẹ, "đầu ngả vμo cánh tay mẹ" : những cảm giác "ấm áp" "mơn man khắp da thịt" của bé Hồng. Bé Hồng còn cảm nhận đ−ợc cả mùi quần áo quen thuộc của mẹ vμ "những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra [...] thơm tho lạ th−ờng". Vừa trực tiếp miêu tả những cảm giác cụ thể của bé Hồng, tác giả vừa diễn tả những ý nghĩ của em bình luận về niềm hạnh phúc tuyệt vời của mình : "Phải bé lại vμ lăn vμo lịng một ng−ời mẹ, áp mặt vμo bầu sữa nóng của ng−ời mẹ, để bμn tay ng−ời mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, vμ gãi rôm ở sống l−ng cho, mới thấy ng−ời mẹ có một êm dịu vơ cùng". Trong những giây phút say s−a vμ "rạo rực" ấy, bé Hồng khơng nghĩ gì, nhớ gì khác nữa kể cả những câu âu yếm mẹ con nói với nhau vμ những lời cay độc của bμ cơ nói hơm tr−ớc. Tất cả tâm trí của em đều dồn cho sự tận h−ởng tình mẹ. Đối với em, niềm sung s−ớng vμ hạnh phúc nhất trên đời lμ đ−ợc sống trong lòng mẹ.

Một phần của tài liệu giáo trình giảng văn văn học việt nam (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)