Buổi lên đ−ờng hùng dũng, kiêu hãnh

Một phần của tài liệu giáo trình giảng văn văn học việt nam (Trang 123 - 125)

Sáng sớm, trời còn tối lờ mờ, đoμn quân đã lên đ−ờng. Hoμi Văn dẫn đầu đoμn quân với dáng vẻ oai phong, đẹp đẽ : "áo bμo đỏ, vai mang cung tên, l−ng đeo thanh g−ơm gia truyền, ngồi trên một con ngựa trắng phau". Hoμi Văn thật sự có đầy đủ phong thái uy nghiêm, tự tin, hiên ngang, kiêu hãnh của một vị t−ớng, dù còn rất trẻ. Đằng sau chμng bao giờ cũng lμ ng−ời t−ớng giμ, "mặt sạm đen vì s−ơng gió, chịm râu dμi trắng nh− c−ớc". Đó lμ hình ảnh các thế hệ cùng sát cánh bên nhau trong nhịp quân hμnh vì Tổ quốc.

Đoμn quân hùng dũng ra đi trong tiếng chiêng tiếng trống rập rình, lá cờ đỏ đề

sáu chữ vμng mở đ−ờng đi tr−ớc. Không phải ngẫu nhiên, trong đoạn trích, nhμ văn

đã ba lần miêu tả hình ảnh lá cờ đỏ thêu sáu chữ vμng vμ tiếng chiêng trống phụ đệm vμo hμnh động của đoμn qn. Hình ảnh vμ âm thanh đó diễn tả dáng vẻ vμ tinh thần quyết chiến, khí thế hμo hùng vμ gấp gáp của cuộc lên đ−ờng thiêng liêng. Hình ảnh lá cờ rực rỡ, ngạo nghễ ở câu kết : "lá cờ căng lên vì ng−ợc gió" khẳng định một thế hệ trẻ anh hùng đã tr−ởng thμnh mau chóng trong chiến tranh giữ n−ớc.

Cuộc lên đ−ờng trang trọng, thiêng liêng nh−ng cũng không kém bồi hồi xúc động đ−ợc miêu tả chỉ qua hai trang sách nhỏ mμ đầy ắp sự kiện, chi tiết. Giọng văn biến đổi theo từng tính chất sự kiện vμ cung bậc cảm xúc. Lúc gấp gáp, căng thẳng khi nghe tin giặc đến, lúc trang trọng uy nghiêm khi thề nguyền, lúc bâng khuâng, l−u luyến khi chia tay... Lời lẽ cổ kính đ−ợm mμu lịch sử : thái tử, thống lĩnh, binh mã,

cửa ải, hμo kiệt, keo sơn, đồng tử, đồng sinh, bốn ph−ơng bể lặng trời im, giữ ngọc gìn vμng, ca khúc khải hoμn,... Khiến ng−ời đọc nh− nhập hẳn vμo khơng khí sục sơi, gấp

gáp chống giặc ngoại xâm của cha ông cách đây gần m−ời thế kỷ.

Đoμn quân trai trẻ ra đi, ch−a hẹn ngμy trở về. Họ đã lên đ−ờng vì tình yêu đất n−ớc non sơng, vì niềm tin vững chắc vμo sự nghiệp chính nghĩa của mình. Họ sẽ trở về trong chiến thắng ! Điều nμy đã đ−ợc lịch sử ghi nhận. D−ới sự chỉ huy của ng−ời t−ớng trẻ Hoμi Văn Hầu Trần Quốc Toản, đoμn quân ấy đã góp phần lμm nên những trang sử vμng, chói lọi nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc : ba lần chiến thắng quân Nguyên.

Một phần của tài liệu giáo trình giảng văn văn học việt nam (Trang 123 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)