Đêm thâu vμ nỗi thao thức của Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu giáo trình giảng văn văn học việt nam (Trang 61 - 62)

"Một canh hai canh lại ba canh". Đất trời đã đi vμo đêm. Không gian vμ thời gian tĩnh mịch, sâu lắng. Vì khơng ngủ đ−ợc nên con ng−ời th−ờng thấy đêm cμng dμi vμ cμng buồn. Thời gian đã lặng lẽ trôi qua từ canh một đến canh ba (canh : đơn vị tính thời gian cổ, khoảng bằng một phần năm của đêm tức lμ khoảng hai giờ. Canh một tính từ 19h đến 21h). Có vẻ con ng−ời thao thức đang đếm dần từng tiếng trống báo sang canh. Những b−ớc đi chậm vμ buồn của thời gian đêm tr−ờng nh− gõ nhịp vμo tận sâu thẳm tâm linh con ng−ời, gây cảm giác mệt mỏi kéo dμi. Dòng thời gian bị chia thμnh chuỗi âm h−ởng chậm đều với nhịp diệu 2/2/1/2 chậm rãi : một canh / hai canh / lại / ba canh. Dấu chấm lửng trong câu thơ cμng lμm cho mỗi canh giờ nh− kéo dμi thêm mãi vμ từ lại (hựu) cμng lμm tăng sự bứt rứt, khó chịu. Thời gian khách quan chuyển thμnh thời gian tâm lý : thời giờ vẫn trôi qua đều đặn nh−ng thời gian tâm linh của con ng−ời mới nặng nề, mệt mỏi lμm sao. D−ờng nh− câu thơ đ−ợc thốt lên nh− một tiếng thở dμi trong sự chậm rãi đếm nhịp thời gian : "Trằn trọc, băn khoăn giấc chẳng thμnh".

Vì sao Hồ Chí Minh khơng ngủ đ−ợc ? Những thiếu thốn vật chất trong cuộc đời tù đμy cũng nhiều lần khiến Ng−ời thức trắng đêm : "Trong tù không đệm cũng khơng chăn − Gối quắp l−ng cịng ngủ chẳng an", "Lại khổ thấu đêm không chỗ ngủ − Ngồi

trên hố xí đợi ngμy mai". Nh−ng bμi thơ nμy có lẽ khơng chỉ phải vậy. Nỗi đau tinh thần bộc lộ qua nhịp cầm canh mệt mỏi lại lμ một nỗi "trằn trọc, băn khoăn" kéo dμi.

Trằn trọc băn khoăn đến nỗi giấc không thμnh lμ niềm nghĩ suy, day dứt, đầy lo âu,

những thao thức về tinh thần chứ không phải nỗi đớn đau về vật chất. Dịng trơi của thời gian vμ nỗi thao thức, lo âu đan quyện trong một âm điệu triền miên, dai dẳng. Liệu đêm nay Ng−ời nghĩ suy gì ?

Có thể biết rằng, theo các nhμ nghiên cứu, bμi thơ ra đời vμo khoảng tháng 11 năm 1942 tại nhμ lao Nam Ninh. Thế giới đang sục sôi trong ngọn lửa chiến tranh, n−ớc nhμ trong cơn n−ớc sơi lửa bỏng. Hồ Chí Minh đã từng than thở "Trong ngục ng−ời nhμn nhμn quá đỗi − Chí cao mμ chẳng đáng đồng chinh" bởi bất lực vì mất tự do, khơng thể góp phần vμo cơng cuộc cách mạng trong n−ớc mμ Hồ Chí Minh đang lμ ng−ời lãnh đạo, ng−ời dẫn lối chỉ đ−ờng. Niềm thao thức, trằn trọc, băn khoăn của Hồ Chí Minh có liên

quan gì đến tâm sự nμy khơng ?

Một phần của tài liệu giáo trình giảng văn văn học việt nam (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)