Qua Đèo NGANG

Một phần của tài liệu giáo trình giảng văn văn học việt nam (Trang 36 - 39)

(Bμ Huyện Thanh Quan)

Qua Đèo Ngang chắc hẳn đ−ợc viết trong một chuyến đi, có phần đ−ợc sáng tác

tức thì theo kiểu "tức cảnh sinh tình". Vì vậy bμi thơ mở đầu bằng cảnh :

B−ớc tới Đèo Ngang bóng xế tμ, Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Trong hai câu thơ trên, ng−ời đọc lại bắt gặp một thời gian nghệ thuật, một không gian nghệ thuật quen thuộc đến thμnh cổ điển của thơ x−a, đến thμnh phong cách thơ Bμ Huyện Thanh Quan : buổi chiều với bóng hoμng hơn. Tuy nhiên, cảnh ở đây vẫn có những nét riêng cụ thể hơn. Khơng cịn lμ "bóng tịch d−ơng" chung chung nh− trong

Thăng Long thμnh hoμi cổ mμ lμ "bóng xế tμ". Thiên nhiên đ−ợc gợi lên cụ thể hơn với

"Cỏ cây chen đá, lá chen hoa" chứ không chỉ lμ "hồn thu thảo" mơ hồ, huyền bí. Thăng

Long thμnh hoμi cổ lμ thế giới của hoμi niệm, còn Qua Đèo Ngang, bên cạnh miền tâm

t−ởng lμ thế giới của thực tại.

Cảnh đèo núi hiện lên trong buổi chiều tμ nên ngồn ngộn sức sống hoang dã mμ vẫn có phần hiu hắt, tiêu điều. Từ "chen" lμ "chen lấn" gợi sức sống mạnh mẽ của cỏ cây v−ợt lên trên cái khắc nghiệt cằn cỗi. "Chen" còn lμ "chen lẫn" gợi vẻ hoang dã, vô trật tự của thế giới vơ tri. Có ấn t−ợng lμ nhμ thơ đã đ−a cỏ cây, hoa lá lên cái nhìn cận cảnh, vì vậy cảnh đ−ợc gợi tả với những nét chân thực hơn.

Hai câu thực cũng gợi cái thực của cảnh qua sự cảm nhận thị giác nh−ng không còn cận cảnh nh− ở câu thơ trên mμ lμ viễn cảnh :

Lom khom d−ới núi tiều vμi chú, Lác đác bên sông chợ mấy nhμ.

Cảnh đã có thêm ng−ời, có dấu hiệu cuộc sống con ng−ời nh−ng khơng vì thế mμ cảnh bớt đi sự hoang vắng, heo hút. Trái lại, cμng heo hút, hoang vắng hơn. Nghệ

thuật đảo ngữ nhấn mạnh vμo dáng "lom khom" của chú tiều, nhấn mạnh vμo sự th−a

thớt "lác đác" của mấy nhμ chợ lμm cho hình bóng con ng−ời đã nhỏ cμng nhỏ hơn, cuộc sống đã hiu quạnh cμng hiu quạnh hơn. Thêm vμo đó những từ chỉ số ít "vμi", "mấy" cμng gợi lên một thế giới cơ liêu. Câu thơ có đầy đủ các yếu tố của một bức tranh sơn thuỷ hữu tình : có núi, có sơng, có ng−ời tiều phu, vμi ba lều chợ. Thế nh−ng những yếu tố ấy hợp lại, qua sự cảm nhận của nhμ thơ lại gợi lên một miền sơn c−ớc heo hút nơi biên ải thời x−a.

Đến hai câu luận, cái thực của cảnh vừa khơi gợi nỗi niềm vừa thể hiện cái thực của tâm trạng :

Nhớ n−ớc đau lòng con quốc quốc, Th−ơng nhμ mỏi miệng cái gia gia.

Nhμ thơ cảm nhận cảnh vật Đèo Ngang bằng thính giác : tiếng chim cuốc cuốc, chim đa đa vang lên buồn bã, uể oải. Nh−ng nữ sĩ đâu chỉ nghe âm thanh tiếng chim bằng thính giác mμ cịn "nghe" bằng cả nỗi lịng. Khơng nghe bằng nỗi lịng thì sao cảm đ−ợc nỗi đau trong tiếng chim cuốc cuốc mμ nhớ lại cả một huyền sử bi th−ơng về vua Thục mất n−ớc, khi chết hoá thμnh chim cuốc cứ kêu "quốc quốc". Tiếng chim kêu hay

tiếng khóc thảm sầu của một hồn đau nhớ n−ớc ? Nguyễn Khuyến sau nμy khi nghe tiếng chim cuốc kêu mμ nh− thấy hồn Thục đế tan thμnh máu chảy giữa năm canh. Khơng trong tâm trạng nhớ n−ớc thì dù có tμi chơi chữ đến đâu cũng không thể viết đ−ợc hai câu thơ đặc sắc nh− hai câu luận trong bμi Qua Đèo Ngang. Ca ngợi cái tμi dùng chữ của Bμ Huyện Thanh Quan cũng lμ đề cao tấm lòng của nữ sĩ. Tμi dùng chữ ấy đã đạt tới độ điêu luyện : chữ quốc lμ n−ớc đồng âm với chữ cuốc lμ chim cuốc, chữ gia lμ nhμ gần đồng âm với chữ đa lμ chim đa đa. Chữ vừa ghi âm, vừa biểu ý, tất cả đều tμi hoa, sâu sắc. Nghệ thuật đảo ngữ ở hai câu luận cμng nhấn mạnh, cμng lμm nổi bật nỗi niềm của nữ sĩ − nỗi niềm "nhớ n−ớc", "th−ơng nhμ". Nhμ ở đấy lμ gia đình, cũng có thể lμ

triều đại, lμ "nhμ" Lê. Cách hiểu nμo cũng hợp với hoμn cảnh, tâm trạng của Bμ Huyện Thanh Quan : nhớ gia đình vì đang xa nhμ, nhớ triều Lê vì Đèo Ngang đã lμ nơi sơn cùng thuỷ tận của xứ Đμng Ngoμi, phía bên kia đã lμ xứ Đμng Trong của chúa Nguyễn, khơng cịn lμ đất nhμ Lê. Một chữ, một câu thơ mμ cho ta hiểu Bμ Huyện Thanh Quan − con ng−ời đời th−ờng, trần thế vμ Bμ Huyện Thanh Quan − con ng−ời công dân với ý thức về triều đại cũ.

Cái lμm nên sự thống nhất chung giữa con ng−ời trần thế vμ con ng−ời công dân ở Bμ Huyện Thanh Quan lμ con ng−ời cô đơn.

(1)Hai câu thơ cuối tác giả "tạc t−ợng" nỗi cô đơn của mình vμo đất trời, vũ trụ : Hai câu thơ cuối tác giả "tạc t−ợng" nỗi cô đơn của mình vμo đất trời, vũ trụ :

Dừng chân đứng lại, trời non n−ớc, Một mảnh tình riêng, ta với ta.

Nghệ thuật t−ơng phản cμng lμm nổi bật tâm trạng cô đơn của nhμ thơ : giữa mênh mông trời n−ớc, giữa thăm thẳm núi đèo, con ng−ời đơn chiếc với "mảnh tình riêng". Khơng gian mở ra theo chiều bao la, bát ngát nh−ng tâm trạng khép lại với nỗi niềm riêng t−. Câu thơ ngắt theo nhịp 4/3 quen thuộc của thơ Đ−ờng nh−ng cũng có thể ngắt nhịp theo tâm trạng :

Dừng chân đứng lại / trời / non / n−ớc Một mảnh tình riêng / ta với ta.

Trời, non, n−ớc d−ờng nh− khơng cịn gắn kết trong tổng thể thiên nhiên mμ đã tách bạch qua cái nhìn của tâm trạng cơ đơn. Câu thơ cuối, chữ nμo cũng gợi lên nỗi đơn cơi : "một mảnh", "tình riêng", "ta", "với ta". Đại từ "ta" đã khơng cịn mang ý nghĩa chung, ý nghĩa cộng đồng. "Ta" mμ lại lμ cá nhân, lμ một, lμ tình riêng. "Ta với ta" có nghĩa lμ một mình với một mình. Trong hai câu thơ kết, tất cả lμ một sự giãn cách, lμ một thế giới riêng.

"Mảnh tình riêng" mμ Bμ Huyện Thanh Quan nói đến trong Qua Đèo Ngang lμ nỗi niềm hoμi cổ th−ơng nhớ cựu triều hay lμ nỗi niềm của một con ng−ời b−ớc đầu ý thức về cá nhân ? Có ng−ời cho rằng : "Qua Đèo Ngang đâu phải giản đơn lμ v−ợt qua một địa danh, một địa giới. Qua Đèo Ngang còn lμ v−ợt qua một triều đại, v−ợt qua chính mình. Cái tên Đèo Ngang đối với Bμ Huyện cũng có thể có chút ý vị ngang trái nμo đó. Đạo đức phong kiến khơng thừa nhận một thần dân có thể thờ hai vua, hai triều đại, nh−ng nó vẫn cần sự cộng tác của thần dân triều đại cũ. Qua Đèo Ngang thời ấy lμ rời bỏ đất cũ vμo đất mới, chúa mới. Điều lμm cho bμ không hổ thẹn lμ bμ vẫn không thôi th−ơng tiếc cựu triều. Qua đèo lμ thuận theo thời thế, cịn tình riêng

(1) Trần Thị Băng Thanh. Thơ Bμ Huyện Thanh Quan − niềm vui vμ nỗi buồn,

(2). . thì trời cao, sơng núi biết cho ta"

Cũng có ý kiến lại nhìn nhận từ khía cạnh : "Nữ sĩ Thanh Quan từ bi kịch cá nhân mình có thể liên t−ởng xa rộng đến những vấn đề căn bản, chung nhất của cuộc đời trần thế. Đó lμ sự biến thiên, sự đổi đời của thiên nhiên, xã hội ; nó nh− một quy luật khắc nghiệt, cứ vận hμnh mμ con ng−ời khơng có cách gì ngăn giữ đ−ợc. Sự biến thiên đó nhiều khi có sức tμn phá thật dữ dội, nó khiến cho những ai có lịng nhân ái, có trái tim dễ rung cảm phải nuối tiếc xót xa. Đó lμ những cảm thức mang tính nhân loại sâu sắc vμ rộng lớn hơn nhiều, khi nó chỉ gắn bó với một triều đại cụ thể... Nhìn chung thì để dẫn đến một tâm trạng có rất nhiều nguyên nhân, hμ tất chỉ lμ nỗi lịng ng−ời đó gửi gắm cho một triều đại nμo !"(1). Sự cảm nhận từ các khía cạnh khác nhau nói trên chỉ cμng lμm chính xác thêm, phong phú thêm cái hay, cái đẹp của bμi Qua Đèo Ngang nói riêng, của Bμ Huyện Thanh Quan nói chung. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thơ Bμ Huyện Thanh Quan, một "g−ơng mặt hoμi cổ" đồng thời lμ g−ơng mặt rất ng−ời, rất trần thế.

(2) Trần Đình Sử. Bình giảng tác phẩm văn học, NXN Giáo dục, 1995, tr. 51. (1) Trần Thị Băng Thanh. Thơ Bμ Huyện Thanh Quan, Tlđd.

Một phần của tài liệu giáo trình giảng văn văn học việt nam (Trang 36 - 39)