Thực thi chính sách tiền tệ với vai trò điều tiết kinh tế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực Thi chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay potx (Trang 31 - 33)

P Q (A + B) C

1.2.1.2.Thực thi chính sách tiền tệ với vai trò điều tiết kinh tế

Thứ nhất, điều tiết thị trường tiền tệ và tín dụng nhằm ổn định giá trị đối nội và đối ngoại của bản tệ

Trong điều kiện lưu thơng các dấu hiệu giá trị thì lạm phát ln là khả năng tiềm tàng, thậm chí khó tránh khỏi, khi mà hệ thống kim bản vị cũng như tiền tự động chuyển đổi ra vàng khơng cịn nữa, thì NHTW ln coi việc kiểm sốt lạm phát, ổn định tiền tệ là

vai trị quan trọng hàng đầu của CSTT. Kiểm sốt lạm phát nhằm ổn định giá cả hàng hóa là tiền đề cho nền kinh tế phát triển bình thường, đảm bảo đời sống người lao động.

Giá trị đối nội của bản tệ là sức mua của nó đối với hàng hóa và dịch vụ trong nước. Sức mua của đồng tiền biến đổi tỷ lệ nghịch với giá cả hàng hóa và dịch vụ. Ổn định sức mua đồng tiền là một đại lượng tương đối. Nó ln biến động xung quanh một biên độ cho phép.

Giá trị đối ngoại của đồng tiền được đo bằng tỷ giá hối đoái thả nổi. Tỷ giá hối đoái là một đại lượng so sánh giá trị giữa nội tệ và ngoại tệ, vì vậy tỷ giá hối đối có liên quan đến hàng loạt các yếu tố như: giá thành xuất khẩu và nhập khẩu, tỷ lệ lạm phát làm thay đổi sức mua đồng tiền trong nước, tình trạng cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế làm biến đổi quan hệ cung cầu ngoại tệ, yếu tố tâm lý, chính sách can thiệp tỷ giá của Nhà nước.

Tỷ giá hối đoái là một yếu tố, một tín hiệu kinh tế hết sức nhạy cảm. Tỷ giá bị nâng lên quá sức mua thực tế của đồng tiền trong nước, đều kéo theo những hệ quả tích cực hoặc tiêu cực khó lường cho nền kinh tế. Cho nên đường lối kinh tế xuyên suốt trong điều hành CSTT là ổn định tỷ giá hối đoái.

Như vậy, giá trị đối nội và đối ngoại của đồng tiền có mối liên quan tác động qua lại với nhau. Muốn ổn định bản tệ và kinh tế trong nước, phải có biện pháp ổn định giá cả hàng hóa, dịch vụ và tỷ giá hối đoái.

Thứ hai, điều tiết nền kinh tế vĩ mô

Như chúng ta biết, khi mức cung ứng tiền thay đổi sẽ làm biến động tiêu dùng, đầu tư, sản lượng quốc gia và giá cả, do đó, có thể khẳng định rằng, q trình thực thi CSTT góp phần điều tiết vĩ mơ nền kinh tế. Cụ thể là:

Nếu NHTW thực thi CSTT nới lỏng sẽ làm cho tiền tệ trở nên dồi dào với chi phí hạ. Người tiêu dùng và nhà sản xuất có nhiều tiền hoặc khơng mấy khó khăn và tốn kém để có tiền. Điều này kích thích họ tiêu dùng cho cuộc sống và tiêu dùng cho đầu tư nhiều hơn. Chính sự gia tăng tiêu dùng và đầu tư làm sản xuất liên tục được mở rộng. Lúc này sẽ tạo ra được ngày càng nhiều việc làm, hạn chế thất nghiệp và gia tăng thu nhập quốc dân. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh với giá cả có phần cao hơn.

Ngược lại, nếu NHTW thực thi CSTT thắt chặt sẽ làm cho chi phí để có tiền trở nên cao hơn và tiền trở nên khan hiếm. Sản xuất thiếu vốn, người mua thiếu tiền buộc họ phải thu hẹp cả tiêu dùng lẫn đầu tư. Lúc này, tiêu dùng giảm sẽ kéo theo tổng cầu giảm và giá cả hạ. Tuy nhiên, cái giá phải bỏ ra là sản suất bị thu hẹp, thất nghiệp tăng, thu nhập quốc dân giảm và nền kinh tế rơi vài tình trạng suy thối.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực Thi chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay potx (Trang 31 - 33)