P Q (A + B) C
2.3.2. Những hạn chế và vấn đề phát sinh
2.3.2.1. Những hạn chế và vấn đề phát sinh
Thứ nhất, thực thi CSTT kiểm soát lạm phát chưa đạt hiệu quả cao góp phần làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Trong thời gian qua, tăng trưởng kinh tế nước ta tương đối cao và bước đầu đã ngăn chặn được lạm phát. Tuy nhiên với yêu cầu ngày càng cao của việc ổn định kinh tế vĩ mơ trong bối cảnh kinh tế hiện nay, địi hỏi Nhà nước phải kiểm soát và khống chế lạm phát chặt chẽ hơn nữa.
Trong những năm gần đây, Chính phủ chưa thật sự kiểm soát lạm phát như dự kiến. Các mục tiêu lạm phát đề ra hàng năm so với thực tế thường có sự chênh lệch, nhất là giai đoạn 2007 - 2008 tỷ lệ lạm phát đạt trên mức 2 con số, đặt biệt năm 2008 đạt 22,97%, đi liền với nó là các chính sách kinh tế ln đi sau diễn biến thực tế mang tính chất khắc phục thiệt hại hơn là chủ động dự đoán để đưa ra các chính sách phù hợp. Lạm phát tăng cao đã là nỗi lo của toàn Đảng, toàn dân. Để khắc phục tình trạng đó, Đảng, Nhà nước, Chính Phủ và các cơ quan thuộc các Bộ, ngành đã tích cực đưa ra nhiều giải pháp kìm chế lạm phát. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi CSTT đã gặp phải những sai lầm, chính điều đó đã làm cho tốc độ tăng trưởng của Việt Nam năm 2008 giảm xuống
mức thấp nhất trong vòng 9 năm qua đạt 6,23%, trong đó, khu vực nơng - lâm - ngư tăng 3,79%, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 6,33%, dịch vụ tăng 7,2% (xem biểu đồ 2.4).
Trước tình hình đó, Bộ Chính trị, Quốc Hội và Chính Phủ đã khẩn trương xem xét tình hình và ban hành nhiều văn bản chỉ đạo liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội năm 2008 của đất nước như: Kết luận số 22/KL-TW ngày 04/4/2008 của Bộ Chính Trị, Nghị Quyết số 10/NQ-CP ngày 17/4/2008 của Chính Phủ đề ra 8 nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,…
Nhưng giờ đây tăng trưởng lại là vấn đề lớn đang được đặt ra trong bối cảnh nền kinh tế thế giới lâm vào suy thối, do cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ đã lan rộng sang nhiều nước khác và trở nên trầm trọng. Việt Nam sẽ chịu tác động nếu tình trạng suy giảm trên thế giới kéo dài ngăn cản đầu tư và thu hẹp nhu cầu của của các nước phát triển đối với các hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sẽ dẫn đến việc giảm giá nhiều loại nguyên, nhiên liệu. Mặc dù điều này giúp giảm áp lực lạm phát, nhưng cũng sẽ làm giảm triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế xuất khẩu dựa nhiều vào sản phẩm sơ chế như Việt Nam. Theo dự báo của IMF, tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam sẽ giảm xuống mức 5% trong năm 2009, từ mức 6,23% trong năm 2008.
Tóm lại, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, ta phải thừa nhận lạm phát ở nước ta là chưa ổn định, khá cao, việc kiểm soát lạm phát của Nhà nước và NHNN chưa thật sự có hiệu quả, nó cịn chịu ảnh hưởng rất lớn từ nền kinh tế thế giới và khu vực, đặc biệt do những yếu kém nội tại của nền kinh tế, vì vậy, khó vượt qua những tác động từ phía bên ngồi…
Thứ hai, việc huy động và sử dụng vốn cịn nhiều bất cập.
Nhìn vào số liệu bảng 2.7, vốn đầu tư huy động được có xu hướng tăng nhanh chóng trong suốt 9 năm qua nhưng hiệu quả sử dụng vốn lại chưa cao. Điều đó được thể hiện ở hệ số ICOR đã tăng qua các năm, các thời kỳ. Thực tế đã cho thấy, ICOR của Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước, đó là hạn chế lớn của Việt Nam trong suốt thời gian
qua. Bởi lẽ khi hiệu quả đầu tư thấp hơn thì hiệu quả và sức cạnh tranh của các sản phẩm cũng yếu hơn.
Một điểm nữa mà chúng ta cần phải chú ý đó là, ICOR của khu vực Nhà nước rất cao. Điều đó chứng tỏ hiệu quả đầu tư của khu vực này còn thấp. Sỡ dĩ như vậy là do hai nhóm nguyên nhân chủ yếu sau: Một là, do khu vực này phải đầu tư vào những lĩnh vực, những vùng mà các thành phần kinh tế không muốn hoặc ngại đầu tư do chậm hoặc không thu hồi được vốn. Hai là, do tình trạng thất thốt, lãng phí cịn lớn do những hạn chế trong khâu quy hoạch thi cơng. Trong khi đó, ICOR của khu vực ngoài nhà nước thấp nhất trong 3 khu vực nhờ ít bị thất thốt, lãng phí; nhưng vẫn cịn cao do có tình trạng vốn chạy lịng vịng, tình trạng đầu tư tự phát theo phong trào… ICOR của khu vực có vốn đầu tư nước ngồi cũng cịn cao, một phần là do mới hoặc đang đưa vào sử dụng, một phần do hiệu quả cũng thấp.