Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực Thi chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay potx (Trang 66 - 73)

P Q (A + B) C

2.3.1.Những thành tựu đạt được

2.3.1.1. Thực thi chính sách tiền tệ với vai trị tạo đà cho tăng trưởng và phát triển kinh tế triển kinh tế

Thứ nhất, thực thi CSTT góp phần thực hiện tốt mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế

Công cuộc đổi mới tiến hành từ năm 1986 đã tạo nên một bước ngoặc lớn đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, khởi đầu thời kỳ chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các biện pháp cải cách cơ cấu trong giai đoạn 1986 - 1999 được tiến hành từng bước, kết hợp với “những cú nổ lớn” ở những thời điểm và lĩnh vực nhất định đã góp phần vào ổn định vĩ mô, tạo cơ sở để thúc đẩy cải cách mang tính hệ thống từ năm 1991. Có thể khẳng định rằng, thành công trong việc thực thi CSTT một cách hiệu quả nhằm kiểm soát lạm phát và ổn định vĩ mô là điều kiện tiền đề cho nền kinh tế có tăng trưởng thực, tạo đà cho thời kỳ tăng trưởng với tốc độ cao từ năm 2001. Cụ thể là:

Biểu đồ 2.3: Tình hình tăng trưởng, lạm phát và tốc độ tăng cung tiền M2 giai đoạn 2001 - 2008 25.5 17.6 24.9 29.5 29.7 33.6 46.12 -0.4 6.6 12.6 9.48 4.3 4 22.97 8.4 7.8 6.23 8.48 8.23 8.44 7.79 7.34 7.08 6.89 -10 0 10 20 30 40 50 % tăng M 2 25.5 17.6 24.9 29.5 29.7 33.6 46.12 9.48 % lạm phát -0.4 4 4.3 7.8 8.4 6.6 12.6 22.97 % tăng trưởng 6.89 7.08 7.34 7.79 8.44 8.23 8.48 6.23 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN và sự tổng hợp của tác giả.

Khi nền kinh tế có dấu hiệu suy thối, giảm phát, NHNN phải thực thi CSTT mở rộng, gia tăng cung tiền nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, từ đó, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển nhanh chóng như từ cuối năm 1999 - 2001, nền kinh tế Việt Nam đã rơi vào tình trạng giảm phát, suy thối một cách trầm trọng. Đó là đợt giảm phát thấp nhất trong suốt 25 năm qua (-1,6 năm 2000 và -0,4 năm 2001). Sỡ dĩ có sự suy thối đó là do một số nguyên nhân chủ yếu sau: trước tiên là do các nền kinh tế lớn trên thế giới có xu hướng suy thối, kể từ sau sự kiện 11/9/2001 tại New York, đã ảnh hưởng rất lớn đến các nước ở Châu Á, Đơng Nam Á trong đó có Việt Nam. Trong nước, giá cà phê, lúa gạo giảm thấp, lũ lụt xảy ra ở Đồng Bằng sông Cửu Long và miền Trung đã làm cho thu nhập của người nông dân giảm sút một cách trầm trọng. Chính điều đó đã làm cho sức mua của xã hội giảm sút và nền kinh tế rơi vào tình trạng giảm phát. Để khắc phục được tình trạng trên, NHNN đã thực hiện các biện pháp “kích cầu” theo chỉ đạo của Chính Phủ mà điển hình là thực thi CSTT mở rộng một cách thận trọng bằng cách gia tăng nguồn tiền cung ứng (25,5% năm 2001) qua các kênh: nghiệp vụ thị trường mở, tái chiết khấu, hoán đổi ngoại tệ, mua ngoại tệ từ các NHTM, hỗ trợ nguồn vốn VNĐ để các NHTM đáp ứng nhu cầu chi trả cho khách hàng, nhờ đó, giảm áp lực tăng lãi suất. Tất cả những đổi thay này

đưa nền kinh tế trở lại đà tăng trưởng năm 2001 đạt 6,89%, trong đó, tốc độ tăng của khu vực công nghiệp - xây dựng cao nhất đạt 10,39% và tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế vẫn tiếp tục tăng đến 8,48% năm 2007 (xem biểu đồ 2.4).

Biểu đồ 2.4: Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo giá so sánh

giai đoạn 2000 - 2008 ĐVT: % 10.39 10.6 2.98 4.17 3.62 4.36 4.02 3.69 3.4 3.79 10.38 10.69 10.22 10.48 9.48 6.33 7.26 6.45 6.54 6.1 7.2 8.68 8.29 8.48 7.79 7.34 7.08 6.89 6.23 8.48 8.23 8.44 0 2 4 6 8 10 12

Nông - Lâm - Nghiệp 2.98 4.17 3.62 4.36 4.02 3.69 3.4 3.79

CN - XD 10.39 9.48 10.48 10.22 10.69 10.38 10.6 6.33

Dịch vụ 6.1 6.54 6.45 7.26 8.48 8.29 8.68 7.2

Tổng số 6.89 7.08 7.34 7.79 8.44 8.23 8.48 6.23

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Nguồn: Niên giám thống kê 2007 và sự tổng hợp của tác giả.

Điểm đáng chú ý là từ nguồn tiền cung ứng đó, NHNN đã mua được một lượng ngoại tệ làm tăng quỹ dự trữ ngoại hối, góp phần ổn định tỷ giá, tổng phương tiện thanh toán và các chỉ tiêu kinh tế xã hội đều đạt kế hoạch. Điển hình là từ năm 2002 - 2004, lạm phát đã tăng ở mức dự kiến đã kích thích nền kinh tế tăng trưởng trở lại đạt >7%/năm.

Tuy nhiên, từ năm 2004 - 2006, so với những năm trước, tỷ lệ lạm phát khá cao gần 10%/năm, chủ yếu là do môi trường kinh tế vĩ mơ trong và ngồi nước có những diễn biến phức tạp như: Đồng USD mất giá, giá vàng, giá xăng dầu tăng, dịch cúm gia cầm, thiên tai, hạn hán lũ lụt ở nhiều nơi, các vụ kiện bán phá giá vào thị trường Mỹ, giá thuế, vật phẩm y tế bị tác động bởi yếu tố độc quyền,… Bên cạnh đó, do nền kinh tế nước ta phát triển cịn hạn chế nên khó vượt qua những tác động bất lợi từ bên ngoài. Trong khi đó, Việt Nam lại vẫn duy trì một CSTT nới lỏng với mức cung tiền cao đến 33,6% năm

2006 và 46,12% năm 2007 nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Kết quả tăng trưởng kinh tế trong thời gian này lần lượt đạt 8,23% và 8,48% - đây là mức tăng trưởng cao so với các nước trong khu vực và thế giới.

Tóm lại, trong gần 9 năm từ 2001 - 3/2009, Việt Nam đã đạt mức tăng GDP trung

bình gần 7,5%/năm. Xét cả giai đoạn này, tốc độ tăng GDP tương đối cao, nhưng tăng trưởng vẫn có những bước thăng trầm. Đối với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, diễn biến tăng giảm về mức tăng GDP là không tránh khỏi do nền kinh tế vừa phụ thuộc vừa chịu tác động của rất nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến tác động của các cú sốc về kinh tế từ bên ngoài quốc gia và sự sai lầm trong q trình sử dụng chính sách kinh tế mà trước hết là phải kể đến sai lầm trong quá trình thực thi CSTT.

Thứ hai, thực hiện chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng hợp lý

Đối với một nước có nền kinh tế chưa phát triển, thu nhập còn thấp, năng suất thâm hụt, tiết kiệm nội địa cịn ít, đầu tư của nước ngồi chưa cao thì việc lựa chọn một cơ cấu đầu tư hợp lý là rất quan trọng. Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy để ổn định kinh tế trong thời kỳ khó khăn là phải cắt bỏ những cơng trình xây dựng lớn, hạn chế đầu tư mới, đánh giá lại dự án đang tiến hành và điều chỉnh cơ cấu đầu tư nhằm vào mục tiêu giải quyết việc làm, hỗ trợ các dự án nông nghiệp,…

Cơ sở để thực hiện chuyển dịch cơ cấu đầu tư là vấn đề huy động vốn. Vốn bao gồm 2 bộ phận: vốn trong nước và vốn đầu tư nước ngồi. Trong đó, vốn đầu tư trong nước luôn được xem là bộ phận quyết định cho sự phát triển bền vững còn vốn đầu tư nước ngoài là quan trọng.

Trong thời gian qua, bên cạnh đầu tư của Nhà nước, các nguồn vốn đầu tư trong dân cư và đầu tư nước ngoài đã được huy động ngày càng nhiều phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong giai đoạn 2001 - 2008, tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2008 tăng gấp 4 lần. Cùng với sự thay đổi đó, tỷ trọng vốn đầu tư tham gia vào từng khu vực cũng có sự chuyển dịch đáng kể, trong đó đầu tư của Nhà nước tăng gấp đơi. Trong khi đó, với mơi trường đầu tư ngày càng được cải thiện, đầu tư của tư nhân và của nước ngồi vào nước ta ngày càng tăng lên nhanh chóng.

Mặc dù tỷ trọng đầu tư của khu vực nhà nước có xu hướng giảm nhưng đầu tư của Nhà nước chuyển dịch theo hướng phát triển cơ sở hạ tầng có hiệu quả và ưu tiên cho việc đầu tư vào các ngành giáo dục, y tế, khoa học và đào tạo để nâng cao năng lực yếu tố con người. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng phải quan tâm đầy đủ đến việc đầu tư bảo vệ môi trường, kết hợp chặt chẽ các yếu tố việc làm, công nghệ và môi trường làm việc lựa chọn và thực hiện đầu tư với mọi dự án.

Bảng 2.7: Tổng vốn đầu tư tính theo giá hiện hành và hiệu quả vốn đầu tư

ĐVT: ngàn tỷ đồng

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Nhà nước 102,0 114,7 126,6 139,9 161,6 185,1 208,1 184,4

Tư nhân trong

nước 38,5 50,6 74,4 109,8 130,4 154,6 184,3 263,0 Nước ngoài 30,0 34,8 38,3 41,3 51,1 65,6 129,3 189,9 Tổng 170,5 200,1 239,2 290,9 343,1 404,7 521,7 637,3 Hệ số ICOR (lần) 5,13 5,28 5,31 5,22 5,21 5,04 5,38 6,92 Tỷlệ VĐT/GDP (%) 35,4 37,4 39,0 40,7 40,9 41,5 45,6 43,1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam.

Riêng đối với khu vực có vốn đầu tư nước ngồi trong thời gian qua cũng có xu hướng tăng mạnh, nhất là từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO tổng số vốn thực hiện đã tăng lên 8030 triệu USD năm 2007 và 8464,1 triệu USD năm 2008 với số dự án đã tăng từ 391 dự án năm 2000 lên 1656 dự án năm 2008 (xem bảng 2.8).

Bảng 2.8: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam

giai đoạn 2000 - 2008

Tổng số

Trong đó: Vốn điều lệ thực hiện (Triệu USD) Tổng số Nước ngồi góp Việt Nam góp 2000 391 2838,9 1312,0 951,8 360,2 2413,5 2001 555 3142,8 1708,6 1643,0 65,6 2450,5 2002 808 2998,8 1272,0 1191,4 80,6 2591,0 2003 791 3191,2 1138,9 1055,6 83,3 2650,0 2004 811 4547,6 1217,2 1112,6 104,6 2852,5 2005 970 6839,8 1973,4 1875,5 97,9 3308,8 2006 987 12004,0 4674,8 4328,3 346,5 4100,1 2007 1544 21347,8 8183,6 6800,0 1383,6 8030,0 2008 1656 22501,8 8625,9 7167,5 1458,4 8464,1

Nguồn: Niên giám thống kê 2007 và sự tổng hợp của tác giả.

Thứ ba, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại

Trước hết, đối với cơ cấu ngành: trong thời gian qua, cơ cấu ngành kinh tế đã có sự chuyển dịch tích cực. Trong đó, tỷ trọng của nhóm ngành nơng nghiệp trong GDP giảm dần theo thời gian, từ 24,53% xuống còn 21,99% thời kỳ 2001 - 2008, trong khi cơng nghiệp đóng vai trị ngày càng quan trọng trong nền kinh tế, từ 36,73% tăng lên 39,91% trong cùng thời kỳ, khu vực dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong 3 khối ngành ở mức > 40% (xem bảng 2.9). Điều này phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước, làm tăng tiềm lực của nền kinh tế, đặc biệt là tiềm lực công nghệ và kết cấu hạ tầng “cứng” như giao thông vận tải và hạ tầng, “mềm” như thơng tin, bưu điện, tài chính, ngân hàng,…

Bảng 2.9: Cơ cấu kinh tế phân theo ngành kinh tế theo giá thực tế

ĐVT: %

Chỉ tiêu 2001 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Nông - Lâm - Thủy sản 24,53 22,54 21,81 19,90 20,40 20,29 21,99

Công nghiệp-Xây dựng 36,73 39,46 40,21 41,02 41,53 41,58 39,91 Dịch vụ 38,74 38,00 37,98 39,08 38,07 38,13 38,10

Nguồn: Niên giám thống kê 2007 và sự tổng hợp của tác giả.

Đối với cơ cấu các thành phần kinh tế: cơ cấu các thành phần kinh tế cũng có sự chuyển biến khá rõ nét, thể hiện sự tham gia ngày càng sâu rộng của khu vực ngoài quốc doanh, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vào các hoạt động kinh tế. Theo xu hướng này, tỷ trọng của khu vực nhà nước trong một số lĩnh vực kinh tế giảm dần, còn tỷ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngồi dần dần tăng lên tương ứng, đánh dấu những bước chuyển căn bản trong quá trình chuyển đổi sang một nền kinh tế thị trường ở nước ta. Tuy vậy, nhìn tổng thể, trong thời kỳ 2001 - 2008 chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế diễn ra chậm. Khu vực kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng cao và tương đối ổn định trong GDP. Sự chuyển dịch cơ cấu theo thành phần chủ yếu diễn ra giữa khu vực ngoài nhà nước và khu vực đầu tư nước ngoài (xem bảng 2.10).

Bảng 2.10: Cơ cấu kinh tế phân theo thành phần kinh tế theo giá thực tế giai đoạn

2000 - 2008

ĐVT: %

Chỉ tiêu 2001 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Kinh tế Nhà nước 38,52 39,08 39,10 38,40 37,39 36,43 35,40

Kinh tế ngoài nhà nước 48,20 46,45 45,77 45,61 45,63 45,91 46,37 - Kinh tế tập thể 8,58 7,49 7,09 6,81 6,53 6,19 6,03

- Kinh tế tư nhân 7,31 8,23 8,49 8,89 9,41 10,11 10,74 - Kinh tế cá thể 32,31 30,73 30,19 29,91 29,69 29,61 29,60 Kinh tế cóVĐT NN 13,28 14,47 15,13 15,99 16,98 17,66 18,23

Nguồn: Niên giám thống kê 2007 và sự tổng hợp của tác giả.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực Thi chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay potx (Trang 66 - 73)