Thực thi chính sách tiền tệ với vai trò điều tiết nền kinh tế Thứ nhất, kiềm chế và kiểm soát lạm phát, ổn định giá cả

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực Thi chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay potx (Trang 73 - 75)

P Q (A + B) C

2.3.1.2.Thực thi chính sách tiền tệ với vai trò điều tiết nền kinh tế Thứ nhất, kiềm chế và kiểm soát lạm phát, ổn định giá cả

Thứ nhất, kiềm chế và kiểm soát lạm phát, ổn định giá cả

Từ số liệu biểu đồ 2.3 ta thấy rằng, trong giai đoạn 2001 - 2006, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã thành công trong việc kiềm chế và kiểm soát lạm phát nhằm ổn định giá cả. Bên cạnh đó, mức tăng M2 từ sau năm 2001 trở đi đã trở lại mức bằng với mức trung bình của giai đoạn trước năm 2000 là dao động trên dưới 20%. Lạm phát chỉ luôn giữ ở mức 1 con số (xem 2.3.1.1).

Đến giai đoạn 2007 - 2008, lạm phát có những diễn biến bất thường. Tính đến hết năm 2007, tốc độ lạm phát tăng vượt mức 2 con số là 12,6 %. Chuyển sang năm 2008, lạm phát ở mức rất cao trong 6 tháng đầu năm; tuy nhiên, nhờ sự chỉ đạo kịp thời, quyết liệt của Đảng, Quốc Hội, Chính Phủ; sự nổ lực cố gắng và chủ động khắc phục khó khăn của các Bộ ngành, địa phương, các tập đoàn, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh của toàn dân, nền kinh tế - xã hội nước ta đã từng bước vượt qua khó khăn. Từ tháng 7, lạm phát đã tăng chậm lại (tính chung 6 tháng cuối năm lạm phát chỉ ở mức 0,2%/tháng), đặc biệt đã giảm liền trong 3 tháng cuối năm 2008 và 3 tháng đầu năm 2009 - một hiện tượng chưa từng xảy ra từ trước tới nay.

Đồ thị 2.3: Diễn biến CPI qua 11 tháng 2008

2.38 3.56 3.56 2.99 2.2 3.91 2.14 1.13 1.56 0.18 -0.76 -0.19 -1 0 1 2 3 4 5 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 % s o v i th á n g t c Nguồn: NHNN.

Như vậy, lạm phát - vấn đề nóng nhất trong những tháng cuối năm 2007 và năm 2008 đã được kiềm chế. Đó là thành cơng lớn của của Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân trong thời gian qua.

Thứ hai, tạo nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động

Bảng 2.11: Việc làm và số lượng lao động trong các doanh nghiệp

tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo loại hình doanh nghiệp

ĐVT: Số LĐ: người Năm Tổng số DN Nhà nước DN ngồi Nhà nước DN có VĐT NN Số LĐ TT (%) Số LĐ TT (%) Số LĐ TT (%) 2001 3536998 2088531 59,05 1040902 29,42 407565 11,53 2003 5175092 2264942 43,77 2049891 39,61 860259 16,62 2004 5770671 2250372 39,00 2475448 42,9 1044851 18,11 2005 6237396 2037660 32,67 2979120 47,76 1220616 19,57 2006 6715166 1899937 28,30 3369855 50,18 1445374 21,52 2007 7192936 1749322 24,32 3777011 52,51 1666603 23,17 2008 7670706 1567892 20,44 4121470 53,73 1981344 25,83

Nguồn: Niên giám thống kê 2007 và sự tổng hợp của tác giả.

Trong giai đoạn 2001 - 2008, dưới sự tác động của các chính sách kinh tế vĩ mơ trong đó phải kể đến CSTT đã làm cơ cấu, chất lượng lao động trong các loại hình doanh nghiệp có xu hướng chuyển dịch tích cực, đúng hướng. Tỷ trọng việc làm trong khu vực nhà nước có xu hướng giảm, khu vực ngoài nhà nước và nước ngồi việc làm có xu hướng ngày càng tăng. Sỡ dĩ có sự giảm sút đó là do trong suốt thời gian qua, việc đổi mới doanh nghiệp nhà nước luôn được đặt ở vị trí ưu tiên hàng đầu, liên tục diễn ra việc cơ cấu lại khu vực kinh tế nhà nước và giải quyết các vấn đề lao động, việc làm trong các

doanh nghiệp nhà nước. Tính đến năm 2008, khu vực nhà nước đã tạo ra được khoảng 1.567.892 số lượng việc làm chiếm 20,44% lao động trong cả nước. Bên cạnh đó, khu vực ngồi nhà nước được khuyến khích phát triển đã tạo ra cơng ăn việc làm cho hàng vạn người lao động chiếm 53,73% số việc làm năm 2008 (xem bảng 2.11).

Bảng 2.12: Thu nhập bình quân đầu người và tỷ lệ hộ nghèo

giai đoạn 2000 - 2008

Chỉ tiêu 2000 2004 2006 2007 2008

Thu nhập bình quân /người

(USD/năm) 402 553 723 835 1024

Tỷ lệ nghèo chung (%) 25,2 19,5 16,0 14,8 13,5

Nguồn: Niên giám thống kê 2007 và sự tập hợp của tác giả.

Với việc tạo ra được ngày càng nhiều việc làm như vậy cũng đã góp phần tăng thu nhập của người lao động trong suốt thời gian qua. Theo thống kê của Cục thống kê Việt Nam, thu nhập bình quân trên đầu người của người lao động đã tăng từ 402 USD/người/năm năm 2000 lên 1024 USD/người/năm vào năm 2008. Cùng với sự gia tăng đó, tỷ lệ hộ nghèo lại có xu hướng giảm sút một cách đáng kể chỉ còn 13,5% năm 2008. Chính điều đó sớm đưa Việt Nam thoát khỏi danh sách 30 nước nghèo nhất trên thế giới. Đây là một thành công lớn của chúng ta trong suốt hơn 20 năm đổi mới đất nước.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực Thi chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay potx (Trang 73 - 75)