Thực thi chính sách tiền tệ với việc thực hiện các cam kết của quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực Thi chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay potx (Trang 78 - 80)

P Q (A + B) C

2.3.1.4.Thực thi chính sách tiền tệ với việc thực hiện các cam kết của quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế

mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế

Tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, là xu hướng tất yếu tác động đến mọi nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới; tác động đến tất cả các lĩnh vực, ngành sản xuất của một nền kinh tế, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng hiện đại và hợp lý, đồng thời, góp phần thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại và dịch vụ phát triển, nhờ thị trường mở rộng. Trong q trình đó, lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng mà đặc biệt là CSTT cũng trực tiếp tác động lớn đến quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Cụ thể là:

Thứ nhất, thực thi CSTT góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu.

Bảng 2.13: Tình hình xuất - nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2001 - 2008 ĐVT: Triệu USD Năm Tổng số Xuất khẩu TĐT XK Nhập khẩu TĐT NK Nhập siêu 2001 31247,1 15029,2 3,8 16217,9 3,7 1188,7 2002 36451,7 16706,1 11,2 19745,6 21,8 3039,5 2003 45405,1 20149,3 20,6 25255,8 27,9 5106,5 2004 58453,8 26485,0 31,4 31968,8 26,6 5483,8 2005 69208,2 32447,1 22,5 36761,1 15,0 4341,0

2006 84717,3 39826,2 22,7 44891,1 22,1 5064,9 2007 111243,6 48561,4 21,9 62682,2 39,6 14120,8 2007 111243,6 48561,4 21,9 62682,2 39,6 14120,8 2008 160832,4 62906,0 29,5 80416,0 28,3 17510,4

Nguồn: Niên giám thống kê 2007 và sự tổng hợp của tác giả.

Trong thời gian qua, việc điều hành CSTT thông qua việc điều chỉnh tỷ giá của NHNN đã có tác động tích cực đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Có thể khẳng định rằng, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh qua các năm. Với chính sách phát triển một nền kinh tế mở, hàng hóa của Việt Nam khơng cịn xa lạ gì với người tiêu dùng trên thế giới. Nhìn vào số liệu bảng 2.13 ta thấy, tính đến năm 2008 tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng lên gấp 4 lần so với năm 2001. Bên cạnh đó, chất lượng hàng xuất khẩu đã tăng lên đáng kể, bước đầu tạo ra sức cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường thế giới, đồng thời gây tác động tích cực tới chất lượng sản phẩm trong nước. Hiện nay, gạo, dầu thô, thủy sản, hàng may mặc, giày dép, cà phê, nhân điều, hạt tiêu,… xuất khẩu từ Việt Nam đã từng bước thừa nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Một số mặt hàng đã dần dần xác định được vị thế trên thị trường quốc tế như gạo, cà phê. Đây là một thành tựu lớn của chúng ta nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Thứ hai, thực thi CSTT góp phần đẩy nhanh q trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực.

Ở Việt Nam, thuật ngữ hội nhập kinh tế quốc tế xuất hiện, được sử dụng phổ biến trong bối cảnh Đảng và Nhà nước đẩy mạnh thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa kinh tế đối ngoại, tích cực phát huy nội lực để tham gia vào các định chế, tổ chức kinh tế thế giới và khu vực.

Trong suốt thời gian qua, việc thực thi một CSTT linh hoạt, tích cực và phù hợp với thơng lệ quốc tế đã góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Điều này càng được khẳng định từ khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Trong 2 năm qua, nhất là cuối năm 2007, tình hình kinh tế thế giới trải qua những diễn biến phức tạp và có tác động nhiều chiều đến sự phát triển của Việt Nam. Trong bối cảnh đó, việc gia nhập WTO đã đem đến nhiều cơ hội mà trước tiên việc

thực thi các cam kết WTO và các thỏa thuận kinh tế quốc tế khác đã góp phần tăng độ mở của nền kinh tế Việt Nam - thể hiện ở con số tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chiếm hơn 150% GDP trong năm 2007 và chiếm khoảng 200% GDP trong 6 tháng đầu năm 2008.

Kết quả hoạt động đối ngoại của NHNN sau 2 năm gia nhập WTO được thể hiện trên các lĩnh vực chính: thực hiện đầy đủ và hiệu quả các cam kết gia nhập WTO trong lĩnh vực ngân hàng; thực hiện hiệu quả vai trị đại diện cho Chính phủ tại các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế, đặc biệt trong việc khai thác sự hỗ trợ cả về tài chính lẫn kỹ thuật; tăng cường khai thác hỗ trợ của các tổ chức tài chính quốc tế và các đối tác song phương và đa biên cho ngành ngân hàng; thúc đẩy hợp tác song phương và đa phương trong lĩnh vực tài chính ngân hàng; và nâng cao vị thế và tiếng nói của Việt Nam và NHNN trên các diễn đàn quốc tế và khu vực.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực Thi chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay potx (Trang 78 - 80)