TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI VÀ MỤC TIÊU THỰC THI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2001-3/

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực Thi chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay potx (Trang 40 - 44)

P Q (A + B) C

2.1.TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI VÀ MỤC TIÊU THỰC THI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2001-3/

SÁCH TIỀN TỆ CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2001-3/2009

Trong giai đoạn 2001 - 2003: Năm 2001 là năm đầu tiên triển khai Nghị quyết của Đại Hội Đại biểu toàn quốc lần IX, là năm bắt đầu chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001 - 2010 trong bối cảnh kinh tế trong nước năm 2000 đạt tốc độ tăng trưởng khá 6,79%, nền kinh tế có dấu hiệu giảm phát đạt -1,6%, nền kinh tế nước ta cũng gặp khơng ít khó khăn, thách thức do những yếu kém vốn có của nền kinh tế trình độ thấp, thiên tai, dịch bệnh xảy ra nhiều nơi; trong khi đó, tình hình kinh tế thế giới và khu vực diễn biến khá phức tạp, nhất là sau sự kiện ngày 11/9/2001 ở Mỹ, kinh tế thế giới và khu vực đan xen biểu hiện suy thoái, phục hồi và phát triển… Do đó, Đảng và Chính phủ đã đặt ra mục tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2001 là huy động nội lực, ngăn chặn đà giảm sút nhịp độ tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế với tốc độ cao hơn năm 2000, đạt được sự chuyển biến mạnh mẽ trong cải cách cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, chủ động tham gia tiến trình hội nhập kinh tế …. Trước bối cảnh và nhiệm vụ phát triển kinh tế đặt ra như vậy, NHNN đã đề ra mục tiêu thực thi CSTT năm 2001 - 2003, là thực hiện một CSTT nới lỏng thận trọng để vừa đảm bảo mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, kiểm sốt lạm phát, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời thực hiện chủ trương kích cầu của Chính Phủ, tiếp tục ổn định hệ thống ngân hàng [25]. Các

tiêu chí tiền tệ định hướng cũng được đề ra cụ thể từng năm sát với diễn biến kinh tế, tiền tệ. Mức tăng trưởng tín dụng ln định hướng ở mức từ 21 - 22%, và huy động vốn tăng ở mức từ 24 - 25%. Bên cạnh đó, năm 2003 là năm quan trọng đối với quá trình thực thi CSTT bởi lẽ đó là năm NHNN quyết định sửa đổi Luật NHNN theo hướng phù hợp với thực tiễn nền kinh tế trong nước và thế giới.

Năm 2004, 2005 là 2 năm cuối thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế vĩ mơ, Chính phủ đặt ra mục tiêu tăng tưởng kinh tế cao nhằm hoàn thành mục tiêu phát triển

kinh tế xã hội 5 năm 2001 - 2005 (bình quân là 7,51%), nhất là năm 2005 mục tiêu tăng trưởng đặt ra là 8 - 8,5% và chỉ số lạm phát định hướng là 5% của năm 2004 và dưới 6,5% của năm 2005.

Trong khi đó, bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế có nhiều diễn biến bất lợi và khó lường, như sự gia tăng mạnh của giá cả trên thị trường quốc tế của một số mặt hàng nguyên vật liệu chủ yếu (sắt, thép, gạo, dầu…), đặc biệt là sự tăng mạnh mẽ của giá dầu đã có tác động mạnh đến chỉ số giá tiêu dùng của 2 năm. Thêm vào đó, dịch cúm gia cầm trong nước bùng phát, cùng với hạn hán kéo dài đã đẩy giá thực phẩm lên cao, càng gây sức ép tăng cao chỉ số giá tiêu dùng. Thị trường tài chính quốc tế cũng biến động khó lường. USD chuyển từ xu hướng giảm giá liên tục sang xu hướng tăng giá, lãi suất trên thị trường quốc tế tăng mạnh (FED đã 12 lần điều chỉnh tăng lãi suất trong 2 năm).

Vì vậy, mục tiêu đặt ra trong 2 năm này là ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát,

nhưng không làm ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế [25]. Để đạt được mục tiêu này trong bối cảnh kinh tế không mấy thuận lợi như trên đã đặt ra những thách thức rất lớn trong thực thi CSTT của NHNN trong 2 năm 2004 - 2005.

Năm 2006, năm đầu tiên thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006 - 2010. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế Quốc hội đặt ra là 8 - 8,5%, kiểm soát lạm phát thấp hơn tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục có những diễn biến khó lường. NHNN tiếp tục thực hiện CSTT chủ động, thận trọng và điều hành linh hoạt các công cụ CSTT nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới mức tăng tưởng kinh tế, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đạt 8 - 8,5%, tiếp tục củng cố và phát triển hệ thống ngân hàng. Diễn biến nổi bật trong năm 2006 là nguồn vốn nước ngoài vào nhiều gây áp lực tăng giá VNĐ và tăng tổng phương tiện thanh tốn.

Do đó, với mục tiêu đặt ra như vậy, cùng với việc khơng ngừng hồn thiện các cơ chế chính sách trong hoạt động ngân hàng và hồn thiện các công cụ CSTT, NHNN cơ bản đã đạt được mục tiêu cuối cùng của CSTT là ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát ở

mức thấp, hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế. Các mục tiêu đặt ra sát với diễn biến về kinh tế, tiền tệ [25]. Tuy hàng năm NHNN có đặt ra kiểm sốt lạm phát ở mức cụ thể, nhưng

lạm phát là 7%, nhưng thực tế là 9,2%; năm 1999 đặt mức lạm phát 6 - 8%, nhưng lạm phát thực tế là 0,1%; và nhiều năm khác cũng như vậy. Điều đó cho thấy việc thực thi CSTT và lựa chọn khuôn khổ CSTT đa mục tiêu cũng có những hạn chế nhất định.

Có thể khẳng định rằng, giai đoạn 2007 - 2008 là giai đoạn mà việc thực thi CSTT của Việt Nam có nhiều biến động nhất. Cụ thể là: Năm 2007 là năm thứ hai cả nước phấn khởi triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, là năm đầu tiên nước ta trở thành thành viên WTO, mở ra nhiều thời cơ, cơ hội mới. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, bối cảnh tình hình kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp. Trên thế giới, giá dầu mỏ liên tục tăng mạnh, có thời điểm đã gần đạt mức 100USD/thùng, giá vàng cũng liên tục tăng cao và đạt mức giá kỷ lục trong gần 30 năm qua. Cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp nhà ở Mỹ đã tác động đến thị trường tài chính, tiền tệ tồn cầu, đến nay vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt. Ở trong nước, nền kinh tế cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: nhập siêu ở mức cao làm tăng thâm hụt cán cân vãng lai; dịng vốn đầu tư nước ngồi tăng mạnh, bên cạnh mặt tích cực là góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cũng gây sức ép lớn đối với điều hành tỷ giá và việc kiểm soát tổng phương tiện thanh toán. Đặc biệt, do tác động của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng tăng cao so với các năm trước, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của nhân dân. Bên cạnh đó, thiên tai, dịch bệnh ở nhiều vùng gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất và đời sống… Những diễn biến trên đây đã gây nhiều khó khăn cho cơng tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và các cấp, các ngành. Trước những biến động phức tạp của tình hình kinh tế trong và ngồi nước, hệ thống ngân hàng đã bám sát sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ; tích cực, chủ động triển khai các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của Ngành, góp phần thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2007. Vì vậy mục tiêu đặt ra của CSTT trong năm này là điều hành CSTT linh

hoạt đảm bảo ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; triển khai đồng bộ các giải pháp điều hành tiền tệ nhằm kiểm soát mức tăng tổng phương tiện thanh toán, đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế [25].

Năm 2008, là năm bản lề có ý nghĩa rất quan trọng tạo điều kiện hoàn thành thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X và Nghị quyết Quốc hội Khóa XI. Năm 2008, dự báo kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng, trong đó kinh tế khu vực vẫn dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đối với Việt Nam, nền kinh tế dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức cao, hội nhập sâu hơn, đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng XHCN và cải cách hành chính tiếp tục được đẩy mạnh, môi trường kinh tế ngày càng càng được hồn thiện. Tuy nhiên, cũng có những khó khăn thách thức như: trình độ phát triển nền kinh tế còn thấp, sức cạnh tranh chưa cao; giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp và kiểm soát tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng thấp hơn tăng trưởng kinh tế gặp khó khăn, do tác động của giá thị trường thế giới có xu hướng tăng; mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8,5% - 9%, kéo theo tăng mạnh tổng cầu, thâm hụt vãng lai, gây sức ép tăng giá; thiên tai, dịch bệnh, tính mùa vụ, tình trạng độc quyền và đầu cơ, tạo sức ép kéo giá thị trường tăng. Bên cạnh đó, hiện nay có rất ít rào cản kỹ thuật để kiểm sốt luồng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, cho nên luồng vốn này tiếp tục gia tăng, gây sức ép tăng giá VNĐ kéo theo tổng phương tiện thanh tốn và tín dụng tăng ở mức cao. Vì vậy, mục tiêu thực thi CSTT năm 2008 là thực thi CSTT một cách chủ động, theo nguyên tắc thị trường, kiểm soát chặt chẽ tiền tệ nhằm ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, thực trạng thực thi CSTT của Việt Nam trong năm 2008 đã cho thấy nó cịn mắc nhiều sai lầm đã làm cho tỷ lệ lạm phát tăng ở mức 27,97%. Do đó, Nghị quyết Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009 đã khẳng định thực thi CSTT năm 2009 phải “tiếp tục thực hiện CSTT thắt chặt để kiềm chế lạm phát nhưng linh hoạt trong điều hành lãi suất và tỷ giá, chủ động kiểm soát mức tăng trưởng tổng phương tiện thanh tốn, dư nợ tín dụng và cơ cấu tín dụng phù hợp để tạo điều kiện phát triển sản xuất - kinh doanh. Tăng khả năng thanh khoản của hệ thống NHTM và đảm bảo an tồn hệ thống tài chính quốc gia...”. Vì vậy, NHNN tiếp tục điều hành CSTT theo hướng tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và duy trì đà tăng trưởng hợp lý.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực Thi chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay potx (Trang 40 - 44)