Những tất yếu xuất phát từ quan hệ của các chính sách kinh tế, của hệ thống kinh tế vĩ mô

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực Thi chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay potx (Trang 35 - 37)

P Q (A + B) C

1.2.2. Những tất yếu xuất phát từ quan hệ của các chính sách kinh tế, của hệ thống kinh tế vĩ mô

thống kinh tế vĩ mô

Để đạt được mục tiêu kinh tế vĩ mơ thì bất kỳ quốc gia nào cũng đều phải sử dụng một hệ thống công cụ kinh tế trong đó có 4 chính sách kinh tế vĩ mơ đó là: chính sách tài khóa, CSTT, chính sách thu nhập và chính sách kinh tế đối ngoại. Đồng thời người ta cho rằng, mức độ tiền tệ hóa cao hay thấp của một nền kinh tế phản ánh trình độ phát triển kinh tế của nước đó. Dó đó, tiền tệ đã thâm nhập và trở thành một yếu tố có vai trị hết quan trọng trong mọi nền kinh tế. Vì vậy, CSTT ln được xem là chính sách có vị trí trung tâm, gắn kết các chính sách kinh tế vĩ mô lại với nhau. Tuy nhiên, trong giới hạn nghiên cứu của luận văn này, chúng ta chỉ đề cập đến mối quan hệ giữa CSTT với chính sách tài khóa. Bỡi lẽ chính sách tài khóa ảnh hưởng trực tiếp đến lượng tiền trong lưu thông - là đối tượng tác động của CSTT.

Chính sách tài khóa là hệ thống các giải pháp được thể chế hóa nhằm điều chỉnh thu nhập và chi tiêu của chính phủ để hướng nền kinh tế vào sản lượng và việc làm mong muốn [18, tr.207].

Như đã biết, tiền tệ đi vào lưu thông qua nhiều kênh, trong đó có hai kênh chính là ngân sách và tín dụng. Do đó, việc ổn định tiền tệ ln gắn chặt với thu chi ngân sách và tín dụng. NHTW chỉ thực hiện được sự ổn định tiền tệ thực sự khi chính sách tài khóa của Chính phủ theo đuổi mục tiêu cân bằng ngân sách. Một chính sách tài khóa bành trướng dựa trên thâm hụt ngân sách xét về trung và dài hạn đều ảnh hưởng xấu đến mục tiêu ổn định tiền tệ của CSTT.

Khi ngân sách bị thâm hụt, Chính phủ có thể vay NHTW, NHTM bằng cách phát hành trái phiếu và được NHTW, NHTM mua. Đây là hình thức tài trợ tiền tệ. Tuy nhiên, khi Chính phủ vay như vậy sẽ làm tăng tổng lượng tiền tệ được đưa vào lưu thơng. Chính điều này gây bất lợi cho mục tiêu ổn định tiền tệ. Cách tốt hơn là Chính phủ vay của các tổ chức phi Ngân hàng hoặc dân cư bằng cách phát hành trái phiếu. Tất nhiên, trong trường hợp này lại tăng cầu tín dụng, tác động đến lãi suất trên thị trường tín dụng, ảnh hưởng đến đầu tư; việc bù đắp thâm hụt ngân sách bằng vay nợ nước ngoài kể cả viện trợ bằng ngoại tệ khơng hồn lại cũng khơng đảm bảo ổn định tiền tệ vì Nhà nước vẫn trang

trải những khoản chi ngân sách trong nước bằng nội tệ, do đó, vẫn làm tăng tổng phương tiện thanh toán; chỉ khi thâm hụt ngân sách bằng ngoại tệ Chính phủ dùng để nhập khẩu đúng bằng mức thâm hụt ngân sách bán hàng nhập khẩu thu nội tệ đảm bảo chi ngân sách là phù hợp với mục tiêu ổn định tiền tệ. Tuy nhiên, để trả được khoản nợ nước ngoài này, chỉnh phủ buộc phải tăng xuất khẩu ảnh hưởng đến cân đối tiền - hàng trong nước. Hơn nữa, mức lãi suất nợ nước ngoài hay biến động làm giá trị thực của nợ nước ngoài cũng biến động theo gây mất ổn định tiền tệ.

J.Keynes cho rằng Nhà nước cần mạnh dạn chi tiêu dù có thâm hụt ngân sách, sẽ có tác dụng tạo cơng ăn việc làm, tạo thu nhập và đẩy mạnh tiêu dùng xã hội, để từ đó lại kích thích sản xuất phát triển. Học thuyết Keynes nhấn mạnh vai trò của tiền tệ tác động đến nền kinh tế hiện vật và thực sự là một cuộc cách mạng trong tư tưởng kinh tế học, trong bối cảnh các nước tư bản sau chiến tranh thế giới lần thứ II lâm vào khủng hoảng trì trệ. Nhưng từ giữa thập kỷ 70 đến nay, khi nền kinh tế thế giới bị suy thoái, thất nghiệp, lạm phát, hệ thống tiền tệ thế giới bị rối loạn thì học thuyết của Keynes trở nên kém hiệu quả và bị phê phán. Friedman cho rằng chính sách phục hồi kinh tế bằng ngân sách thực chất cũng là CSTT. Sự kết hợp giữa chính sách ngân sách với CSTT tăng thêm khối lượng tiền tệ là một yếu tố đảm bảo cho sự phục hồi phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, khi chính sách ngân sách và CSTT theo đuổi những mục tiêu khác nhau dẫn tới những xung đột nhất định. Trường hợp dễ thấy là bên cạnh CSTT thắt chặt lại có những chính sách bành tướng ngân sách. CSTT thắt chặt nhằm giảm lạm phát có thể làm cho nền kinh tế phát triển chậm, thậm chí suy thối làm cho nguồn thu thuế bị giảm và ngân sách có nguy cơ bị thâm hụt. Với một chính sách ngân sách bành trướng, thâm hụt ngân sách lớn, Chính phủ buộc phải đi vay làm tăng cầu tiền tệ, dẫn đến biến động lãi suất, làm mất ổn định trên thị trường tài chính.

Vì vậy, sự kết hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa với CSTT trên cơ sở đảm bảo tính độc lập tương đối trong vận hành hai chính sách này là một yêu cầu đảm bảo cho nền kinh tế khơng rơi vào trạng thái trì trệ, suy thối hay phát triển quá nóng gây ra những bất ổn…Điều này cần phải đặc biệt lưu ý trong một nền kinh tế đang chuyển đổi từ cơ chế

tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường mà thâm hụt ngân sách lớn, kéo dài là một đặc trưng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực Thi chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay potx (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)