P Q (A + B) C
1.2.2. Một số gợi ý cho Việt Nam trong thực thi chính sách tiền tệ trong giai đoạn hiện nay
1.2.2. Một số gợi ý cho Việt Nam trong thực thi chính sách tiền tệ trong giai đoạn hiện nay đoạn hiện nay
Thứ nhất, mục tiêu thực thi CSTT của Việt Nam trong thời gian qua là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với tỷ lệ lạm phát vừa phải (lạm phát 1 con số) nhưng diễn biến lạm phát vẫn ở giới hạn cao của mức này, nhất là trong những năm 2007 và 2008 vừa qua. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu của quá trình thực thi CSTT nên hướng vào việc kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền - bao gồm cả giá trị đối nội và đối ngoại - để đạt được mức tăng trưởng kinh tế bền vững, thực hiện ổn định các chỉ tiêu kinh tế vĩ mơ để các chính sách kinh tế thực thi có hiệu quả.
Thứ hai, về các cơng cụ thực thi CSTT. Qua kinh nghiệm thực thi CSTT của một số
nền kinh tế tương đồng, chúng ta có thể nhận thấy một điểm chung là khi các quốc gia đã đạt được mức ổn định nhất định, để tác động đến cung ứng tiền, NHTW các nước dần dần sử dụng các công cụ gián tiếp thay cho các cơng cụ trưc tiếp. Trong đó, NHTW nên tăng cường sử dụng nghiệp vụ thị trường mở để điều chỉnh dự trữ của các NHTM và lãi suất trên thị trường liên ngân hàng để phù hợp với xu hướng quốc tế. Bên cạnh đó, Việt Nam cần chú trọng chính sách tỷ giá hối đối, dần dần mở rộng biên độ dao động để tỷ giá sát với thị trường…
Thứ ba, về hệ thống truyền dẫn CSTT. Quá trình thực thi CSTT tác động đến nền
kinh tế ở mức độ nào phụ thuộc vào việc hoàn thiện hệ thống truyền dẫn CSTT, bao gồm phát triển thị trường tiền tệ, thị trường trái phiếu…để lãi suất chiếc khấu có tác dụng điều
tiết lãi suất thị trường và tác động đến cung tiền. Do đó, trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam cần phải hoàn thiện hệ thống này để nâng cao hiệu lực thực thi CSTT.
Thứ tư, về hoạt động của hệ thống ngân hàng. Qua việc thực thi CSTT của Thái Lan nói riêng và các nước ASEAN nói chung, chúng ta nhận thấy các cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính thường bắt đầu từ khủng hoảng hệ thống ngân hàng, do đó, trong giai đoạn hiện nay, nhất là trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta nên xem việc hoàn thiện hệ thống ngân hàng là quan trọng nhất, làm cơ sở để thực thi có hiệu quả CSTT. Để làm được điều đó, cần thực hiện các bước hồn thiện sau:
Một là, Chính phủ cần có khung pháp lý lành mạnh cho hệ thống tài chính, một cơ
chế giám sát hữu hiệu, minh bạch hệ thống ngân hàng nhằm điều tiết tín dụng hợp lý, kiềm chế sự bùng nổ cho vay, nếu khơng thì q trình tự do hóa tài chính dễ dẫn đến sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng
Hai là, xây dựng hệ thống ngân hàng có tiềm lực vững mạnh bằng cách gia tăng vốn
điều lệ của NHTM, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và các dịch vụ ngân hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng trong nước cùng với việc phát triển thị trường tài chính nhằm khai thơng nguồn vốn trong nước, động viên nhiều nguồn vốn nhàn rỗi nằm ngoài hệ thống ngân hàng và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, huy động nhiều nguồn lực đáp ứng cho tăng trưởng kinh tế và đáp ứng nguồn vốn cho cơng nghiệp hóa. Cần xem nguồn lực trong nước là chủ yếu để tránh trường hợp phát triển kinh tế theo kiểu “bong bóng” như Thái Lan để đưa đất nước rơi vào khủng hoảng và gây tổn thương hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực quản trị ngân hàng, đào tạo và sử dụng có hiệu quả nhân sự, kiểm soát chặt chẽ các khoản vay, hạn chế các khoản cho vay với nguy cơ tiềm ẩn rủi ro cao.
Ba là, đa dạng hóa các hình thức xử lý nợ, nhanh chóng xử lý tài sản thế chấp, tồn
đọng để thu hồi, xử lý các khoản nợ khó địi, tích cực thu hồi nợ.
Bốn là, cơ cấu lại hệ thống NHTM, kiên quyết giải thể những ngân hàng yếu kém,
chấn chỉnh, sáp nhập, hợp nhất, tạo nên hệ thống ngân hàng lớn mạnh đủ sức tiếp nhận có hiệu quả luồng vốn quốc tế đổ vào trong nước khi thực hiện tự do hóa tài chính và ngăn chặn những mầm mống gây nguy cơ khủng hoảng tài chính - tiền tệ.
Chương 2