Nội dung và hình thức thực thi chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực Thi chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay potx (Trang 56 - 66)

P Q (A + B) C

2.2.2.2. Nội dung và hình thức thực thi chính sách tiền tệ

Thứ nhất, về cung ứng tiền tệ và kiểm soát lạm phát

Việc thực thi CSTT của NHNN nhằm quản lý mức cung tiền tệ nằm trong giới hạn kiểm soát được lạm phát và thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế mục tiêu, mức lãi suất thực dương và tỷ giá hối đoái thực tế ổn định.

Từ năm 2001, dưới sự chỉ đạo của NHNN, các NHTM đã tiếp cận để học tập công nghệ ngân hàng hiện đại trên thế giới, trước mắt mở rộng các phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt và nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng. Đặc biệt, từ tháng 3/2001 dự án “Hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh tốn” do Worlk Bank tài trợ đã đi vào hoạt động và đạt hiệu quả cao, song song với những nổ lực đó, hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt cũng có những chuyển biến đáng khích lệ, tỷ lệ thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán cũng đã tăng lên đáng kể. Lượng tiền mặt đưa vào lưu thông đã giảm từ 32% năm 2000 xuống còn 16,36% năm 2007 [25].

Khi xem xét đến mức cung ứng tiền tệ, một điểm quan trọng chúng ta cần nghiên cứu đó là mối tương quan giữa mức cung tiền và lạm phát. Như chúng ta biết, khi nền kinh tế có những tác động bất lợi như khủng hoảng kinh tế, thiên tai, mất mùa, dịch bệnh,… làm sức mua của xã hội giảm sút, từ đó làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế và nền kinh tế dễ rơi vào tình trạng giảm phát. Ngược lại, khi giá cả hàng hóa tăng đột biến, có thể làm cho nền kinh tế rơi vào lạm phát kéo dài. Lúc này, để điều tiết nền kinh tế, Nhà nước mà đại diện là NHNN phải điều tiết mức cung tiền một cách hợp lý (được phân tích kỹ trong 2.3.1.1 và 2.3.1.2).

Thứ hai, thực trạng chính sách tín dụng đối với nền kinh tế

Chính sách tín dụng của Việt Nam trong những năm qua hướng vào những nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và cho vay của hệ thống NHTM

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ tăng vốn huy động và cho vay của các NHTM

giai đoạn 2001 - 2008

25.4424.9 24.9 22.5 22.7 23 32.08 36.53 47.64 23.1 27.6 27 26.7 26 53.89 0 10 20 30 40 50 60 Mức tăng huy động 24.9 22.5 22.7 23 32.08 36.53 47.64 Mức tăng tín dụng 23.1 27.6 27 26 26.7 25.44 53.89 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN.

Nhìn vào biểu đồ 2.2 chúng ta thấy rằng, trong thời gian qua, lượng vốn huy động có xu hướng tăng nhanh. Để làm được điều đó, các NHTM và các TCTD đã sử dụng nhiều hình thức huy động vốn như phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng. Bên cạnh đó, các hình thức cho vay cũng có xu hướng mở rộng như: cho vay có bảo lãnh, thế chấp, thực hiện nghiệp vụ chiếc khấu, cho vay trả góp hàng tiêu dùng, khuyến mãi hấp dẫn,…đối với các thành phần kinh tế. Chính điều đó đã làm tăng mức tín dụng lên 53,89% năm 2007. Từ đó, có thể khẳng định rằng hệ thống ngân hàng vẫn là kênh chính thu hút được lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư nhằm huy động năng lực sản xuất tồn xã hội và góp phần thực hiện chủ trương phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần phục vụ cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Đồ thị 2.1: Diễn biến tăng trưởng tín dụng và Tổng phương tiện

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 tháng %

Tổng phương tiện thanh tốn Tín dụng

Nguồn: NHNN.

Thứ hai, lãi suất đã từng bước sát với cung, cầu vốn trên thị trường

Từ ngày 1/6/2001, NHNN đã bỏ cơ chế quy định biên độ, thực hiện cơ chế tự do hóa lãi suất cho vay ngoại tệ. Từ ngày 1/6/2002, căn cứ vào Nghị quyết Trung Ương 5 khóa IX của Đảng và điều kiện kinh tế, tiền tệ trong nước, NHNN thực hiện cơ chế tự do hóa lãi suất đối với đồng nội tệ, theo đó, NHNN áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Các TCTD xác định lãi suất bằng VNĐ trên cơ sở cung cầu vốn và mức độ tín nhiệm đối với khách hàng. Lãi suất cơ bản do NHNN cơng bố chỉ mang tính chất tham khảo.

Như vậy, sau một năm thực hiện cơ chế tự do hóa lãi suất cho vay ngoại tệ, NHNN đã thực hiện cơ chế tự do hóa lãi suất nội tệ. Đây là bước phát triển mới trong việc thực thi CSTT theo cơ chế thị trường phù hợp với yêu cầu hội nhập nhập kinh tế quốc tế.

20,5 19,0 19,0 15,5 9,9 7,7 7,4 7,7 9,2 12,8 16,4 17,3 17,4 17,7 14,3 11,4 10,3 12,0 8,8 17,2 11,4 10,1 11,8 20,5 20,5 17,5 16,7 16,5 16,5 12,6 21,0 5,0 7,0 9,0 11,0 13,0 15,0 17,0 19,0 21,0 23,0 1/08 2/08 3/08 4/08 5/08 6/08 7/08 8/08 9/08 10/08 11/08 12/08 1/09 2/09 3/09 % Huy động Cho vay

Nguồn: NHNN và sự tổng hợp của tác giả.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả tín dụng, đổi mới cơ cấu tín dụng

Như chúng ta đã biết, NHNN ngày càng hồn thiện chính sách tín dụng theo hướng mở rộng tín dụng và nâng cao hiệu quả của tín dụng, điều này được thể hiện ở chỗ:

Một là, nâng cao tính tự chủ của các NHTM trong kinh doanh, thực hiện quyết

định 1627 của NHNN ban hành ngày 31/12/2001 có hiệu lực thi hành ngày 1/2/2002 về việc cho vay của các TCTD đối với khách hàng các NHTM được tồn quyền quyết định trong q trình tổ chức cho vay, tự quyết định lãi suất cho vay cho từng đối tượng khách hàng có hoặc khơng có tài sản đảm bảo.

Hai là, NHNN quy định mở rộng tín dụng đến những đối tượng và những lĩnh vực

kinh doanh mà pháp luật không nghiêm cấm, người đi vay thuộc mọi thành phần kinh tế, khơng chỉ trong nước mà cịn mở rộng đối với các cá nhân và pháp nhân nước ngoài kể từ ngày 1/2/2002.

Ba là, phương thức cho vay ngày càng đa dạng, ngồi các hình thức cho vay thơng

thường, cho vay theo hạn mức, cho vay theo dự án đầu tư, trả góp, cho th tài chính, bảo lãnh, cịn cho phép thực hiện chiết khấu, thấu chi, cho vay hạn mức tín dụng dự phịng. Đồng thời, NHNN khuyến khích các phương thức cho vay đồng tài trợ, cho phép vay

vượt 15% vốn tự có của Ngân hàng đối với các cơng trình trọng điểm quốc gia (nếu có quyết định của Thủ tướng Chính phủ)

Bốn là, về tài sản đảm bảo có nhiều đổi mới theo hướng cởi mở hơn từ khi có

Nghị định 85/NĐ - CP ngày 29/12/2002 về việc định giá tài sản bảo đảm theo cơ chế thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng.

Trong khi đó, chính sách tín dụng hướng đến mục tiêu xây dựng cơ cấu tín dụng hợp lý, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế hội nhập, các NHTM đã đa dạng hóa các hình thức tín dụng, từng bước chuyển dịch cơ cấu tín dụng ngắn hạn sang trung và dài hạn. Nếu vào năm 2001 cho vay dài hạn đạt 38% thì đến năm 2008 đã tăng lên 61%. Ngồi ra, NHNN chủ trương mở rộng tín dụng đối với thành phần kinh tế theo chiều hướng tăng dần tỷ trọng cho vay ngồi quốc doanh. Chính vì vậy, vào năm 2001, cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp ngồi quốc doanh chỉ đạt 49% thì đến năm 2007 đã tăng lên 57,05% [25].

Bên cạnh đó, cơ cấu tín dụng còn được chuyển dịch theo hướng tỷ trọng đầu tư cho nơng nghiệp có chiều hướng giảm dần tương ứng dư nợ tín dụng cho cơng nghiệp và dịch vụ tăng lên. Cụ thể là tỷ trọng đầu tư cho nông nghiệp giảm từ 42,6% năm 2001 xuống còn 15,5% năm 2008. Việc đẩy mạnh cho vay các ngành sản xuất, các vùng, các lĩnh vực kinh tế trọng điểm thể hiện nội dung của chính sách tín dụng nhằm hướng đến xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Như vậy, qua xem xét thực trạng chính sách tín dụng đối với nền kinh tế cho thấy chính sách tín dụng đã góp phần to lớn trong việc khai thác tiềm năng phát triển của các ngành và các thành phần kinh tế đáp ứng ngày càng tốt hơn xu thế thế giới đang đặt ra.

Thứ ba, thực trạng chính sách quản lý ngoại hối

Trong thời gian qua, chính sách quản lý ngoại hối của Việt Nam luôn hướng vào mục tiêu tăng khả năng quản lý và kiểm sốt ngoại tệ của Chính Phủ, thu hẹp dần phạm vi hoạt động của ngoại tệ tự do, góp phần ổn định tiền tệ, khuyến khích xuất khẩu, kiểm sốt nhập khẩu và can thiệp vào thị trường ngoại hối khi cần thiết.

Xác định được tầm quan trọng của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế nên trong thời gian qua, NHNN đã rất quan tâm đếm nhân tố này. Trong quá trình điều hành tỷ giá,

cùng với việc thay đổi cơ chế quản lý kinh tế, Nhà nước ta đã có chủ trương và giải pháp đổi mới trong quan hệ đối ngoại và chính sách tỷ giá, từng bước xóa bỏ cơ chế độc quyền ngoại thương, cho phép các tổ chức kinh tế được phép xuất nhập khẩu trực tiếp với nước ngồi. Do đó, tính cho đến nay, chế độ tỷ giá cũng có những thay đổi căn bản, Nhà nước đã áp dụng chính sách tỷ giá linh hoạt có sự quản lý của Nhà nước, cụ thể là:

Từ 26/2/1999 đến 3/2009 NHNN công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng; thực hiện mở rộng quyền giao dịch ngoại tệ, từng bước thực hiện tự do hóa các giao dịch trên tài khoản vãng lai và tài khoản vốn thích ứng với yêu cầu hội nhập, điều này được thể hiện ở những nét sau:

Thứ nhất, NHNN thay đổi cách công bố tỷ giá phù hợp với yêu cầu thị trường.

Vào ngày 26/2/1999 Thống Đốc NHNN Việt Nam ban hành 2 Quyết định số 64/1999/QĐ - NHNN về việc cơng bố tỷ giá hối đối VNĐ so với ngoại tệ và Quyết định số 65/1999/QĐ - NHNN về việc Quy định nguyên tắc xác định tỷ giá mua bán ngoại tệ của các TCTD được phép kinh doanh ngoại tệ. Theo đó, hàng ngày NHNN cơng bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng giữa VNĐ với USD, thay cho việc cơng bố tỷ giá chính thức và tỷ giá bình qn mua vào bán ra thực tế trên thị trường liên ngân hàng. Tỷ giá công bố hàng ngày được xác định trên cơ sở tỷ giá thực tế bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của ngày giao dịch gần nhất trước đó.

Thứ hai, NHNN nới lỏng biên độ giao dịch tỷ giá, từng bước thực hiện tự do hóa các giao dịch trên tài khoản vãng lai và tài khoản vốn, tăng quyền tự chủ cho các NHTM.

Từ ngày 1/7/2002, NHNN nới lỏng biên độ giao dịch. Đây là lần thứ 4 kể từ năm 1999 đến nay, NHNN đã điều chỉnh biên độ giao dịch. Sau khi thực hiện cơ chế nới lỏng biên độ giao dịch, tỷ giá trên thị trường tương đối ổn định.

Ngày 8/12/2004, với Quyết định số 1452/2004/QĐ - NHNN của Thống Đốc NHNN về điều chỉnh giao dịch hối đoái của các TCTD có hiệu lực thi hành thay thế những quy định được ban hành từ năm 1998 đã có những đổi mới quan trọng sau:

Một là, mở rộng quyền giao dịch ngoại tệ.

Hai là, NHNN thực hiện cơ chế nới lỏng kiểm soát ngoại tệ, từng bước thực hiện

các NHTM, làm thị trường ngoại tệ diễn biến linh hoạt và tỷ giá phản ánh cung cầu ngoại tệ đúng đắn hơn.

Tuy nhiên, từ cuối năm 2008 đến nay, NHNN đã một lần điều chỉnh tăng tỷ giá liên ngân hàng và hai lần thực hiện quyết định nới lỏng biên độ giao dịch tỷ giá của TCTD đối với khách hàng. Cụ thể, kể từ cuối 12/2008, NHNN điều chỉnh tăng 3% đối với tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ 16.494 VNĐ/USD tăng lên 16.989 VNĐ/USD. Đây là mức điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng tăng cao nhất trong một ngày từ nhiều năm qua. Từ cuối 3/2009, NHNN điều chỉnh nới rộng biên độ giao dịch tỷ giá trong mua bán ngoại tệ của TCTD đối với khách hàng từ mức +-3% (ngày 7/11/2008) lên +-5% so với tỷ giá do NHNN công bố hàng ngày, trong khi giá vàng tăng kỷ lục, điều này cũng gây ảnh hưởng đến xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.Xét về nguyên tắc, tỷ giá hối đối được hình thành theo quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối bằng cách điều tiết tỷ giá linh hoạt thông qua hai trung tâm giao dịch ngoại tệ ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, NHNN ln dự đốn những biến động có thể xảy ra để có chính sách thích hợp tác động đến cung, cầu và có thể dùng cả dự trữ ngoại tệ để điều tiết tỷ giá nhằm phục vụ cho các mục tiêu đó mà khơng gây ra bất kỳ sự đột biến kinh tế nào.

Tóm lại, từ năm 2000 đến nay, chính sách ngoại hối luôn không ngừng đổi mới theo hướng nới lỏng các giao dịch vãng lai. Cụ thể là:

Thứ nhất, NHNN khyến khích thu hút nguồn ngoại tệ vào Việt Nam bằng con

đường kiều hối, cho phép cá nhân được gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ không kể nguồn gốc tại các TCTD được phép, được hưởng lãi suất bằng ngoại tệ, được rút gốc cả vốn lẫn lãi bằng ngoại tệ, tăng đối tượng vay ngoại tệ (theo quyết định số 418/2000 ngày 21/9/2000 của thống đốc NHNN, bán ngoại tệ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh (theo quyết định số 468/2000 của thống đốc NHNN), đồng thời NHNN đã phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện mua bán ngoại tệ từ ngân sách nhà nước nhằm bổ sung nguồn ngoại tệ để điều tiết thị trường.

Thứ hai, các doanh nghiệp được quyền tự xem xét và quyết định về các khoản vay

hành Luật sửa đổi, bổ sung Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã xóa bỏ giấy phép mua ngoại tệ, nới rộng quyền mở tài khoản ngoại tệ, vốn chuyên dùng cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Đồng thời, đối với doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài đầu tư được mở tài khoản, chuyển vốn ra nước ngoài, chuyển thu nhập hợp pháp và vốn đầu tư về nước.

Thứ ba, NHNN đã trình Chính phủ giảm tỷ lệ kết hối từ 40% xuống 30% năm

2002, ủy quyền cho chi nhánh NHNN tỉnh, thành quản lý luồng ngoại tệ chu chuyển trong nền kinh tế bằng việc xác nhận đăng ký, vay nước ngoài cho các doanh nghiệp, cấp giấy phép mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài của cá nhân. Dự trữ ngoại hối được quản lý an tồn, có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế. Tuy nhiên, theo báo cáo của NHNN vẫn còn sự thiếu nhất quán giữa các văn bản liên quan trong những lĩnh vực quản lý ngoại hối nên việc điều hành nguồn ngoại tệ chưa được tâp trung thống nhất trên thị trường ngoại tệ, đó cũng là một nguyên nhân dẫn đến căng thẳng cung cầu ngoại tệ trong khi cán cân thanh tốn của Việt Nam khơng bị thâm hụt.

Thứ tư, thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính về chuyển tiền, thanh tốn và

thực hiện các cam kết với IMF về quản lý ngoại hối và các quy định liên quan tới hiệp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực Thi chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay potx (Trang 56 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)