Củng cố, cải tổ hệ thống Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực Thi chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay potx (Trang 89 - 91)

P Q (A + B) C

3.2.1.Củng cố, cải tổ hệ thống Ngân hàng Nhà nước

Thứ nhất, nâng cao tính độc lập của NHNN. Hiện nay, cơ sở pháp lý cịn có nhiều bất cập cho hoạt động ngân hàng nói chung và thực thi CSTT nói riêng, trên thực tế NHNN đang trong quá trình sửa đổi Luật theo hướng tạo cho NHNN cơ sở pháp lý để đổi mới hoạt động thành một NHTW hiện đại. Nhiều vấn đề cần phải sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành Ngân hàng được đặt ra, như đổi mới cơ cấu tổ chức, chức năng thanh tra, giám sát,…Tuy nhiên, vấn đề liên quan trực tiếp đến phạm vi nghiên cứu của đề tài, là phải sửa đổi Luật để khẳng định được một vị trí độc lập nhất định của NHNN trong hoạt động của mình. Đây là vấn đề quan trọng để đảm bảo tính hiệu quả trong thực thi CSTT hiện đang được tranh luận, chưa ngã ngũ, đó là qui định mức độ độc lập như thế nào cho phù hợp với thể chế kinh tế, chính trị, lịch sử văn hóa của Việt Nam. Luận văn đề xuất như sau: với những đặc trưng riêng của mình, rõ ràng NHNN Việt Nam sẽ khơng độc lập về chính trị nhưng cần phải có trách nhiệm chính thức đối với quá trình thực thi CSTT và cần phải có nhiệm kỳ tương đối dài cho Thống đốc. Chính phủ nên cho phép NHNN có quyền chủ động hơn trong quyền hạn, cơ chế, chính sách và nghiệp vụ của NHNN. Tồn bộ chính sách của NHNN nên căn cứ vào điều kiện của kinh tế thị trường để độc lập xây dựng. Đồng thời, hạn chế sự bảo hộ, can thiệp của Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng nhằm tạo lập mơi trường kinh doanh bình đẳng, nâng cao sức cạnh tranh của các TCTD. Ngoài ra, việc xây dựng mơ hình cho NHNN Việt nam cần hướng đến một số điểm trọng yếu sau:

Về mục tiêu: Cần tập trung nghiêm ngặt vào mục tiêu ổn định giá; Tránh tập trung vào nhiều mục tiêu chẳng hạn như các mục tiêu: ổn định giá với tăng trưởng cao, ổn định giá với bình ổn tỷ giá, ổn định giá với ổn định hệ thống tài chính. Phải xác định rõ các nhiệm vụ như việc tổ chức hệ thống thanh tốn, giám sát tài chính, phân tích ổn định tài chính, quyền ban hành các “văn bản pháp quy” là các nhiệm vụ thứ yếu. Bên cạnh đó, NHTW phải có quyền quyết định các chỉ tiêu kỹ thuật của CSTT.

Công cụ điều hành: NHTW phải được giao toàn quyền sử dụng hệ thống đầy đủ các cơng cụ của CSTT trong q trình thực thi CSTT mà khơng phải xin phép hay tham vấn ý kiến của Chính phủ trước khi áp dụng như hiện nay.

Về tài chính: NHTW cần phải được Quốc hội phê duyệt ngân sách riêng và chịu sự giám sát của Quốc hội về tài chính chứ không phải là đối tượng chịu sự điều khiển từ Bộ Tài chính về ngân sách như hiện nay.

Bên cạnh đó, NHTW sẽ khơng chịu trách nhiệm chính hỗ trợ cho nguồn tài trợ của Chính phủ và khơng chịu trách nhiệm chính cho việc tài trợ các ngân hàng trung gian mất khả năng thanh toán.

Về cơ chế truyền tải: NHTW phải được cấp quyền để có thể thu thập mọi thông tin liên quan một cách đầy đủ, chính xác nhưng đồng thời phải có trách nhiệm cơng khai, minh bạch kịp thời các thông tin điều hành.

Thứ hai, nâng cao năng lực hoạt động và điều hành của NHNN. Song song với việc nâng cao tính độc lập của NHNN thì việc nâng cao năng lực hoạt động và điều hành của NHNN cũng là yếu tố quyết định sự thành công của quá trình thực thi CSTT. Vì vậy, để nâng cao năng lực điều hành của NHNN cần phải:

Một là, thiết lập hệ thống thông tin báo cáo giữa NHNN với các Bộ, ngành…

để phối hợp điều hành CSTT trên thị trường tiền tệ, cũng như chế độ báo cáo về tình hình giao dịch liên ngân hàng. Nâng cao năng lực phân tích, dự báo diễn biến của cung cầu tiền tệ, lãi suất, tỷ giá để có những biện pháp cần thiết cho thị trường liên ngân hàng hoạt động có hiệu quả. Đồng thời, có chế độ thưởng, phạt rõ ràng đối với các TCTD trong việc tuân thủ chế độ báo cáo.

Hai là, tăng cường công tác thanh tra, giám sát của NHNN đối với hoạt động của

các TCTD, các THTM nhằm tập trung vào những khâu trọng yếu như chất lượng tín dụng, quản lý rủi ro và đảm bảo khả năng thanh toán.

Ba là, thực hiện chính sách thu hút cán bộ nghiên cứu, hoạch định chính sách, các

chuyên gia về tài chính - ngân hàng có năng lực và trình độ chun môn cao; nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo đối với các khóa học, chương trình đào tạo dành cho cán bộ nghiên cứu, hoạch định chính sách.

Bốn là, nâng cao tính minh bạch, tự chịu trách nhiệm của NHNN. Để làm được

điều này, cần xây dựng quy định về trách nhiệm của NHNN trong thực thi CSTT, đảm bảo công khai, minh bạch các thông tin về thực thi CSTT chẳng hạn như: quy định về trách nhiệm của Thống đốc NHNN, hình thức báo cáo giải trình của NHNN về thực thi CSTT…Đồng thời, quy định về hình thức, cơ chế cơng bố thông tin về lạm phát để tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm của NHNN trong thực thi có hiệu quả CSTT.

Năm là, cần cải tiến lề lối làm việc, phương pháp chỉ đạo, điều hành theo hướng

phân định rõ trách nhiệm của từng cấp, từng đơn vị, cá nhân, tránh sự đùn đẩy trách nhiệm. Đồng thời, rà soát lại nhân sự thực hiện phương án bổ nhiệm, sắp xếp lại tổ chức.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực Thi chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay potx (Trang 89 - 91)