Dự trữ bắt buộc

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực Thi chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay potx (Trang 95 - 99)

P Q (A + B) C

3.2.4.1.Dự trữ bắt buộc

Trong thời gian tới dự trữ bắt buộc cần hoàn thiện theo hướng phục vụ cho mục tiêu của quá trình thực thi CSTT trong từng giai đoạn. Tuy nhiên, cần tính đến nhược điểm của công cụ này là khi NHNN tăng dự trữ bắt buộc để khống chế lạm phát như trong giai đoạn 2007 - 2008, điều đó sẽ làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận của các TCTD, mặc dù trong thực tế, NHNN có thể trả lãi đối với dự trữ bắt buộc nhưng mức lãi suất này thường thấp hơn mức lãi suất kinh doanh bình quân của các TCTD. Do vậy, trong thời gian tới cần hồn thiện cơng cụ này theo hướng nâng cao khả năng kiểm soát tiền tệ của NHNN và tạo điều kiện cho các TCTD sử dụng vốn linh hoạt, hiệu quả, tức là cần mở rộng diện tiền gửi phải dự trữ bắt buộc. Bên cạnh đó, tỷ lệ dự trữ bắt buộc cần được điều chỉnh linh hoạt trên cả tài khoản nội tệ lẫn ngoại tệ, phối hợp đồng bộ với việc điều chỉnh các công cụ khác của CSTT và mở rộng hơn lượng vốn huy động phải dự trữ bắt buộc.

Trước tiên, đối với VNĐ: Trong giai đoạn hiện nay, ứng với tình hình kinh tế, tài chính trên tồn thế giới đang rơi vào giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng trong đó có Việt Nam, chưa tìm được giải pháp để khắc phục được khủng hoảng. Trong khi đó, lạm phát lại đang là mối đe dọa lớn đối với nền kinh tế nước ta. Do đó, việc sử dụng một tỷ lệ dự trữ bắt buộc linh hoạt trên VNĐ sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế là rất quan trọng.

Đối với ngoại tệ: việc quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc phải phù hợp với chính sách quản lý ngoại hối, làm tăng khả năng huy động vốn ngoại tệ của các TCTD cung ứng vốn cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Căn cứ vào tình hình kinh tế khủng hoảng như hiện nay, trong thời gian tới NHNN cần giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc tiền gửi ngoại tệ

xuống để giảm chi phí kinh doanh của các TCTD, tạo điều kiện thu hút ngoại tệ của các tổ chức nước ngồi vào kích thích đầu tư nhằm thực hiện chủ trương kích cầu của Chính phủ. Đồng thời, tạo điều kiện thu hút ngoại tệ trong dân vào hệ thống ngân hàng nhằm chống lại tình trạng đơ la hóa như hiện nay.

3.2.4.2. Nghiệp vụ thị trường mở

Để nghiệp vụ thị trường mở phát triển mạnh, thực hiện tốt chức năng là cơng cụ chủ yếu trong q trình thực thi CSTT, phù hợp với tình hình kinh tế nước ta trong thời gian gần đây, trong thời gian tới thị trường mở cần tập trung vào các điểm chủ yếu sau:

Một là, hiện nay việc điều hành nghiệp vụ thị trường mở chưa xác định được mục tiêu điều hành rõ ràng, mức độ can thiệp thị trường này cịn mang tính cảm tính chưa dựa vào độ dư thừa, thiếu hụt của thị trường. Với thực tế hiện nay, nghiệp vụ thị trường

mở còn theo đuổi nhiều mục tiêu hoạt động cả lãi suất thị trường và điều tiết vốn khả dụng, có những lúc hướng vào vốn khả dụng, có những lúc hướng vào lãi suất thị trường nên hiệu quả điều hành chưa đạt được mục tiêu mong muốn. Vì vậy, để phát huy hiệu quả của nghiệp vụ này, trong điều hành, NHNN cần có qui định rõ ràng cách thức điều hành, căn cứ vào mức dư thừa vốn khả dụng hàng ngày để bơm hút tiền cho phù hợp; cần xác định rõ mục tiêu điều hành là ổn định lãi suất thị trường hay điều tiết giá cả, không nên thay đổi giữa hai mục tiêu này trong khoảng thời gian ngắn; tuy nhiên, thị trường tiền tệ cịn có sự phân tách, vốn chưa luân chuyển thông suốt, nên NHNN cần qui định rõ trọng một tuần hoặc một tháng NHNN luôn cố định một phiên chào mua, bất kể khi đó vốn khả dụng thừa hay thiếu; Lãi suất hình thành trong các giao dịch nghiệp vụ thị trường mở cần có mối quan hệ chặt chẽ với các loại lãi suất khác do NHNN công bố, nên nằm trong giới hạn lãi suất trần và lãi suất sàn do NHNN công bố. Để làm được như vậy, trước tiên cần hạn chế tối đa các hoạt động cho vay mang tính chỉ định, mở rộng khả năng tiếp cận kênh này của NHNN đối với tất cả các TCTD.

Hai là, tạo hàng hóa đa dạng cho nghiệp vụ thị trường mở.

Ngoài những giấy tờ có giá ngắn hạn và các loại trái phiếu trung, dài hạn do Ngân sách Trung ương thanh toán được qui định theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật NHNN Việt Nam ban hành năm 2003, NHNN nên cho phép tham gia mua bán trên

thị trường mở những hàng hóa đa dạng hơn để làm thị trường mở mang tính mở hơn, góp phần nâng cao hiệu suất hoạt động và tính linh hoạt của cơng cụ này. Chính việc mua bán giao dịch thường xuyên này sẽ giúp cho người có vốn yên tâm đầu tư vào giấy tờ có giá trung, dài hạn mà khơng sợ ứ đọng vốn.

Bên cạnh đó, trong thời gian tới, thị trường mở cần tập trung phát triển, đa dạng hóa các hàng hóa giao dịch trên thị trường mở cả về số lượng, chủng loại lẫn kỳ hạn. Cụ thể là:

Thứ nhất, gia tăng phát hàng số lượng tín phiếu, trái phiếu không ghi danh, gia

tăng số kỳ phát hành liên tiếp nhau, để làm tăng khối lượng hàng hóa trên thị trường, đồng thời để lưu thông được dễ dàng.

Trong thời gian qua, đã xuất hiện tình trạng sau khi đã mua các chứng khoán này trên thị trường sơ cấp, các tổ chức tài chính khơng muốn bán lại trên thị trường thứ cấp, mà coi đó là vốn đầu tư hơn là sử dụng để điều tiết vốn, do đó hàng hóa trên thị trường đã ít nay lại càng ít hơn. Vì vậy, trong thời gian tới cần tăng số lượng phát hành tín phiếu NHNN, tín phiếu Kho bạc, trái phiếu Chính phủ, tăng số kỳ phát hành hàng năm, vừa trang trải thâm hụt ngân sách để đầu tư vào các cơng trình trọng điểm quốc gia, vừa tạo nguồn hàng đa dạng cho thị trường mở; nên tập trung phát hành loại giấy tờ có giá khơng ghi danh để q trình chuyển nhượng, thanh tốn, chiết khấu được dễ dàng.

Thứ hai, tập trung quản lý các loại hàng hóa trên thị trường mở để làm tăng quy

mơ thị trường. Với các loại trái phiếu, tín phiếu kho bạc được phát hành với số lượng lớn và thường xuyên, Kho bạc không nên tổ chức bán lẻ trực tiếp cho dân chúng, điều hành vừa lãng phí cơng sức vừa giảm hiệu lực của thị trường mở và việc mua bán này chỉ thực hiện trên thị trường sơ cấp. Theo kinh nghiệm của các nước, Kho bạc nên giao hẳn cho NHNN làm đại lý để thực hiện đấu thầu trên thị trường mở, vừa tiết kiệm cơng sức vì đây là hoạt động chuyên nghiệp của thị trường mở có thể mua bán với số lượng lớn, vừa làm tăng quy mô thị trường để phát triển thị trường thứ cấp, vừa để thực hiện mục tiêu của quá trình thực thi CSTT trong từng giai đoạn.

Sự sôi động và tác động của thị trường mở đến xã hội phụ thuộc rất nhiều vào số lượng và các thành phần thành viên tham gia.

Hiện nay, tuy hầu hết các TCTD là thành viên tham gia giao dịch nghiệp vụ thị trường mở, nhưng trong thực tế, các phiên giao dịch chỉ có các NHTM nhà nước đặt thầu. Tồn tại này là do các TCTD chưa thật sự bình đẳng trong kinh doanh ngân hàng, do đó, hạn chế về khả năng cạnh tranh trong huy động vốn. Mặc khác cũng do các TCTD chưa chú trọng đầu tư vào các giấy tờ có giá mà chỉ chú trọng vào các nghiệp vụ truyền thống. Một vấn đề nữa cần phải đề cập đến đó là một số TCTD cịn bị động trong việc cân đối, quản lý nguồn vốn. Đặc biệt, một số TCTD chưa quan tâm đến lợi ích khi tham gia thị trường mở, kể cả khi họ có nhu cầu vay vốn từ NHNN, họ chỉ quan tâm đến nghiệp vụ cho vay truyền thống như nghiệp vụ cầm cố mà chưa khai thác tối đa lợi thế của thị trường mở.

Do đó, trong thời gian tới, NHNN cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường quảng bá nghiệp vụ thị trường mở trên thơng tin đại chúng, phổ biến lợi ích của việc tham gia thị trường mở đối với các TCTD, chỉ đạo các TCTD quan tâm hơn nữa đến việc quản lý, cân đối vốn hợp lý, đầu tư vào giấy tờ có giá làm cơng cụ giao dịch trên thị trường mở. Bên cạnh đó, đơn giản hóa các thủ tục, hiện đại hóa kỹ thuật giao dịch qua mạng để tạo thuận lợi và thu hút thêm nhiều thành viên tham gia.

Khi thị trường mở đã dần ổn định, NHNN có thể nghiên cứu bổ sung điều lệ tham gia thị trường mở cho các thành viên mới của thị trường như các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp lớn,…

Khi thị trường mở đã phát triển ở mức độ cao, lượng thành viên tham gia đông đảo, NHNN tổ chức mạng lưới các nhà giao dịch chuyên nghiệp (thông thường là các công ty môi giới) và chỉ cần giao dịch trực tiếp với họ…

Bốn là, quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ chuyên môn.

Hiện nay, hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động bán chuyên nghiệp do chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức, do đó, hiệu quả hoạt động ít nhiều cũng bị hạn chế. Ngoài những giải pháp về hoàn thiện cơ sở vật chất, điều kiện vận hành… thì NHNN càng cần quan tâm đến công tác về đào tạo cán bộ

chuyên môn về nghiệp vụ thị trường mở chẳng hạn như NHNN nên cử cán bộ, nhân viên đi học hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho NHTM gửi người đi học ở các nước có thị trường mở phát triển để có được những kiến thức, kinh nghiệm q báu, áp dụng thích hợp cho tình hình cụ thể ở nước ta.

Đồng thời, NHNN cần tổ chức các lớp tập huấn về quy trình giao dịch hiện đại nhưng phải phù hợp với điều kiện kinh tế ở nước ta, vừa để giao dịch thuận tiện, vừa để quảng bá nghiệp vụ này, làm cho nó trở thành một hoạt động thường xuyên đối với đời sống xã hội.

Cùng với việc nâng cao nghiệp vụ, NHNN cần phải cải tiến phương thức điều hành nghiệp vụ thị trường mở, giao quyền điều hành cho Ban điều hành thị trường mở để họ linh hoạt, chủ động và chịu trách nhiệm trong việc điều hành trên cơ sở Luật, nghị định, chủ trương đã ban hành.

Năm là, phát triển thị trường tài chính năng động

Muốn thị trường mở phát huy tác dụng tích cực trong việc thực thi CSTT thì thị trường tiền tệ và thị trường chứng khốn phải hoạt động thơng suốt, năng động và hỗ trợ nhau trong việc điều tiết vốn cho xã hội, từ đó, với nhu cầu giao dịch ngày càng tăng sẽ thu hút nhiều chủ thể tham gia vào thị trường mở, làm tăng vai trị của NHNN trong q trình thực thi CSTT.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực Thi chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay potx (Trang 95 - 99)