Thực thi chính sách tiền tệ với vai trò khắc phục khủng hoảng, suy thoái để ổn định kinh tế vĩ mô

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực Thi chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay potx (Trang 33 - 34)

P Q (A + B) C

1.2.1.3.Thực thi chính sách tiền tệ với vai trò khắc phục khủng hoảng, suy thoái để ổn định kinh tế vĩ mô

thoái để ổn định kinh tế vĩ mô

Thứ nhất, khắc phục khủng hoảng, suy thoái

Một số nhà kinh tế cho rằng, nền kinh tế thị trường có bản chất chu kỳ tăng trưởng - khủng hoảng - suy thoái. Trong đó, suy thoái kinh tế luôn được xem là căn bệnh nguy hiểm hơn cả lạm phát. Vì vậy, để chửa trị nó cần có bàn tay hữu hình của Nhà nước. Trong đó, NHTW với các biện pháp tăng khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông, kích thích đầu tư, tạo công ăn việc làm và khắc phục suy thoái kinh tế.

Một số nhà kinh tế, đặc biệt là các nhà trọng tiền cho rằng bản chất của nền kinh tế thị trường không có khủng hoảng có tính chu kỳ. Khủng hoảng là do NHTW phát hành tiền quá mức cần thiết. Do đó, khủng hoảng có tính chu kỳ có thể bị loại bỏ nếu NHTW thực thi một cách hữu hiệu CSTT, chỉ phát hành lượng tiền phù hợp với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Trong khi đó, C.Mác lại cho rằng, khủng hoảng là căn bệnh kinh niên của nền kinh tế thị trường TBCN…

Như vậy, mặc dù các nhà kinh tế có cách nhìn khác nhau về bản chất khủng hoảng của nền kinh tế thị trường TBCN. Nhưng họ đều thừa nhận tầm quan trọng của CSTT trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Bởi lẽ, CSTT có thể góp phần hạn chế và khắc phục những tác động tiêu cực của khủng hoảng và suy thoái.

Thứ hai, ổn định kinh tế vĩ mô

Trong nền kinh tế thị trường, đằng sau các hoạt động thường nhật, nhộn nhịp là vô vàn quyết định của hàng triệu người tiêu dùng, hãng sản xuất kinh doanh và các tổ chức công cộng. Những quyết định này mang tính chất phi tập trung, rất linh hoạt và cũng rất sáng tạo. Song mặt trái của chúng là sự phát triển không ổn định, lúc thái quá, lúc đình trệ gây ra sự mất ổn định nền kinh tế.

Trong thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ổn định kinh tế. Song người ta thường phân chia các nguyên nhân thành hai nhóm cơ bản:

Thứ nhất, những nguyên nhân từ phía cầu: chẳng hạn, vì một lý do nào đó, dân chúng quyết định giữ nhiều tiền mặt hơn, lúc này sẽ làm cho nhu cầu về hàng hóa sẽ giảm sút đột ngột, tổng cầu sẽ giảm. Lúc đầu giá cả chưa thay đổi, sản lượng sẽ giảm mạnh, song các hãng cảm thấy hàng hóa ứ đọng nhiều, họ sẽ giảm giá từ từ làm lãi suất giảm, đầu tư lại tăng lên, cuối cùng tổng cầu sẽ lại tăng lên đến mức ban đầu, nhưng trong quá trình tự điều chỉnh đó, nền kinh tế đã trải qua suy thoái và thất nghiệp. Để phản ứng lại những cơn sốc về phía cầu, Nhà nước cần sử dụng các chính sách để đưa nền kinh tế trở lại trạng thái cân bằng, tránh suy thoái và thất nghiệp - gọi là chính sách ổn định kinh tế.

Thứ hai, nguyên nhân về giá cả. Giá cả trong nền kinh tế thị trường cũng có thể biến động không hợp lý, thậm chí ngay cả khi không có sự can thiệp của Nhà nước. Các nguyên nhân thường thấy là: những biến động giá cả thị trường quốc tế, các doanh nghiệp dự đoán sai và đặt giá sai, độc quyền, sức ép của công đoàn đòi tăng lương,… khi giá cả hàng hóa tăng sẽ làm tổng cầu giảm đi. Nếu chính phủ dùng chính sách để thúc đẩy tổng cầu, thì điều thường thấy là sản lượng có thể đạt được mức ban đầu nhưng với giá cao hơn.

Như vậy, dù là nền kinh tế ở bất cứ trình độ nào, ổn định nền kinh tế luôn luôn là mục tiêu của các chính sách kinh tế vĩ mô trong đó có CSTT.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực Thi chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay potx (Trang 33 - 34)