Khái quát quá trình thực thi chính sách tiền tệ của Việt Nam trước năm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực Thi chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay potx (Trang 44 - 48)

P Q (A + B) C

2.2.1.Khái quát quá trình thực thi chính sách tiền tệ của Việt Nam trước năm

GIAI ĐOẠN 2001-3/2009

2.2.1. Khái quát quá trình thực thi chính sách tiền tệ của Việt Nam trước năm 2001 2001

Thứ nhất, giai đoạn trước 1990 (1/10/1990 ngày có hiệu lực của Pháp lệnh NHNN).

Hệ thống ngân hàng trong thời kỳ này đơn thuần chỉ là một bộ phận cấu thành của hệ thống kế hoạch hóa tập trung. Chức năng chủ yếu của hệ thống ngân hàng là tài trợ cho thâm hụt ngân sách Chính phủ, cung ứng tiền mặt và tín dụng cho các DNNN thực hiện kế hoạch hiện vật Nhà nước giao.

Đặc trưng của quá trình thực thi CSTT giai đoạn trước tháng 3/1989 là lãi suất thực âm và lãi suất cho vay phân biệt theo thành phần kinh tế. Tuy NHNN có điều chỉnh lãi suất danh nghĩa nhưng do tình trạng lạm phát “phi mã” nên lãi suất thực trong thời gian dài thường xuyên mang giá trị âm. Chính sách lãi suất thực âm đã gây ra những tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, giảm khả năng huy động vốn của các TCTD, khơng khuyến khích người dân gửi tiền nhàn rỗi vào hệ thống ngân hàng. Hệ thống ngân hàng trong thời kỳ này hầu như không huy động được tiền gửi.

Từ năm 1989, quá trình lạm phát bắt đầu một giai đoạn mới, được kiềm chế ở mức 2 con số với bước ngoặt bắt đầu từ tháng 3 năm đó khi Chính phủ thực hiện một loạt các giải pháp tình thế khá quyết liệt. Trong đó, nói lên giải pháp tiền tệ với cơng cụ đột phát là lãi suất thực dương.

Ngày 10/3/1989 Bộ Chính trị đã ra chỉ thị 55/CT và sau đó ngày 10/4/1989 Hội đồng Bộ trưởng đã ra quyết định số 39/HĐBT về cải cách chính sách lãi suất. Hai quyết định này xác định những nguyên tắc cơ bản cho việc điều hành lãi suất, bao gồm: lãi suất cần phải thực dương, lãi suất cần được điều chỉnh phù hợp với sự biến động của chỉ số giá, lãi suất được tính cho mọi khoản vay và tiền huy động.

Về phía cho vay, lãi suất cao cũng được áp dụng cho các khoản tín dụng cung cấp cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, lãi suất cho vay được giữ ở mức thấp hơn so với lãi suất huy động. Điều này dường như mâu thuẫn với nguyên tắc hoạt động của hệ thống

ngân hàng trong một nền kinh tế thị trường. Triết lý cơ bản nằm sau giải pháp này là nhằn giảm bớt khó khăn về tài chính cho các doanh nghiệp khi mới chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, kết quả tất yếu của chính sách này là các ngân hàng càng cho vay càng lỗ và cần đến sự cứu trợ từ ngân sách Nhà nước.

Tóm lại, trong bối cảnh khởi điểm của nền kinh tế chuyển đổi, CSTT chưa hình thành, thì các giải pháp tiền tệ nên trên cũng đã góp phần thực thi có hiệu quả CSTT trong thời kỳ mới mở cửa.

Thứ hai, giai đoạn 1990 - 2000 (giai đoạn trước Đại Hội Đảng IX năm 2001 và sửa đổi Luật NHNN năm 2003).

Vào đầu những năm 1990, hai trung tâm giao dịch ngoại tệ tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đi vào hoạt động. Tỉ giá chính thức được xác định trên cơ sở các phiên giao dịch tại trung tâm, do đó tỉ giá đã phản ánh tốt hơn quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, rút ngắn được chênh lệch giữa tỉ giá chính thức và tỉ giá trên thị trường tự do.

Việc thành lập hai trung tâm nói trên là bước ngoặc quan trọng trong quá trình đổi mới theo định hướng thị trường. Hai trung tâm này là tiền thân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng sau này. Thông qua hoạt động mua bán tại hai trung tâm, với vai trò là người tổ chức và điều hành, NHNN đã kịp thời nắm bắt cung cầu ngoại tệ để điều hành chính sách tỉ giá phù hợp với tín hiệu thị trường và mục tiêu của điều tiết vĩ mô trong mỗi thời kỳ.

Từ năm 1992 - 1995 là những năm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế được đề ra trong Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII. Đó là, đẩy lùi lạm phát, ổn định, phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, ổn định và từng bước cải thiện đời sống nhân dân và bắt đầu có tích lũy nội bộ nền kinh tế, từng bước hình thành và mở rộng đồng bộ các thị trường, đổi mới và hồn thiện các cơng cụ quản lý vĩ mô trọng yếu và cải tiến công tác điều hành của Nhà nước. Với những mục tiêu phát triển kinh tế như vậy, thì mục tiêu cuối cùng của quá trình thực thi CSTT xuyên suốt trong giai đoạn này là kiềm chế lạm phát nhằm ổn định tiền tệ và hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế. Để làm được điều đó, từ năm 1992, Chính phủ Việt Nam đã theo đuổi

CSTT thận trọng. Đồng thời, NHNN đã chủ động thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát: tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán (cung tiền M2) giảm nhanh chóng từ 78,7% năm 1990 xuống khoảng 39% trong giai đoạn 1991 - 2000.

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng tiền tệ, tỉ lệ lạm phát

và tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1991 - 2000

67.5 -1.6 -1.6 78.7 4.2 7.8 3.6 4.5 2.7 14 5.2 17.5 6.79 4.8 5.8 8.8 9.3 9.5 8.8 8.1 6 8.7 38.96 23.4 25.6 26.1 22.7 22.6 33.2 33.7 19 -20 0 20 40 60 80 100 Tỷ lệ lạm phát 67.5 17.5 5.2 14 2.7 4.5 3.6 7.8 4.2 -1.6 Tốc độ tăng trưởng 6 8.7 8.1 8.8 9.5 9.3 8.8 5.8 4.8 6.79 Tốc độ tăng M2 78.7 33.7 19 33.2 22.6 22.7 26.1 25.6 23.4 39 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000

Nguồn: Tổng cục Thống Kê Việt Nam và sự tổng hợp của tác giả

Tháng 6/1992 được coi là một mốc quan trọng đánh dấu bước chuyển biến về chất trong cơ chế lãi suất tín dụng. NHNN đã chuyển sang thực hiện chính sách lãi suất thực dương (lãi suất cho vay > lãi suất tiền gửi > tỷ lệ lạm phát).

Từ 1/1/1996, NHNN bãi bỏ quy định sàn lãi suất tiền gửi, chỉ quy định trần lãi suất cho vay và mức chênh lệch 0,35% tháng. Điều chỉnh lãi suất đợt này được hỗ trợ bằng việc Quốc Hội Việt Nam thông qua dự luật mới bãi bỏ thuế doanh thu ngân hàng. Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa tính theo tháng giảm từ 2,1% xuống 1,75%, lãi suất cho vay trung và dài hạn được giữ nguyên không quá 1,7%/ tháng. Chênh lệch lãi suất giữa huy động và cho vay được quy định là 0,35%/ tháng. Quy định lãi suất mới này đã thu hẹp chênh lệch giữa lãi suất cho vay trung và dài hạn thường thấp hơn lãi suất cho vay ngắn hạn, góp phần khuyến khích đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị, phát triển sản xuất hàng hóa và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trong bối cảnh bắt đầu có sự cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng, qui định giới hạn chênh lệch lãi suất cho vay và huy động trong khoảng 0,35%/ tháng dần dần khơng cịn tác dụng và cuối cùng đã được bãi bỏ. Đến năm 1998, trần lãi suất cho vay đối với khu vực nông thôn cũng được bãi bỏ.

Pháp lệnh Ngân hàng năm 1990 đã chính thức quy định việc áp dụng dự trữ bắt buộc đối với các TCTD. Các TCTD phải duy trì tỷ lệ dữ trữ bắt buộc theo quy định của NHNN trong từng thời kỳ. Theo pháp lệnh NHNN tỷ lệ dự trữ bắt buộc tối thiểu ở mức 10% và cao nhất ở mức 35%. Năm 1992, theo quy định của thống đốc NHNN tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10% trên toàn bộ tiền gửi ở các TCTD. Từ ngày 3/2/1994 tỷ lệ dự trữ bắt buộc được phân biệt giữa các loại kỳ hạn. Cụ thể, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 13% đối với tiền gửi thanh tốn và tiền gửi tiết kiệm khơng kỳ hạn (bằng VNĐ và ngoại tệ) và 7,5% đối với tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng.

Bên cạnh đó, cho đến năm 1996, tỉ giá được giữ tương đối ổn định đã góp phần quan trọng vào việc kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, giải pháp này vơ hình chung đã làm cho đồng Việt Nam tăng giá so với các đồng tiền khác trong khu vực. Điều này không chỉ làm cho cán cân thương mại và do đó tổng cầu bị suy giảm, mà cịn dẫn đến tình trạng ngoại tệ, vốn ở trong nước “chảy” ra nước ngoài… Từ năm 1997, NHNN đã chủ động can thiệp vào thị trường ngoại hối nhằm điều chỉnh tỉ giá theo hướng thị trường hơn - giảm dần yếu tố hành chính trong việc xác định tỉ giá giao dịch trên thị trường.

Tóm lại, từ năm 1996 - 2000 NHNN theo đuổi CSTT thắt chặt để ổn định tiền tệ,

tăng dự trữ ngoại tệ, ổn định lãi suất, kiểm sốt tỷ giá để khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu nhằm hạn chế tác động bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao, kiểm soát lạm phát, cải thiện cán cân thanh toán.

Riêng mục tiêu thực thi CSTT đặt ra trong năm 1999 và 2000 được dựa vào thực trạng kinh tế năm 1998, nên những tháng đầu năm NHNN định hướng thực hiện CSTT thắt chặt để kiểm soát lạm phát. Tuy nhiên, từ tháng 6/1999, sau 3 tháng liên tục giảm phát ở mức 0,7% (từ tháng 3 - 5/1999), NHNN đã thay đổi quan điểm thực thi CSTT, chuyển từ thực thi CSTT thắt chặt thận trọng sang thực thi CSTT nới lỏng thận trọng. Nói cách khác, mục tiêu của điều tiết vĩ mơ nói chung và CSTT nói riêng đột ngột

chuyển từ thắt chặt tổng cầu để kiềm chế lạm phát sang “kích” lạm phát thơng qua kích cầu nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực Thi chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay potx (Trang 44 - 48)