0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Thực trạng sử dụng các cơng cụ thực thi chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: THỰC THI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY POTX (Trang 48 -56 )

P Q (A + B) C

2.2.2.1. Thực trạng sử dụng các cơng cụ thực thi chính sách tiền tệ

Như chúng ta biết, các cơng cụ chính để thực thi CSTT bao gồm: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu và nghiệp vụ thị trường mở. Trong thời gian qua, quá trình sử dụng các công cụ của CSTT để điều tiết lượng tiền cung ứng đã thực sự phát huy tác dụng góp phần tạo nên những thành tựu quan trọng trong quá trình thực thi CSTT. Bên cạnh đó, các cơng cụ của CSTT được sử dụng và liên tục được hoàn thiện theo hướng ngày càng phù hợp hơn với nền kinh tế để đạt được hiệu quả tối đa của quá trình điều tiết. Có thể thấy được điều này qua thực trạng sử dụng các cơng cụ CSTT ở Việt Nam. Đó là:

Thứ nhất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là công cụ quan trọng trong quá trình thực thi CSTT. Theo điều 20 luật NHNN Việt Nam ban hành năm 1997 đã xác định: “NHNN quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình TCTD và từng loại tiền gửi với mức từ 0% đến 20% tổng số dư tiền gửi tại mỗi TCTD trong từng thời kỳ. Việc trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc của từng loại hình TCTD, từng loại tiền gửi trong từng thời kỳ do Chính phủ quy định” [29].

Từ năm 2001 đến nay, diễn biến thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc được thể hiện trên bảng sau:

Bảng 2.1: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc không kỳ hạn và dưới 12 tháng

cho các TCTD giai đoạn 2001 - 2006

ĐVT: %

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc 2001 2002 2003 2004 2005 2006

- VNĐ 3 3 2 5 5 5

- Ngoại tệ 10 5 4 8 8 8

Trong thời gian qua, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được sử dụng như một công cụ đắc lực nhằm thực hiện mục tiêu của quá trình thực thi CSTT. Nhìn vào số liệu bảng 2.1 ta thấy rằng, trong giai đoạn 2001 - 2006 tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Việt nam có những thay đổi đáng chú ý, cụ thể là:

Năm 2001, để tiếp tục nâng cao hiệu quả điều tiết tiền tệ của công cụ này, NHNN đã điều chỉnh linh hoạt tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ lên 15% vào tháng 5/2001. Điều này đã có tác động làm tăng chi phí huy động vốn bằng ngoại tệ và buộc các NHTM phải giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ, NHNN đã quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VNĐ xuống 3%. Việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc với xu thế giảm lãi suất trên thị trường quốc tế đã tác động làm cân bằng dần lãi suất nội tệ và ngoại tệ. Nhờ đó tơc độ tăng trưởng huy động vốn bằng VNĐ được cải thiện, ngược lại xu hướng tăng trưởng huy động vốn ngoại tệ giảm dần, từng bước cân bằng nguồn vốn ngoại tệ và nội tệ. Tuy nhiên, đến thời điểm 11/2001, do lãi suất trên thị trường Việt nam có xu hướng giảm mạnh đã ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính của các NHTM, NHNN đã thực hiện việc điều chỉnh giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ từ 15% xuống 10%. Đồng thời, do lãi suất trên thị trường thế giới giảm mạnh và nhu cầu vay ngoại tệ của các doanh nghiệp có xu hướng tăng, từ tháng 4/2002, NHNN giảm tỷ lệ này xuống còn 5% và đối với tiền gửi VNĐ vẫn giữ ở mức 3%.

Bên cạnh đó, vào năm 2003, để mở rộng tín dụng và đẩy mạnh kinh doanh của các TCTD, NHNN lại liên tục giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với cả tài khoản nội tệ và ngoại tệ tương ứng xuống cịn 2% và 4%. Có thể khẳng định rằng, đây là lần giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc xuống mức thấp nhất trong suốt 25 năm qua nhằm mục đích thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và phát triển nhanh chóng. Đồng thời, việc điều chỉnh cơng cụ này của NHNN tạo lợi thế cho VNĐ trong mối tương quan tỷ giá - lãi suất giữa VNĐ và USD, hạn chế dòng chuyển đổi từ VNĐ sang USD. Từ đó làm hạn chế tình trạng đơ la hóa trong nền kinh tế.

Tuy nhiên, từ năm 2004 đến 2006, khi chỉ số giá tiêu dùng tăng nhanh và tốc độ tăng trưởng tín dụng tương đối cao (>26%), NHNN tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 5% đối với VNĐ và 8% đối với USD, đồng thời thực hiện trả lãi cho dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ

trong phạm vi mức dự trữ bắt buộc là 1,2%/năm, ngoại tệ 0%, tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc VNĐ là 0% và ngoại tệ là 1%.

Sự gia tăng tỷ lệ này vẫn tiếp tục diễn ra năm 2007 đạt 10% đối với cả hai loại tiền. Bên cạnh đó, với diễn biến phức tạp của thị trường tiền tệ và tình trạng lạm phát, trong năm 2008 đã có 3 lần thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Đầu tiên từ 2/2008 đến 10/2008 tỷ lệ này tiếp tục tăng lên 11%. Mục đích tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lần này nhằm rút bớt khối lượng tiền trong lưu thông về NHNN, hạn chế khả năng tạo tiền của các NHTM, làm giảm áp lực lạm phát. Tuy nhiên, từ tháng 10/2008, nhằm tạo điều kiện cho các TCTD giảm lãi suất cho vay, duy trì tăng trưởng kinh tế, NHNN đã điều chỉnh giảm 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND và giảm 2% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ (Quyết định số 2560/QĐ-NHNN ngày 3/11/2008); đồng thời, cho phép các TCTD được sử dụng tín phiếu bắt buộc để tham gia giao dịch trong các nghiệp vụ tái cấp vốn, thị trường mở và được rút trước hạn theo yêu cầu. Đến ngày 20/11/2008, NHNN tiếp tục điều chỉnh giảm 2% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của các TCTD (Quyết định số 2811/QĐ-NHNN ngày 20/11/2008).

Bảng 2.2: Diễn biến Dự trữ bắt buộc năm 2007 - 3/2009

ĐVT: %

2007 2008 - 2009 (6 lần thay đổi)

Tỷ lệ DTBB (%tổng số dư

tiền gửi phải DTBB)

- Không kỳ hạn và dưới 12 tháng + VND 10 11 10 8 6 5 3 + Ngoại tệ 10 11 9 9 7 7 7 - Từ 12 -24 tháng + VND 4 5 4 2 2 1 1 + Ngoại tệ 4 5 3 3 3 3 3

Đến đầu năm 2009, trước tình hình kinh tế trong nước có dấu hiệu giảm phát mạnh, trong khi đó, nền kinh tế thế giới đang đứng trước cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ lớn nhất từ trước đến nay, để kích thích đầu tư, NHNN lại 3 lần giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc xuống mức thấp nhất đối với tiền gửi VNĐ và ngoại têh lần lượt là 3% và 7%. Diễn biến các đợt điều chỉnh thể hiện ở bảng 2.2.

Thứ hai, lãi suất chiết khấu

Lãi suất là công cụ thực sự hữu hiệu để các quốc gia sử dụng nó nhằm đối phó với lạm phát. Trong thời gian gần đây các quốc gia đã tăng lãi suất để đối phó với lạm phát như Mỹ, EU, Trung Quốc,…Tuy nhiên đối với Việt Nam, lãi suất cơ bản và lãi suất chiết khấu do NHNN Việt Nam công bố chưa thật sự linh hoạt, phù hợp với tình hình cung cầu vốn và định hướng lãi suất thị trường.

Bảng 2.3: Lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu của NHNN

đối với NHTM giai đoạn 2002 - 2006

ĐVT: %

Năm 2002 2003 2004 2005 2006

- Lãi suất cơ bản 6,5 6,5 6,25 6,87 8,25

- Lãi suất tái cấp vốn 4,8 6 5 6,5 6,5

- Lãi suất chiết khấu 4,2 4,2 3 4,5 4,5

Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN.

Nhìn vào số liệu bảng 2.3, ta thấy, mức lãi suất cơ bản không đổi từ đầu năm 2002 đến hết năm 2004, mặc dù tình hình kinh tế có rất nhiều biến đổi như: tình hình lạm phát, giá vàng, giá xăng dầu và ngay cả lãi suất của các NHTM trong nước đã tăng cao. Đến năm 2005, lãi suất cơ bản và lãi suất chiết khấu có tăng nhẹ nhưng nói chung vẫn cịn khá thấp so với mặt bằng lãi suất chung. Chính điều này đã làm cho lãi suất chiết khấu giảm đi tác dụng vốn có của nó trong q trình thực thi có hiệu quả CSTT.

Đến giai đoạn 2007 - 2008, lãi suất có sự biến động rõ rệt. Nhìn vào số lượng bảng 2.4 ta thấy, vào năm 2007 với một nền kinh tế tương đối ổn định, NHNN đã điều chỉnh mức lãi suất tái chiết khấu chỉ ở mức 4,5%. Chính điều đó làm cho lãi suất cơ bản và lãi

suất tái cấp vốn cũng ở mức thấp lần lược là 8,25% và 6,5%. Đến năm 2008, khi nền kinh tế bắt đầu rớt vào giai đoạn lạm phát nghiêm trọng, NHNN quyết định tăng lãi suất tái chiết khấu lên đến 13%, theo đó, lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn cũng tăng lên vượt bậc. Khi thị trường tiền tệ có dấu hiệu tích cực, NHNN dỡ bỏ trần lãi suất huy động VND và thay cơ chế điều hành lãi suất cơ bản. Theo đó, các TCTD ấn định lãi suất kinh doanh bằng VND đối với khách hàng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do NHNN công bố. Tại thời điểm thực hiện cơ chế lãi suất mới, lãi suất cơ bản được ấn định ở mức 12% và sau đó được điều chỉnh lên 14% (ngày 11/6), theo đó các mức lãi suất điều hành của NHNN như lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn cũng tăng lên (lãi suất tái cấp vốn tăng từ 13%-15%/năm, lãi suất chiết khấu tăng từ 11%-13%). Đồng thời để đảm bảo thi hành nghiêm túc cơ chế điều hành lãi suất cơ bản, ngày 10/6/2008, Thống đốc NHNN ban hành văn bản số 5158/NHNN-CSTT yêu cầu các TCTD khơng được thu phí liên quan đến hoạt động cho vay.

Trước xu hướng tăng chậm lại của chỉ số giá tiêu dùng, đặc biệt -0,19% trong tháng 10 và -0,76% trong tháng 11, nhằm hạn chế tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mơ, tạo điều kiện cho các TCTD giảm lãi suất cho vay, duy trì tăng trưởng bền vững, NHNN đã nhiều lần giảm các loại lãi suất. Điều này được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.4: Diễn biến các mức lãi suất điều hành của NHNN 2007 - 2008

ĐVT: %/năm

Năm

Lãi suất 2007

2008

- Lãi suất cơ bản 8,25 8,75 12 14 13 12 11 10 8,5 - Lãi suất tái cấp vốn 6,5 7,5 13 15 14 13 12 11 9,5 - Lãi suất tái chiết khấu 4,5 6,0 11 13 12 11 10 9 7,5 - Lãi suất cho vay tối đa 12 13 18 21 19,5 18 16,5 15 12,75

Đến đầu năm 2009, trước tình hình kinh tế đang có chiều đi xuống, để kích thích đầu tư, NHNN lại tiếp tục tiến hành giảm 2 đợt lãi suất cụ thể là:

Bảng 2.5: Diễn biến các mức lãi suất điều hành của NHNN năm 2009

ĐVT: %/năm

Thời điểm áp dụng Lãi suất cơ bản

Lãi suất cho vay tối

đa Lãi suất tái cấp vốn Lãi suất tái chiết khấu 01/02/2009 7 10,5 8 6 10/04/2009 đến nay 7 10,5 7 5 Nguồn: NHNN.

Đồng thời, NHNN ban hành Công văn số 10259/NHNN - CSTT ngày 20/11/2008 về việc thực hiện các biện pháp về tín dụng và lãi suất; trong đó, NHNN yêu cầu các TCTD: Một là, điều chỉnh lãi suất kinh doanh bằng đồng Việt Nam phù hợp với quy định của NHNN, đảm bảo khả năng huy động vốn, hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả. Hai là, tập trung vốn tín dụng cho các lĩnh vực cho các lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp và nông thôn, nhất là các hộ nông dân sản xuất lúa vụ mùa Đông xuân, xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh và kể cả các dự án đầu tư bất động sản khả thi, có hiệu quả và có khả năng trả nợ đúng hạn. Ba là, chủ động thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Các giải pháp điều hành chính sách lãi suất nêu trên đã tác động điều chỉnh mặt bằng lãi suất huy động vốn và cho vay ở mức hợp lý, đảm bảo lãi suất biến động theo xu hướng ổn định và hài hoà quyền lợi giữa người gửi tiền - TCTD - người vay tiền, góp phần kiềm chế tốc độ tăng trưởng tín dụng nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.

Nhìn chung, trong giai đoạn 2001 - 3/2009, lãi suất chiết khấu có một số nét đặc trưng cơ bản sau:

Một là, NHNN đã dùng lãi suất chiết khấu để tác động vào hoạt động kinh doanh

Hai là, lãi suất chiết khấu đã thể hiện tốt vai trị là cơng cụ của CSTT. Khi NHNN

điều chỉnh tăng lãi suất chiết khấu, đó là tín hiệu khẳng định rằng để đáp ứng nhu cầu vốn của mình, các ngân hàng phải tăng việc huy động vốn trong dân cư, giảm bớt việc cho vay tái cấp vốn từ NHNN. Đây là công cụ thực hiện CSTT thắt chặt, phù hợp với mục tiêu ổn định lạm phát.

Thứ ba, nghiệp vụ thị trường mở

Theo điều 21 Luật NHNN Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 12/12/1997 quy định: NHNN thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thơng qua việc mua bán tín phiếu Kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu NHNN và các loại giấy tờ có giá ngắn hạn khác trên thị trường tiền tệ để thực hiện CSTT quốc gia [27].

Có thể khẳng định rằng, nghiệp vụ thị trường mở là một công cụ chủ yếu để điều tiết vốn của các TCTD. Từ ngày 12/7/2000, nghiệp vụ thị trường mở chính thức đi vào hoạt động đánh dấu một bước phát triển mới trong việc sử dụng các công cụ của CSTT. Sau hơn 8 năm hoạt động, cơng cụ này ngày càng được sử dụng có hiệu quả góp phần đảm bảo an tồn vốn thanh tốn, ổn định lãi suất nhằm thực hiện các mục tiêu của CSTT. Hoạt động thị trường mở trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả lớn, được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.6: Một số hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở Việt Nam

giai đoạn 2001 - 2007 Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Doanh số giao dịch bq/1phiên (tỷđồng/1 phiên) 82 105 197 504 646 767 Số phiên giao dịch trog năm 48 85 107 123 159 162 Định kỳ giao dịch 1 phiên/ 2 phiên/ 2 phiên/ 3 phiên/ 3 phiên/ 3 phiên/ 1 tuần 1phiên/ 1 ngày

1 tuần 1 tuần 1 tuần 1 tuần 1 tuần Tổng doanh số

giao dịch (tỷ đồng) 12.280 15.596 21.211 61.936 77.520 124.234

Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN.

Nhìn vào số liệu trong bảng 2.6 ta thấy trong thời gian qua:

Thứ nhất, khối lượng giao dịch qua thị trường mở khơng ngừng tăng lên, qua đó

tăng khả năng điều tiết của công cụ này đến vốn khả dụng của các TCTD cũng như các điều kiện của thị trường tiền tệ. Điều đó làm cho tổng doanh số giao dịch qua các năm tăng từ 12.280 tỷ đồng năm 2001 lên 124.234 tỷ đồng năm 2006. Kéo theo doanh số giao dịch bình quân/1 phiên tăng mạnh từ 105 lần năm 2001 lên 767 lần năm 2006. Bên cạnh đó, số phiên giao dịch trong năm cũng tăng từ 48 lần lên 162 lần năm 2006.

Thứ hai, tỷ trọng doanh số mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở trên

tổng doanh số cho vay của NHTM (qua các nghiệp vụ cầm cố, chiết khấu chứng từ có giá, hốn đổi ngoại tệ và nghiệp vụ thị trường mở) tiếp tục tăng lên từ 37% năm 2001 lên 87% năm 2005. Điều này cho thấy nghiệp vụ thị trường mở trở thành kênh hỗ trợ vốn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: THỰC THI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY POTX (Trang 48 -56 )

×