Hồn thiện hệ thống thơng tin nhằm hỗ trợ cho các phân tích, dự báo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực Thi chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay potx (Trang 107 - 111)

P Q (A + B) C

3.2.8. Hồn thiện hệ thống thơng tin nhằm hỗ trợ cho các phân tích, dự báo

Hiện nay vấn đề nắm bắt thông tin thị trường còn rất nhiều bất cập, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô phân tổ chưa đồng nhất giữa các năm, hiện nay Tổng cục thống kê đang trong quá trình hồn thiện việc phân tổ các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô phù hợp với thông lệ quốc tế. Nhiều chỉ tiêu chưa có để phục vụ cho việc điều hành và thực thi CSTT, chẳng hạn chưa có chỉ số về lạm phát cơ bản, chỉ số giá loại bỏ tác động của thuế, giá dầu,… Các số liệu về hoạt động của khu vực Chính phủ, tình trạng cơng ăn việc làm, mức độ cập nhật chậm… Do vậy, để có cơ sở dữ liệu phân tích, dự báo cho việc thực thi một CSTT có hiệu quả cao thì việc hồn thiên hệ thống thơng tin thị trường của quốc gia là rất cần thiết nhằm thiết lập một hệ thống thông tin kết nối giữa các bộ, ngành, Tổng cục thống kê phải trở thành kho dữ liệu Quốc gia và các Bộ, Ngành được kết nối với kho dữ liệu này. Riêng NHNN với Bộ Tài chính cần tạo dựng mối quan hệ thường xuyên và mật thiết hơn trong việc trao đổi thông tin, tạo sự phối hợp đồng bộ giữa điều hành CSTT với điều hành chính sách tài khóa.

Đối với hệ thống thông tin nội bộ của ngành ngân hàng, từ năm 2005 đã có bước chuyển biến căn bản để hình thành kho dữ liệu của NHNN. Tuy nhiên hệ thống công nghệ tin học phục vụ cho cơng tác thống kê cịn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng kịp yêu cầu đổi mới trong công tác thống kê. Thêm vào đó, hiện nay, NHNN mới áp dụng một phương pháp thống kê duy nhất là yêu cầu báo cáo, thiếu phương pháp thống kê qua khảo sát. Mặc khác, mẫu thống kê cũng chưa đồng nhất giữa các năm nên cũng còn hạn chế nhiều trong việc cung cấp đầy đủ thông tin cho việc phân tích và dự báo. Vì vậy, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống thống kê của ngành ngân hàng, đặc biệt là cần đẩy nhanh áp dụng công nghệ tin học vào hệ thống ngân hàng. Cụ thể là:

Trước tiên, phải phân tích, rà sốt lại các chỉ tiêu thống kê hiện tại, loại bỏ các chỉ tiêu không cần thiết, bổ sung những chỉ tiêu phù hợp với những tình hình mới phát sinh và thơng lệ quốc tế.

Đồng thời, cần tổ chức lại bộ máy thống kê hiện nay. Hiện nay, thực hiện thống kê của NHNN chỉ có một phịng hơn 10 người thuộc vụ CSTT, với lực lượng như vậy không thể đáp ứng được yêu cầu về mặt chính xác, kịp thời và đầy đủ của thơng tin thống kê, chưa có đủ lực lượng để tiến hành khảo sát và phân tích, dự báo thống kê. Do vậy cần hình thành một Vụ Thống kê dự báo trong NHNN, như vậy mới đảm bảo thực hiện được nhiệm vụ của công tác thống kê nhằm phục vụ cho cơng tác phân tích và dự báo có hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN

Luận văn “Thực thi chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay” đã tập trung

nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn việc thực thi CSTT của Việt Nam trong giai đoạn 2001 - 3/2009. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm thực thi có hiệu quả CSTT trong thời gian tới sao cho phù hợp với yêu cầu đổi mới, phát triển đất nước theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Các nội dung cụ thể mà luận văn đã thực hiện được là:

1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về CSTT và quá trình thực thi CSTT; những yêu cầu cần phải nâng cao hiệu quả thực thi CSTT;… trong đó luận văn đặc biệt nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa quá trình thực thi CSTT với tăng trưởng và phát triển kinh tế, từ đó làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá q trình thực thi CSTT của Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận văn đã tập trung xem xét kinh nghiệm thực thi CSTT của một số nước trên thế giới và rút ra một số gợi ý cần thiết cho việc thực thi CSTT của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

2. Phân tích thực trạng thực thi CSTT của Việt Nam giai đoạn 2001 - 3/2009. Trên cơ sở đánh giá những tác động của quá trình thực thi CSTT đối với nền kinh tế. Từ đó, nêu rõ những thành quả và những tồn tại cần tiếp tục khắc phục trong thời gian tới. Đồng thời, luận văn cũng đã nêu ra được những nguyên nhân thành công hay tồn tại đối với quá trình thực thi CSTT trong thời gian qua.

3. Từ những lý luận thực tiễn; những mặt được và chưa được nêu trên, chương 3 là chương quan trọng của luận văn nhằm đề xuất các giải pháp nhằm thực thi có hiệu quả CSTT của Việt Nam đến năm 2015, những giải pháp trên có được là do căn cứ vào tình hình thực thi CSTT trong thời gian qua kết hợp với những diễn biến của tình hình tài chính tiền tệ trên thế giới nhằm phục vụ cho những định hướng lớn của nền kinh tế.

Tóm lại, việc nghiên cứu quá trình thực thi CSTT là một lĩnh vực rất rộng lớn, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều vấn đề, nhiều lĩnh vực.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực Thi chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay potx (Trang 107 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)