SÁCH TIỀN TỆ
SÁCH TIỀN TỆ triển kinh tế
Về thực chất, nền kinh tế thị trường chính là nền kinh tế tiền tệ. Trong nền kinh tế đó, ổn định và tăng trưởng là hai mục tiêu bền chặt với nhau, tiền đề cho nhau. Bởi lẽ, khơng thể có tăng trưởng kinh tế mà khơng có đầu tư; khơng thể có đầu tư mà khơng có tiết kiệm; khơng thể có tiết kiệm mà thiếu sự ổn định giá cả, ổn định tiền tệ và vốn được tạo ra để đầu tư là nguồn vốn có nguồn gốc từ tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, việc thực thi CSTT ln có mối quan hệ biện chứng với quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế mà trước tiên quá trình thực thi CSTT ln có vai trị tạo đà tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh và bền vững.
Tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh, bền vững luôn được xem là mục tiêu hàng đầu của các quốc gia, nhất là các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Do đó, mọi hoạt động và chính sách kinh tế, trong đó có CSTT ln hướng vào mục tiêu này.
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hoặc tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong một thời gian nhất định (thường tính trong một năm). Còn phát triển kinh tế là sự tăng trưởng gắn liền với sự hoàn thiện cơ cấu, thể chế kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Việc gia tăng khối lượng tiền có ảnh hưởng rất lớn đến thực trạng kinh tế. Cụ thể là:
Xét về mặt định tính: Khi khối lượng tiền tăng lên, lãi suất tín dụng thường giảm xuống, đồng tiền “rẻ” đi, sẽ kích thích đầu tư, tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Mặt khác tăng khối tiền tệ làm tăng tổng cầu, mãi lực thị trường tăng, hàng tồn đọng giảm, khích lệ gia tăng sản xuất. Ngược lại, khi khối lượng tiền cung ứng giảm, lãi suất sẽ tăng, làm cho đầu tư giảm, từ đó kéo theo sự giảm sút của tổng sản phẩm quốc dân (GDP).